Thế giới bàng hoàng trước tin cựu Thủ tướng Abe Shinzo qua đời
 |
Thế giới bàng hoàng trước thông tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời. (Ảnh: Reuters) |
Thông tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời sau khi bị ám sát đã khiến cả thế giới bàng hoàng.
Trước đó, chiều ngày 8/7, Văn phòng Nội
các Nhật Bản xác nhận cựu Thủ tướng Abe Shinzo đã qua đời do vết thương
quá nặng sau vụ ám sát. Cựu Thủ tướng Abe, 67 tuổi, đã bị bắn vào khoảng
11h30 cùng ngày (theo giờ địa phương), khi ông đang có bài phát biểu
vận động tranh cử cho đảng LDP tại thành phố Nara, miền Tây Nhật Bản.
Nghi phạm Tetsuya Yamagami, 41 tuổi đã bị bắt giữ ngay sau đó.
Trước mất mát to lớn này, từ khắp nơi
trên thế giới, lãnh đạo các nước như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Ấn Độ, New
Zealand, Australia, Ba Lan, Việt Nam... đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới
gia đình cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.
Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã đến ghi
sổ tang tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Đại sứ Nhật Bản ở
Washington, D.C. Ông Biden cũng đã yêu cầu treo cờ rủ tại Nhà Trắng,
các tòa nhà liên bang, khu công cộng và những cơ sở quân sự cho tới hết
ngày 10/7 để tưởng nhớ ông Abe.
Ngày 9/7, Ấn Độ để quốc tang 1 ngày nhằm
tưởng nhớ cựu Thủ tướng Abe Shinzo. Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã bày
tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của cựu Thủ tướng Nhật Bản.
Thủ tướng Modi cho biết, ông Abe không chỉ là một người bạn thân thiết
của mình, mà còn là một người bạn đáng tin cậy của nhân dân Ấn Độ.
Brazil đã tuyên bố quốc tang trong 3 ngày để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Nhật Bản.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 8/7 cũng đã dành 1 phút mặc niệm cựu
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã
thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam gửi điện chia buồn
tới Chủ tịch đảng LDP, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Trong điện,
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới
Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và gia quyến Ngài cựu Thủ tướng Abe Shinzo,
bày tỏ trân trọng tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà
Ngài Abe dành cho đất nước và con người Việt Nam cũng như quan hệ Đối
tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Dịch bệnh tiếp tục đe dọa thế giới
 |
Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng gần 30% trong 2
tuần qua, với các biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 đang trở
thành chủng thống trị ở Mỹ và châu Âu. (Ảnh: gavi.org) |
Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng gần 30% trong 2 tuần qua, với
các biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 đang trở thành chủng thống
trị ở Mỹ và châu Âu. Đã đến lúc cộng đồng thế giới cần hành động để chặn
đứng sự gia tăng của các ca lây nhiễm.
Đây là thông điệp do Tổng Giám đốc Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong cuộc
họp báo ngày 6/7. Ông Tedros cho biết ngay cả khi vẫn phát huy hiện quả
trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nặng và tử vong do COVID-19 thì khả
năng bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần khi virus SARS-CoV-2 tiến hóa.
Về diễn biến cụ thể của dịch bệnh trên
toàn thế giới, ông Tedros cho biết, các biến thể phụ của Omicron là BA.5
và BA.4 đang tạo nên các làn sóng lây nhiễm mới tại Châu Âu và Mỹ.
Trong khi đó, biến thể BA.2.75 – một dòng phụ thế hệ thứ hai của Omicron
đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh diễn biến đáng lo ngại về nguy
cơ tái bùng phát của đại dịch COVID-19, ngày 7/7, WHO cũng đã công bố
bản báo cáo đầu tiên về tình hình lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, tổ
chức này cho biết đã xác định hơn 6.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở
59 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong đó, châu Âu vẫn là tâm chấn của đại
dịch, với hơn 80% các trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới.
Chính trong bối cảnh đó, Tổng giám đốc
WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhắc lại mối lo ngại về đợt bùng phát
bệnh đậu mùa khỉ này và thông báo sẽ triệu tập Ủy ban Khẩn cấp nhằm đánh
giá mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng chậm nhất là vào tuần
18/7.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức
 |
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức trước Văn phòng ở phố Downing, London, ngày 7/7. (Ảnh: Reuters) |
Ngày 7/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo từ chức lãnh đạo đảng
Bảo thủ cầm quyền. Ông Johnson sẽ vẫn tiếp tục vai trò lãnh đạo Chính
phủ Anh cho đến khi đảng Bảo thủ cầm quyền bầu lãnh đạo mới vào mùa Thu
tới.
