Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 20/04/2020, 12:00
An Giang: Phòng, chống dịch bệnh phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/04/2020 | Công Mạo

(TUAG)- "Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội" - đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quý II năm 2020 được tổ chức sáng 20/4.

Kinh tế - xã hội cơ bản giữ ổn định

Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của thế giới và Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh bị đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn và làm đảo lộn đời sống sinh hoạt xã hội.

KTXH-Ag-qui-1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình Phát biểu tại cuộc họp

Trước tình hình trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch; huy động của hệ thống chính trị, người dân và nguồn lực xã hội chung tay tham gia; sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích kinh tế để đảm bảo sức khỏe nhân dân và cộng đồng, giữ ổn định trật tự xã hội.

Với quyết tâm và sự vào cuộc ngay từ đầu năm của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, quyết liệt với phương châm "chống dịch như chống giặc," của các ngành các cấp, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang bước đầu đã đạt kết quả đáng mừng.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, dịch COVID-19 đã tác động xấu đến nhiều lĩnh vực, dù vậy tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh trong quý I vẫn cơ bản giữ ổn định. Các khoản chi phục vụ chống dịch được đảm bảo kịp thời, dịch bệnh được kiểm soát. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,75%; sản xuất nông nghiệp thắng lợi, năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt 72,7 tạ/ha (tăng 2,28 tạ/ha so cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu đạt 217 triệu USD, tăng 2,6% so cùng kỳ; thu ngân sách từ kinh tế địa bàn quý I đạt 2.487 tỷ đồng, đạt 36,67% so dự toán, bằng 96,38% so cùng kỳ.

Trong quý I năm 2020, toàn tỉnh An Giang có 171 doanh nghiệp được thành lập mới và 130 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 1.038 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 20 doanh nghiệp, tăng 13,24% so với cùng kỳ; số đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động tăng 56 đơn vị trực thuộc, tăng 75,65% so với cùng kỳ.

KTXH-Ag-qui-11.jpg

Ông Nguyễn Duy Toàn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cho biết, trong quý I năm 2020, mặc dù gặp nhiều trở ngại từ diễn biến của dịch COVID-19 nhưng tỉnh An Giang vẫn phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án (1 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký khoảng 2.773 tỷ đồng;  bằng 90,9% so với cùng kỳ năm 2019 (giảm 01 dự án), nhưng tổng vốn đăng ký đầu tư tăng 42% so với cùng kỳ, tương đương 1.150 tỷ đồng.

Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang Nguyễn Duy Toàn cho biết, trong mức tăng 4,75% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,82%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước (quý I năm 2019 tăng 3,01%); khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 5,80%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước (quý I năm 2019 tăng 8,40%); khu vực dịch vụ tăng 5,30%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước (quý I năm 2019 tăng 8,08%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,29%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước (quý I năm 2019 tăng 21,72%).

Về cơ cấu kinh tế quý I năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 39,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 11,80%; khu vực dịch vụ chiếm 46,22%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,82%.

Nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo phòng, chống dịch; thông tin, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh, có các phương án, giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với mọi tình huống.

Nong-nghiep-ag.jpg

Nông nghiệp tiếp tục là "bệ đỡ"

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi sát tình hình kinh tế - xã hội, rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra để kịp thời triển khai các giải pháp; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể trên các lĩnh vực sau khi hết dịch.

Trên cơ sở đánh giá của các ngành chức năng về tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các mặt hàng trong thời gian qua, đồng thời nhận định tình hình sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút COVID-19 gây ra. Tỉnh An Giang đã dự thảo 3 kịch bản tăng trưởng năm 2020. Cụ thể, kịch bản 1, dịch được khống chế trong quý II/2020, thì trong nữa đầu quý III/2020, các hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Riêng các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục bắt đầu vào cuối quý III năm 2020; ước tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm 2020 tăng khoảng 4,50%. Kịch bản 2, dịch được khống chế trong quý III/2020, thì dự kiến trong nữa đầu quý IV/2020 các hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, do dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, nhu cầu đi lại, du lịch của các cá nhân và hộ gia đình; người dân hạn chế việc đi lại, mua sắm tiêu dùng trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển thương mại trong tỉnh, lượng khách đi chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng để mua sắm và doanh số giảm từ 40-60% so ngày thường không có dịch; ước tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm 2020 tăng khoảng 2,69%. Kịch bản 3, dịch đến hết quý IV/2020; nếu dịch bệnh vẫn tiếp diễn và kéo dài đến hết năm 2020, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ tiếp tục cắt giảm công suất hoặc ngừng sản xuất, người dân lo ngại ra đường hoặc đến các nơi đông người, dẫn đến hoạt động kinh doanh tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng,... có thể giảm từ 50-70% so với trước khi dịch bệnh diễn ra. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại, vận tải, dịch vụ và du lịch đều bị đình trệ, ảnh hưởng nghiệm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ước tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm 2020 tăng khoảng 1,14%.

Để vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã giao các sở, ngành liên quan khẩn trương phối hợp, sớm hoàn thành các dự thảo kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội theo diễn biến dịch COVID-19; Kế hoạch điều hành an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh (trong đó có hướng dẫn triển khai Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19); Hướng dẫn triển khai Nghị định 41/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng tránh lợi dụng trốn thuế, khai gian thuế; Hướng dẫn tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu ngân sách từ nay đến cuối năm 2020.

Song song với công tác phòng, chống dịch COVD-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kích cầu du lịch, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020. Chỉ đạo các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền điện tử…/.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   461
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by