
Thay
mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang dự và phát
biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
An Giang Võ Anh Kiệt đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Tri Tôn đã đạt được. Bước sang giai đoạn
phát triển mới, với truyền thống 180 năm hình thành, phát triển, Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang yêu cầu lãnh đạo huyện Tri Tôn cần có
tư duy và khát vọng lớn để đánh thức các tiềm năng lợi thế về phát triển
nông nghiệp, du lịch, thương mại, thu hút đầu tư,… thúc đẩy kinh tế
phát triển theo hướng bền vững, hài hòa với môi trường tự nhiên.

Phó
Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang Võ Anh Kiệt đề nghị huyện Tri Tôn
tập trung rà soát các chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ cấp huyện,
cấp xã để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ
chính trị trong năm 2019; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho
việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới. Có giải pháp tích
cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, bền vững,
táo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh
tế; tiếp tục duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng nông
thôn mới; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương (nhất
là lĩnh vực đất đai); huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong và ngoài huyện để tạo ra những đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững, nhất là đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản, tổ chức
lại sản xuất, liên kết sản xuất, tập trung ruộng đất,… để nâng cao đời
sống người nông dân và mở ra hướng phát triển mới trên địa bàn.
Bên
cạnh đó, Tri Tôn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường đầu tư; tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp cận đất đai để đầu tư phát triển, nhất là trong nông nghiệp;
khơi dậy các nguồn lực của xã hội để hoàn thiện hạ tầng giao thông, hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ, du lịch… tạo động lực phát triển
mới cho địa phương. Tập trung chăm lo phát triển các lĩnh vực văn hóa -
xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chú trọng xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị, nhất là trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Đẩy
mạnh đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị-xã hội để tập hợp, tạo sự đồng thuận và phát huy
sức mạnh của các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp xây dụng quê hương
ngày thêm giàu mạnh.

Bí
thư, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm khẳng định, thời gian
tới nông nghiệp vẫn và nền tảng, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong
phát triển kinh tế của huyện, nhưng sẽ theo hướng nông nghiệp sạch;
khai thác thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa…
Do đó, Tri Tôn sẽ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo hướng du lịch
xanh, cùng với đó là việc tổ chức lại sản xuất, đưa hàm lượng công nghệ
cao vào sản phẩm nông nghiệp, tạo ra giá trị cao, nhiều sản phẩm mang
tính đặc thù, có tính cạnh tranh cao; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao
đời sống của người dân, trong đó có bà con dân tộc Khmer.
Năm
1939 (năm Minh Mạng thứ 20) triều Nguyễn quan tâm vùng đất biên thùy xa
xôi, sắp xếp lại tổ chức hành chính ở vùng biên giới An Giang – Hà Tiên,
lấy 4 tổng hữu ngạn sông Vĩnh Tế. Với dân số 1.480 người, diện tích hơn
2.000 mẫu và 10 thôn lập ra huyện Hà Dương. Như vậy, Tri Tôn lúc bấy
giờ thuộc huyện Hà Dương, phủ Tĩnh Biên, tỉnh Hà Tiên.

Năm
1977, Hội đồng Chính Phủ quyết định hợp nhất huyện Tịnh Biên và huyện
Tri Tôn được hợp nhất thành huyện Bảy Núi, trung tâm huyện lỵ đặt tại
thị trấn Bảy Núi (nay là thị trấn Tri Tôn). Đến ngày 23/8/1979, Hội đồng
Chính phủ ra Quyết đinh số 300/CP chia huyện Bảy núi thành 2 huyện Tri
Tôn và Tịnh Biên. Lúc bấy giờ huyện Tri Tôn gồm 1 thị trấn và 12 xã. Đến
nay, huyện Tri Tôn có 13 xã, 2 thị trấn, trong đó có 2 xã nông thôn mới
là xã Tà Đảnh và Vĩnh Gia.
Trong suốt quá trình 180 năm hình
thành và phát triển vùng đất Tri Tôn, 40 năm tái lập huyện Tri Tôn với
nhiều giai đoạn sử lịch sử khác nhau; cùng với sự chuyển mình của tỉnh
An Giang, huyện Tri Tôn đã và đang từng bước vươn lên trong phát triển
kinh tế - xã hội, phát huy vai trò là một địa phương biên giới, là vùng
đất giàu truyền thống trong đấu tranh cách mạng; từ một huyện nhỏ bé sau
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với muôn vàn khó khăn, thách
thức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp kém, lạc hậu; đời sống vật chất, tinh
thần của đa số nhân dân khó khăn, ngày nay Tri Tôn đang trở thành một đô
thị sầm uất của tỉnh.

Đảng
bộ, chính quyền huyện Tri Tôn đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhập bình
quân đầu người là 37 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12,45%,
giá trị sản xuất nông nghiệp bình quan đạt 120 triệu đồng/ha; kết cấu hạ
tầng được quan tâm đầu tư, các chương trình quốc gia thực hiện khá tốt
góp phần phát triển sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân, thiết chế văn
hóa xã hội được đảm bảo./.
Công Mạo