Quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu sử dụng công
nghệ tăng cao... là các yếu tố thúc đẩy các nước đẩy mạnh đầu tư cho sự phát
triển của thành phố thông minh.

Theo Precedence Research, thành phố thông minh sẽ đạt gần 7,2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Ảnh minh họa.
Theo Precedence Research, thành phố thông minh sẽ đạt gần
7,2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Trên thế giới, nhiều mô hình thành phố thông
minh đã và đang được xây dựng như thành phố Công nghệ Konza tại Kenya, Khu kinh
doanh quốc tế thông minh Songdo tại Hàn Quốc. Để vận hành thành phố thông minh,
các giải pháp số hoá, Big Data và hiển thị thông minh đã được đưa vào sử dụng,
với kinh phí đầu tư không nhỏ.
Trong đó, có nhiều giải pháp công nghệ đạt giải thưởng Taiwan
Excellence - Giải thưởng thường niên tôn vinh các doanh nghiệp có những bước
tiến xuất sắc trong nghiên cứu và phát triển, chất lượng, thiết kế và sản xuất,
đã được ứng dụng rộng rãi.
Trong quy hoạch và vận hành một thành phố thông minh, việc
tích hợp các giải pháp vào cùng một hệ thống chung giúp tăng hiệu quả kiểm soát
các nguồn tài nguyên. Như tại North Holland, Hà Lan, mọi thông tin của phương
tiện giao thông, tình hình đường sá đều được cập nhật liên tục vào một hệ thống
điều hành chung của toàn thành phố.
Ông Boris Kock - Quản lý hệ thống giao thông thông minh
North Holland, Hà Lan cho hay: "Chúng tôi đã số hóa cơ sở hạ tầng và kết
nối tất cả mọi thứ với nhau. Chúng tôi nhận thấy hệ thống đã tăng 15% hiệu quả
hoạt động của giao thông".
Cũng giống North Holland, nhiều thành phố, doanh nghiệp cũng
đang sử dụng hệ thống điện toán Edge AI nhúng của AAEON nhằm gia tăng hiệu suất
lập kế hoạch về không gian làm việc, hệ thống giao thông hay an ninh hiệu quả
hơn. Hệ thống có thể được bảo trì từ xa và chức năng khởi động an toàn tích hợp
bảo vệ phần mềm khỏi các cuộc tấn công.
"75% doanh thu của chúng tôi là từ mảng thiết kế sản
phẩm công nghệ theo đơn đặt hàng. Có nhiều công ty công nghệ hàng đầu đang sử
dụng các thiết bị biên AI của chúng tôi trong các lĩnh vực như nhà máy thông
minh, thành phố thông minh và an ninh. Họ có thể tạo ra các giải pháp AI của
riêng họ khi sử dụng hệ thống của chúng tôi", bà April Lin - Quản lý Kinh
doanh Quốc tế, Công ty Công nghệ AAEON cha sẻ.
Việc ứng dụng Big Data sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ trong vài năm
tới. Thị trường Big Data trong thành phố thông minh được dự báo sẽ đạt 800
triệu USD vào năm 2026.
Hiển thị thông minh được cho là bộ mặt của một thành phố
thông minh bởi nó cung cấp thông tin theo thời gian thực cho người dân và nhà
quản lý. Thay vì phải tải xuống nhiều ứng dụng, người dân có thể cập nhật thông
tin nhanh chóng từ các bảng hiển thị thông minh.
Màn hình quảng cáo ngoài trời 3D là một phần tương lai quang
cảnh của những thành phố thông minh. Công nghệ 3D trên màn hình LED giúp trình
chiếu các video được thiết kế đặc biệt để cho ra hiệu ứng sống động, chân thực
giống như vật thể trong không gian thật.
Hầu hết việc đầu tư cho hiển thị thông minh sẽ khá tốn kém
vì gồm chi phí cho màn hình, phần cứng, phần mềm, mạng Internet. Với các doanh
nghiệp, màn hình LED là sự lựa chọn tốt nhất trong số các màn hình thông tin
trên đường phố do độ sáng cao nhất, tuổi thọ cao và tiết kiệm năng lượng.
Cùng với đó là công nghệ hiển thị thông minh như Innolux
miniLed. Công nghệ này không chỉ tăng khả năng hiển thị màu sắc mà còn đặc biệt
giúp bảo vệ mắt của con người khi sử dụng các loại màn hình. Thị trường màn
hình hiển thị thông minh dự kiến sẽ đạt 18 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng
trưởng trung bình năm là 21%.
Ngoài các bản hiển thị chỉ dẫn, người dân trong thành phố
thông minh đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến những công nghệ hiển thị tân
tiến ứng dụng trong các vật dụng thiết yếu hàng ngày.
Điển hình như chiếc kính đạp xe thông minh được kết hợp công
nghệ màn hình Wisechip OLED mini và sử dụng công nghệ Internet vạn vật để cung
cấp thông tin quan trọng cho người đi xe đạp ngay lập tức dưới dạng màn hình
hiển thị các chỉ số về sức khỏe, thời gian, quãng đường... Sản phẩm này có kích
thước nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 16g và tiêu thụ điện năng thấp.

Trên thế giới, nhiều mô hình thành phố thông minh đã và đang được xây dựng. Ảnh minh họa.
Theo McKinsey, tại các thành phố thông minh, nhu cầu kết nối
xã hội sử dụng công cụ kĩ thuật số trong các lĩnh vực thương mại, quản lý hành
chính… gia tăng đáng kể, trong đó có các nội dung streaming và dịch vụ trực
tuyến. Năm nay, thị trường thiết bị streaming thông minh có giá trị khoảng 7,2
tỷ USD.
Sử dụng streaming để khiến người xem video đi đến quyết định
mua hàng đang trở thành công thức thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử
trực tuyến, bán hàng qua livestream. Các phân tích thị trường dự báo chỉ 4 năm
nữa, livestream bán hàng sẽ chiếm tới 1/4 lợi nhuận của thương mại điện tử.
Bà Bonnie Zhao - Giám đốc hàng hoá trực tuyến Taobao cho
hay: "Khó khăn trong việc streaming bán hàng chính là kỹ thuật. Điều kiện
chất lượng video rất quan trọng, nếu như hình ảnh chất lượng tốt, thì người xem
có thể nhìn thấy rõ sản phẩm và sẵn sàng chi tiền".
Không chỉ vậy, các trường học cũng sử dụng streaming như một
công cụ giảng dạy phổ biến hơn. Như sản phẩm Bộ thu phát AV thông minh AREC có
thể giúp đảm bảo phục vụ đường truyền hình ảnh, âm thanh ổn định tới được lượng
lớn người xem cùng lúc.
"Học trực tuyến có thể đạt giá trị thị trường lên tới
hơn 520 tỷ USD vào năm 2027. Việc ghi lại bài giảng và lớp học thông minh cần
công nghệ cao và yêu cầu tích hợp nhiều chức năng, vì thế giải pháp của AREC
rất linh hoạt và có thể tích hợp dễ dàng với hệ thống có sẵn của trường",
ông Daniel Yang - Giám đốc bán hàng, Tập đoàn giải pháp công nghệ AREC cho
biết.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá
sẽ có nhu cầu lớn nhất trong việc sử dụng Bộ thu phát AV thông minh. Nguyên
nhân một phần bởi các quốc gia tại khu vực này có tốc độ số hóa nhanh, tăng
cường ứng dụng các công nghệ điện toán đám mây, AI, 5G vào các nền tảng phát
trực tuyến.
Theo VTV new