Vậy là sau một loạt bê bối không thể
chống đỡ, người đứng đầu Chính phủ Anh đã phải chấp nhận ra đi sau khi
chứng kiến hơn 50 thành viên nội các chính phủ đệ đơn từ chức...
Phát biểu trước số 10 phố Downing, Thủ
tướng Anh thừa nhận nguyện vọng của đảng Bảo thủ cầm quyền là đảng này
nên có lãnh đạo mới và Chính phủ nên có Thủ tướng mới. Kế hoạch lựa chọn
lãnh đạo mới sẽ được thông báo vào tuần tới.
Trong suốt vài tháng qua, ông Boris
Johnson vướng vào một loạt bê bối liên quan tới việc vi phạm các biện
pháp hạn chế trong thời gian dịch COVID-19 và gần đây nhất là việc bổ
nhiệm một nhà lập pháp vào vị trí quan trọng trong Đảng Bảo thủ sau khi
được thông báo rằng ông này là đối tượng bị khiếu nại vì có hành vi quấy
rối tình dục. Thủ tướng bị cáo buộc đã dối trá về vụ việc thăng chức
cho ông Chris Pincher, người bị cáo buộc sàm sỡ hai người đàn ông trong
khi say xỉn. Ông Johnson đã đưa ra lời xin lỗi nhưng nói dối rằng bản
thân không biết về các cáo buộc đối với ông Pincher.
Tổng thống Nga nhận định về tiến trình đàm phán với Ukraine
 |
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP) |
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này không từ bỏ các cuộc đàm
phán hòa bình về vấn đề Ukraine, nhưng nếu quá trình này được bắt đầu
càng muộn thì càng khó đạt được thỏa thuận.
Phát biểu trong cuộc họp với ban lãnh
đạo Duma Quốc gia (Hạ Viện) Nga ngày 7/7, Tổng thống Putin nhấn mạnh:
"Chúng tôi không từ chối đàm phán hòa bình, nhưng những người từ chối
đối thoại nên biết rằng càng để lâu thì càng khó đạt được một thỏa thuận
với chúng tôi". Ông cho biết phương Tây đã bác bỏ các đề xuất “thiết
lập một hệ thống an ninh bình đẳng tại châu Âu” của Nga cùng các sáng
kiến “hợp tác về vấn đề phòng thủ tên lửa”, đồng thời phớt lờ những cảnh
báo của Moskva về hành động mở rộng hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương (NATO), nhất là tại những cộng hòa thuộc Liên Xô trước
đây.
Tại cuộc họp, Tổng thống Putin cũng
khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã và sẽ không
thành công trong việc tác động đến kinh tế Nga và gây bất ổn tại nước
này. Đánh giá về lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Putin cho rằng việc các
công ty nước ngoài rút khỏi Nga thực chất lại có tác dụng hỗ trợ một số
ngành trong nước. Ông Putin nhận định các doanh nghiệp Nga sẽ "có được
sức cạnh tranh trên thị trường nội địa sau khi các công ty nước ngoài ra
đi”.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự
đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay, phương Tây đã áp đặt
nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva, gây gián đoạn chuỗi cung ứng
toàn dầu, khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh. Nga và
Ukraine đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột nhưng
hiện quá trình đàm phán giữa Moskva và Kiev đã bị đình trệ.
Kinh tế thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái
 |
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: Reuters) |
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 6/7
đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu “đã xấu đi đáng kể” từ tháng 4 vừa
qua và không thể loại trừ khả năng suy thoái toàn cầu trong năm 2023 khi
xét đến những nguy cơ đang gia tăng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng
tin Reuters, bà Georgieva cho biết IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
toàn cầu trong năm 2022, xuống còn 3,6%, lần hạ thứ ba kể từ đầu năm đến
nay.
Dự kiến cuối tháng này, IMF sẽ công bố
báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 và 2023. Trong năm 2021,
kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6,1%.
Người đứng đầu IMF khẳng định: "Triển
vọng đã xấu đi đáng kể từ lần cập nhật báo cáo hồi tháng 4,” thể hiện
qua việc lạm phát lan ra toàn cầu, xu hướng tăng lãi suất ngày một rõ
nét, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, cũng như leo thang các
biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Bà Georgieva nhấn mạnh thế giới hiện
đang trong vùng “biển động mạnh,” do đó, không thể loại trừ nguy cơ suy
thoái kinh tế toàn cầu./.