Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 13/01/2025, 11:00
Xã biên giới Phú Lộc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, phát triển đời sống người dân
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
13/01/2025 | Lê Kiều

(TUAG)- Phú Lộc là xã biên giới thuộc thị xã Tân Châu, xã còn nhiều khó khăn, để góp phần tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bên cạnh các chương trình chính sách hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thì các nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội thị xã cũng đang phát huy hiệu quả, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội ở địa phương.

Phu-Loc-TC-kte-1.jpg

Những năm qua, các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước thông qua việc ủy thác vốn vay với các hội, đoàn thể, đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, đã giúp nhân dân đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển các ngành nghề, trồng trọt chăn nuôi, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Phú Lộc, không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn trở thành những tấm gương làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Ông Phan Thế Truyền - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Thực sự, các nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH thị xã đã giải quyết việc làm cũng như đã cho bà con cái cần câu hữu ích, từ đó “kích cầu” hình thành nên nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh điểm; nhiều hộ gia đình nhờ các nguồn vốn vay đã vươn lên thoát nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác. Giờ đây đời sống của người dân xã biên giới Phú Lộc đã có nhiều đổi thay tích cực. Có được kết quả đó là nhờ một phần không nhỏ việc người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH thị xã và các chương trình hỗ trợ giành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, hỗ trợ con giống, nhà ở, dạy nghề, giới thiệu việc làm”.

Phu-Loc-TC-kte-2.jpg

Với chức năng hỗ trợ vốn nhằm phục vụ tốt hơn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn vay vốn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và nhân dân phát triển kinh tế. Qua đó, các hội đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền, khảo sát và bình xét cho đối tượng có nhu cầu được vay vốn,  nhằm phát huy dân chủ, công khai, đảm bảo nguồn vốn của nhà nước đến với hộ nghèo cần vay vốn. Tính đến thời điểm hiện tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã đã giải ngân cho trên 800 hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với số tiền trên 15 tỷ 670 trăm triệu đồng với các chương trình vay như hộ SXKD tại vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo... Từ nguồn vốn này đã giúp cho các hộ nghèo và đối tượng khó khăn trên địa bàn có vốn sản xuất, kinh doanh, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, góp phần ổn định đời sống. Ông Phan Thế Truyền - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Để phát huy được hiệu quả vốn vay ủy thác, địa phương thường xuyên phối hợp với Trường Trung cấp kỹ thuật An Giang, Trạm Thú y. Trạm Khuyến nông mở nhiều lớp tập huấn như kỹ thuật chăm sóc kỹ cây trồng, các lớp dạy nghề nuôi dê, bò, lươn,... nhằm giúp các hộ có được nghề nghiệp ổn định và sử dụng nguồn vốn vay để phát triển ngành nghề phù hợp với gia đình, góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, từ đó vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, xã phối hợp với các Hội đoàn thể tổ chức nhiều buổi tham quan, học tập những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài địa phương; học hỏi kinh nghiệm của những mô hình tiêu biểu về nghị lực vượt khó, những cách làm sáng tạo. Qua đó giúp người dân tiếp cận được những tiến bộ khoa học, kinh nghiệm quản lý kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa… từ đó vận dụng phù hợp vào từng mô hình phát triển kinh tế”.

Có được nguồn vốn bà con nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, cùng với những hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn để có điều kiện vươn lên nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH thị xã đã kịp thời giúp rất nhiều hộ vay giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề ổn định cuộc sống. Các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đến cuối năm 2024, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở  địa phương chỉ còn 45 hộ, trong đó hộ nghèo là 10 hộ và 35 hộ cận nghèo.

