Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc phòng an ninh

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Quốc phòng an ninh
Thứ 6, Ngày 03/04/2020, 20:00
Gác tình riêng, lo nhiệm vụ cấp bách chung
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/04/2020 | Chiến Khu

​(TUAG)- Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, để phòng chống dịch lây nhiễm qua biên giới, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang chỉ huy các đơn vị dựng các lán trại, chốt dã chiến tại khắp các đường mòn, đường tắt, đường bộ, đường thủy trên toàn tuyến biên giới của tỉnh, túc trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không cho người qua lại biên giới.

Tại các Trạm kiểm soát cửa khẩu, các Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19, chúng tôi được nghe những câu chuyện thực sự cảm động, càng thể hiện quyết tâm, tinh thần "chống dịch như chống giặc" của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh An Giang.

Bien-phong-covid-4.jpg

Các lán, trại được dựng trên  biên giới 

Đến Trạm cửa khẩu Khánh Bình, Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình gặp gỡ Đại úy Hoàng Minh Tuấn, Trạm trưởng. Anh đã gần 2 tháng chưa về nhà thăm vợ con 1 lần. Vợ, con nhớ chồng, nhớ ba đòi lên tận đơn vị thăm nhưng anh ngăn không cho lên vì bản thân làm việc ở cửa khẩu, hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều người ở rất nhiều nơi. Anh Tuấn tâm sự: "Rất may là giờ đây có Zalo, facebook nên lúc nghỉ ngơi, tôi có thể gọi video cũng coi như là đang ở bên vợ, con nên cũng đỡ nhớ. Ở đây, tất cả anh em đều mong sớm hết dịch để có thể về thăm vợ, con". Còn Trung úy Trần Quang Tiến, Nhân viên kiểm tra giám sát, Trạm kiểm soát cửa khẩu Khánh Bình gạt nỗi đau riêng, kiên cường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Vợ Tiến bị sảy thai, phải mổ cấp cứu tại bệnh viện Nhật Tân, thành phố Châu Đốc, cách đơn vị có 30 km mà Tiến không về được. Tiến đã gửi gắm ba, mẹ và em chăm sóc vợ, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vì theo Tiến "Chống dịch như chống giặc, giờ anh em trong đơn vị đang căng mình thực hiện nhiệm vụ, mình tiếp tục ở lại để góp sức với anh em. Xong nhiệm vụ, em sẽ bù đắp cho vợ sau".

Bien-phong-covid-3.jpg

Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 Đồn BPCKQT Vĩnh Xương tuần tra, kiểm soát ban đêm

Còn ở Trạm kiểm soát cửa khẩu Tịnh Biên, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Trung úy Hồ Văn Kháng, Nhân viên kiểm tra giám sát cũng gác tình riêng để thực hiện nhiệm vụ cấp bách chung. Lẽ ra đám cưới của Kháng được tiến hành vào ngày 01 tháng 4 năm 2020 (tức ngày 9 tháng 3 năm Canh Tý). Thiệp cưới đã phát hành rồi nhưng vì nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 rất cấp bách nên Kháng đã bàn với vợ sắp cưới là tạm hoãn ngày thành hôn lại, chờ hết dịch sẽ chọn lại ngày đẹp để tổ chức đám cưới. Đại úy Lê Văn Thành, Phó Trạm trưởng đang trong niềm vui vợ mới sinh con gái kháu khỉnh nhưng cũng phải tạm gác hạnh phúc riêng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chung. Mặc dù nhà gần ngay đơn vị nhưng cả tháng nay, Thành chưa về mà chỉ ngắm con gái qua facebook, zalo.

 Những ngày đầu tiếp nhận, phân loại, đưa đi cách ly người dân Việt Nam nhập cảnh về nước gần cả ngàn người, thực sự làm cho Đại úy Hoàng Minh Tuấn và đồng đội nhiều đêm không ngủ. Nhất là công tác tiếp nhận, vận động đưa đi cách ly đồng bào Chăm là rất khó khăn. Anh Tuấn phải cậy nhờ đến ông Du Số, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Khánh Bình và ông Hariya, Phó Ban ấp Bình Di, xã Khánh Bình, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Chăm xã Khánh Bình, huyện An Phú trực tiếp cùng BĐBP vận động số người dân tộc Chăm chấp hành đi cách ly. Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát cửa khẩu Khánh Bình còn góp kinh phí cấp phát miễn phí trên 2.000 chai nước suối, 1.000 khẩu trang y tế kháng khuẩn, 150 suất cơm, 100 suất cơm theo ẩm thực của đồng bào Chăm để người dân chờ làm thủ tục khai báo y tế và cách ly. Có người dân buôn bán bánh ở Campuchia về còn nguyên cả thùng bánh lớn nhưng phải đi cách ly, anh Tuấn cũng chi hơn 600.000 đồng mua lại toàn bộ số bánh để cho người dân yên tâm đi cách ly. Đại úy Tuấn chia sẻ "Mình đón bà con về cách ly phải xác định tư tưởng là đón người thân của mình về quê hương nên dù rất mệt mỏi, căng thẳng nhưng chúng tôi vẫn làm đúng quy trình, sao cho bà con thoải mái, yên tâm cách ly và tự giác phòng, chống dịch bệnh".

