Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Quốc tế
Thứ 5, Ngày 08/09/2022, 09:00
Một số kết quả nổi bật của Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF-2022)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/09/2022

(TUAG)- Nhận lời mời của Lãnh đạo Cấp cao và Chính phủ Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF-2022) tổ chức tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga vào ngày 07/9/2022. Chủ đề chính của diễn đàn năm 2022 là "Con đường hướng tới thế giới đa cực".

thu-tuong-pham-minh-chinh-vua-qua-09.jpg

EEF là diễn đàn quốc tế quan trọng để tạo dựng và tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng đầu tư của Nga và thế giới, đánh giá toàn diện về tiềm năng kinh tế của vùng Viễn Đông của Nga, giới thiệu các cơ hội đầu tư và điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển. Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF-2022) có sự tham dự của đại diện 58 quốc gia.

Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, đây là diễn đàn có uy tín quốc tế cao và đóng góp đáng kể vào việc xây dựng quan hệ kinh doanh giữa Nga và các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, Tổng thống Nga cho rằng mô hình đơn cực lỗi thời đang được thay thế bằng một trật tự thế giới mới dựa trên các nguyên tắc cơ bản của công bằng và bình đẳng, công nhận quyền của mọi quốc gia và mọi người đối với con đường phát triển có chủ quyền của mình. Chính tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang hình thành các trung tâm chính trị và kinh tế hùng mạnh, đóng vai trò là động lực của quá trình không thể đảo ngược này. "Nga sẵn sàng tiếp tục, cùng với tất cả các đối tác quan tâm, nỗ lực cải thiện hợp tác khu vực dưới nhiều hình thức khác nhau".

thu-tuong-pham-minh-chinh-vua-qua-091.jpg

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn tích cực và chủ động tham gia các sáng kiến đa phương, trong đó có các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Từ đó, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế và phát triển bền vững ở châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, đánh giá cao các kết quả hợp tác kinh tế giữa hai nước những năm  qua và đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, tận dụng hiệu quả và sớm nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU). Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam hoan nghênh việc gắn kết kinh tế Nga, nhất là vùng Viễn Đông, với các nước châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Nga. Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối đẩy mạnh hợp tác ASEAN - Nga, trong đó có xây dựng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - EAEU.

Diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh Liên bang Nga phải đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt của phương Tây sau chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. Hãng thông tấn Nga TASS dẫn thông cáo báo chí của Phó Thủ tướng Nga Yuri Trutnev cho biết: "Vùng Viễn Đông đã nhận được khoảng 2,7 nghìn tỷ rúp đầu tư. Hơn 100.000 việc làm đã được tạo ra và hiện hơn 290 thỏa thuận đã được ký kết tại diễn đàn với tổng trị giá 3,27 nghìn tỷ rúp. Đây cũng là một kỷ lục". Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích quốc tế, EEF-2022 đã góp phần mang lại một "đòn bẩy" không nhỏ cho nền kinh tế Nga; tăng cường hiệu quả cho chính sách xoay trục hướng Đông sang châu Á của nước này cũng như tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhằm làm giảm đi sức ép tới từ các biện pháp trừng phạt.

Diễn đàn kinh tế phương Đông lần này là một dịp quan trọng để Moscow củng cố các quan hệ với phần còn lại của thế giới không tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga. Với Nga, vùng Viễn Đông là bàn đạp để Nga vươn mình sang châu Á. Không đơn thuần là để chống đỡ các lệnh trừng phạt, mà còn là bởi châu Á là tương lai của thế giới.
"Vai trò của các khu vực năng động và đầy triển vọng trên thế giới đã tăng lên đáng kể. Tất nhiên không thể không nhắc tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các quốc gia trong khu vực này đã trở thành trung tâm mới của tăng trưởng kinh tế và công nghệ và là điểm thu hút nhân sự, vốn và sản xuất" - Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang làm thay đổi thế giới và nhất là đưa chính sách đối ngoại của Nga sang một ngã rẽ mới. Quá trình hội nhập của Nga với châu Á được đẩy với tốc độ nhanh hơn. Định dạng của Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) và quan hệ đối tác Á - Âu mở rộng mà Moscow đặt nền móng trong nhiều năm qua sẽ biến chuyển mạnh.
Và xa hơn, những luật chơi mới đang hình thành ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được coi là tương lai của thế giới này.

P.TT

Lượt người xem:  Views:   263
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by