Phu-Loc-TC-kte-3.jpg

Là một trong những gương điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ NHCSXH thị xã Tân Châu, Chị Nguyễn Thị Ngọc Lợi - ngụ Ấp Phú Yên, xã Phú Lộc chia sẻ: “Thật may mắn, nhờ sự giúp đỡ của xã gia đình tôi được hỗ trợ vay một số vốn và tận dụng số vốn đó chăn nuôi dê và buôn bán phụ thêm. Dần dần mô hình chăn nuôi của gia đình sinh lời, đến nay gia đình đã trả dứt số tiền vay, vào năm 2022 gia đình chị đã thoát cận nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, nuôi con đi học đại học. Chị Nguyễn Thị Ngọc Lợi - ngụ Ấp Phú Yên, xã Phú Lộc chia sẻ thêm: “Lúc trước nhà tui thuộc hộ cận nghèo, nhờ chỗ chính quyền địa phương cũng mới giúp đỡ để mà được vay vốn chỗ ngân hàng chính sách, để mà có số vốn để làm ăn, để được thoát nghèo, rồi với một cái nữa là chỗ quyền địa phương được hỗ trợ cái nhà, bây giờ tôi cũng có chỗ ổn định, để mần, để sống, để nuôi con ăn học, giờ tôi cũng đã thoát nghèo rồi”.

Một trong những hộ gia đình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ở địa phương chị Phan Thị Thanh Tuyền là cũng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông con lại không có đất sản xuất, cuộc sống chủ yếu vào buôn bán nhỏ lẻ, xét thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn địa phương đã hỗ trợ gia đình chị một cặp bò từ dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, có được mô hình chăn nuôi ổn định gia đình chị đang cố gắng phấn đấu để vươn lên thoát nghèo. Chị Phan Thị Thanh Tuyền - ngụ ấp Phú Quí, xã Phú Lộc chia sẻ: “Gia đình tôi cũng thuộc hộ cận nghèo thì cũng được địa phương hỗ trợ cho cái cặp bò, để mình nuôi, rồi phát triển kinh tế, gia đình vươn lên thoát nghèo”.

Qua kiểm tra hầu hết các hộ vay vốn đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống gia đình và trả nợ vốn vay đúng hạn. Không chỉ có nguồn vốn từ NHCSXH thị xã, mà các nguồn vốn ưu đãi từ các hội đoàn thể tiếp tục đồng hành cùng hội viên ở địa phương. Theo đó, không chỉ các hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn mà những hộ mới thoát nghèo tiếp tục được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Có điều kiện đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Hầu hết nhân dân đều có ý thức trách nhiệm cao trong việc vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn. Bên cạnh đó, trong năm 2024 Phú Lộc cũng đã thực hiện trao 02 mô hình chăn nuôi bò sinh sản và 02 mô hình chăn nuôi thuộc dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đến 43 hộ gia đình với tổng số tiền trên 1.7 tỷ đồng;02 mô hình chăn nuôi bò thịt thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng cho 28 hộ gia đình với tổng số tiền trên 1,1 tỷ đồng.

Phu-Loc-TC-kte-4.jpg

Để công tác xóa đói giảm nghèo thực sự có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực, ý thức tự vươn lên của người dân thì các chương trình hỗ trợ vay vốn. Nhờ việc người dân phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, đã giúp Phú Lộc thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đều giảm, đời sống của người dân được nâng lên, kinh tế - xã hội ngày càng khởi sắc. Thời gian tới, địa phương phối hợp với NHCSXH thị xã tăng cường công tác kiểm tra giám sát hiệu quả nguồn vốn ở cơ sở, phát huy hiệu quả cao nhất nguồn vốn vay, tiếp tục đồng hành với người dân, nhất là các hộ khó khăn, hộ mới thoát nghèo mong muốn được tạo điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi đến việc phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống. Ông Phan Thế Truyền - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “Trong thời gian tới, để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay, đẩy mạnh hoạt động trang bị kiến thức, hướng dẫn nông dân cách tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho hộ nghèo nhằm tạo việc làm ổn định. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Ngân hàng CSXH thị xã và các hội, đoàn thể nhận ủy thác phải ngày càng chặt chẽ, góp phần cùng xã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chung, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Để nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, chính quyền địa phương khảo sát địa bàn, cho vay đúng đối tượng, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, cách quản lý, sử dụng vốn vay, ưu tiên những dự án thực hiện theo chương trình đột phá, mô hình làm ăn hiệu quả gắn với ứng dụng công nghệ cao. Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, tham quan những mô hình kinh tế hiệu quả để nông dân, hội viên học hỏi lẫn nhau”.

Có thể nói, các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách & Xã hội thị xã và các mô hình hỗ trợ con giống đã từng bước mang lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Kiều

Lượt người xem:  Views:   236
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by