Cửa khẩu Khánh Bình tiếp nhận hơn 1.000 lượt người dân Việt Nam nhập cảnh về nước, chiếm một nửa số lượt người dân về nước trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang nên việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát cửa khẩu Khánh Bình rất vất vả, căng thẳng nhưng các anh vẫn đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bien-phong-covid-2.jpg

Bữa ăn trưa vội vàng của cán bộ, chiến sĩ tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 số 4 thuộc Đồn BPCKQT Vĩnh Xương

Đến địa bàn huyện Tịnh Biên, được Thượng úy Nguyễn Phước Tới, Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên dẫn đến các Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên chiếc thuyền máy nhỏ. Đang trong mùa khô nên nước ở các con rạch cạn gần như trơ đáy. Vậy mà Tới vẫn lái thuyền máy chạy băng băng. Đến đoạn rạch đi cống Cây Dương, thuyền của chúng tôi mắc cạn. Tôi nghĩ sẽ phải quay thuyền lại và chuyến đi phải thực hiện bằng cách khác. Nhưng không, Tới đã nhảy xuống thuyền và kêu tôi hợp sức cùng Tới đẩy con thuyền ra khỏi vùng cạn. Sau một hồi căn chỉnh, Tới đã điều khiển thuyền máy chạy "êm ru" trong sự thán phục của bản thân tôi. Tới nói: "Phải điều khiển thuyền máy theo con lạch, chứ không là mắc cạn ngay anh ạ!".

Chúng tôi lần lượt cơ động đến các Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cống Cây Dương, cống Tư Mèo, cống Ông Cần, cống Bảy Búa. Ở chỗ nào cũng thấy sự thiếu thốn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ. Các lán trại hầu hết dựng giữa đồng trống luôn nóng hầm hập, gió táp phần phật. Thiếu tá Hồ Hoàng Phương, Phó Đội trưởng Vũ trang, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên vẫn đang đứng quan sát hai bên sườn trong phạm vi mà mình đảm nhiệm. Thấy chúng tôi, đồng chí Phương chia sẻ: "Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng, lại nhiều kênh, rạch nên rất dễ qua lại dù vào mùa khô hay mùa mưa. Vì vậy chúng tôi phải giăng đội hình bịt kín biên giới để phát hiện và ngăn chặn người dân qua lại qua đường mòn, đường tắt, kênh, rạch trên biên giới". Chúng tôi được anh Phương dẫn về lán trại nơi các anh thay phiên nhau nghỉ ngơi. Đó là lán trại dã chiến với những tăng, bạt, võng,… như trong thời chiến thực sự. Anh Phương cho biết thêm: "Ban ngày tuy nắng nóng nhưng còn dễ quan sát, phát hiện từ xa. Ban đêm tầm nhìn rất hạn chế, chúng tôi thường xuyên pha đèn pin, thay phiên nhau tuần tra, kiểm soát trên khu vực đảm nhiệm để đảm bảo không có người dân vượt biên trái phép qua biên giới".

Đến địa bàn huyện Tịnh Biên, được Thượng úy Nguyễn Phước Tới, Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên dẫn đến các Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên chiếc thuyền máy nhỏ. Đang trong mùa khô nên nước ở các con rạch cạn gần như trơ đáy. Vậy mà Tới vẫn lái thuyền máy chạy băng băng. Đến đoạn rạch đi cống Cây Dương, thuyền của chúng tôi mắc cạn. Tôi nghĩ sẽ phải quay thuyền lại và chuyến đi phải thực hiện bằng cách khác. Nhưng không, Tới đã nhảy xuống thuyền và kêu tôi hợp sức cùng Tới đẩy con thuyền ra khỏi vùng cạn. Sau một hồi căn chỉnh, Tới đã điều khiển thuyền máy chạy "êm ru" trong sự thán phục của bản thân tôi. Tới nói: "Phải điều khiển thuyền máy theo con lạch, chứ không là mắc cạn ngay anh ạ!".

Bien-phong-covid-1.jpg

Trung úy Hồ Văn Kháng-NV Kiểm tra giám sát, Đồn BPCKQT Tịnh Biên hoãn đám cưới, tích cực phòng chống dịch Covid-19

Vào thời điểm này, nếu một lần được lên biên giới, các bạn sẽ thấu hiểu sự gian khổ, thậm chí hiểm nguy của chúng tôi trong "cuộc chiến" phi giới tuyến với "kẻ thù vô hình" là "giặc dịch". Chúng tôi phải căng mình, ứng trực 24/24 giờ nhằm bịt kín biên giới. Đang mùa khô nên nắng cũng quắt quay hơn, gió cũng khô khan hơn, đất cát phèn khô rang, nóng giẫy. Giữa biên giới, không bóng cây, chỉ có những bụi cỏ khô ráp và những cây mai dương gai góc. Những bữa cơm giữa đồng trống vội vã, những gương mặt sạm đen vì nắng hanh, gió táp, nhưng những ánh mắt của đồng đội vẫn ánh lên sự tinh anh, tràn đầy quyết tâm, vẫn dõi theo phạm vi quan sát của mình để không sót lọt một "mầm bệnh" nào "thẩm lậu" qua đường biên giới. Vì vậy, các bạn hãy thấu hiểu những hi sinh thầm lặng ấy và chia sẻ, góp sức cùng chúng tôi vượt qua "sóng gió", thắp sáng lên niềm tin: chúng ta tất thắng trong "trận chiến" này!

Bài, ảnh: CHIẾN KHU

Lượt người xem:  Views:   670
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by