Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 7, Ngày 21/12/2024, 05:00
An Giang tăng cường liên kết, hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/12/2024 | Hạnh Châu

(TUAG)- Diễn đàn Mekong Connect 2024 tại An Giang đã khép lại, nhưng đã mở ra hành trình mới về hiệu quả kết nối mở rộng quan hệ hợp tác liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Bước khởi đầu quan trọng cho những hành động cụ thể và đột phá, nâng tầm kinh tế khu vực ĐBSCL, An Giang và TP.HCM trong bối cảnh mới.

 

An Giang ký kết hợp tác với các tỉnh

Mekong Connect 2024- nơi khát vọng gặp gỡ, nơi những giá trị bền vững được kiến tạo

“Diễn đàn Mekong Connect hiện thực hóa mục tiêu gắn kết, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội giữa ĐBSCL với TP.HCM. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp (DN) tiếp cận, nắm bắt các cơ hội, thách thức khi tham gia thị trường quốc tế và tăng cường liên kết, hợp tác để nâng cao lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Các địa phương, doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ xây dựng các mối liên kết, thiết lập các mối liên hệ, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, tiềm năng của mình. Qua diễn đàn, giúp tỉnh thuận lợi hình thành liên kết chuỗi giá trị, nắm bắt xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản, ứng dụng công nghệ để kết nối, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường; kết nối tour tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu Việt Nam-Campuchia”- Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước nhấn mạnh: “Một trong những điểm nhấn không thể bỏ qua tại Diễn đàn Mekong Connect 2024 là không gian triển lãm trưng bày, nơi quy tụ những biểu tượng gắn kết, sáng tạo và phát triển bền vững của các tỉnh, thành phố ĐBSCL và TP.HCM. Triển lãm không chỉ là nơi giới thiệu những giá trị kinh tế -xã hội tiêu biểu, còn là thông điệp hành động mạnh mẽ về sự liên kết vùng và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”.

 Với chủ đề “Doanh nghiệp TP.HCM và vùng ĐBSCL tăng cường liên kết, phát huy nội lực hướng tới phát triển bền vững”, 30 DN đến từ TP.HCM, các tỉnh đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn tại An Giang, để quảng bá, giới thiệu, kết nối. “Mỗi gian trưng bày không chỉ thể hiện nét đặc trưng của từng địa phương, còn gửi gắm câu chuyện về triển vọng hợp tác bền vững và phát triển nội lực vùng”- ông Lê Văn Phước chia sẻ.

Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý cho rằng, ĐBSCL, trong đó có An Giang, vùng đất giàu tiềm năng với những cánh đồng lúa bát ngát, hệ sinh thái thủy sản phong phú và nguồn lao động dồi dào, là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, vùng đất này đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng: Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sụt lún đất và áp lực cạnh tranh toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, sự liên kết chặt chẽ giữa ĐBSCL và TP.HCM-trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước-chính là chìa khóa để vượt qua các thách thức, tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng giá trị cho từng vùng. Mekong Connect 2024 tập trung củng cố mối liên kết vùng, thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, để ĐBSCL chuyển đổi thành vùng kinh tế bền vững, thông minh và hiện đại.

Các chuyên gia cho rằng “nông nghiệp và lương thực” vẫn là mỏ vàng tiềm năng của ĐBSCL, An Giang, mà các nhà đầu tư nước ngoài nhắm tới. Tuy nhiên, thách thức đối với sự phát triển bền vững của ĐBSCL là làm thế nào để huy động được nguồn vốn đầu tư dài hạn và hiệu quả. Điều này không chỉ quan trọng trong giải quyết các vấn đề cấp bách, như biến đổi khí hậu và môi trường, còn là động lực để xây dựng một nền kinh tế năng động, thích ứng với những biến động thị trường toàn cầu.

Cũng nhìn nhận ĐBSCL như một thị trường đầy tiềm năng, ông Anderson Tan, Giám đốc Công ty Accelebator Singapore chia sẻ: “Việt Nam có quá nhiều nguồn lực. Tôi hy vọng Việt Nam có thể trở thành nơi sản xuất lương thực cho Đông Nam Á”. Theo ông Anderson Tan, nếu tiềm năng này được hiện thực thực hóa thì lợi ích rất lớn. Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển nông nghiệp. Khi Mekong Connect có thể hội tụ các địa phương, chuyên gia, DN toàn vùng như một trung tâm, thì các nhà đầu tư có thể chỉ cần tìm đến đó và có thể tìm thấy các cơ hội đầu tư của mình, thay vì phải đi khắp cả một vùng ĐBSCL rộng lớn”.

Tại Diễn đàn Mekong Connect 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp với Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã ký kết hợp tác phát triển kinh tế biên mậu tỉnh An Giang và Đồng Tháp với Đề tài: “Nghiên cứu thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu giữa tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp và Campuchia”. Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Tháp, với Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao chuẩn hội nhập và Công ty TNHH Intertek Việt Nam, Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Long ký kết hợp tác thúc đẩy Chuyển đổi xanh và Phát triển bền vững nhằm thực hiện cam kết Net Zero của chính phủ Việt Nam. Sở Công Thương An Giang, Sở Công Thương Đồng Tháp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang với Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) ký thỏa thuận hợp tác nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại trong bối cảnh thị trường mới cho DN. Đây là một trong những khởi đầu thúc đẩy liên kết vùng, phát triển bền vững và gia tăng giá trị kinh tế của tỉnh.

 

Đại biểu tham quan triển lãm chủ đề “Doanh nghiệp TP.HCM và vùng ĐBSCL tăng cường liên kết, phát huy nội lực hướng tới phát triển bền vững”

An Giang sẵn sàng hợp tác, chia sẻ có trách nhiệm

Ông Hồ Văn Mừng nhấn mạnh: Diễn đàn là cơ hội tốt để An Giang giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của tỉnh: Nông nghiệp, du lịch và kinh tế biên mậu theo quy hoạch của tỉnh được duyệt, thúc đẩy liên kết vùng và sự ủng hộ của Trung ương để đầu tư phát triển kinh tế các khu kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, tăng cường kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa An Giang với TP.HCM và ĐBSCL. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hình thành liên kết chuỗi giá trị, nắm bắt xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản, ứng dụng công nghệ, để kết nối chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường.

“Thông qua Diễn đàn, tỉnh mong muốn chuyển thông điệp mạnh mẽ đến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố ĐBSCL và TP.HCM, các đối tác, các nhà đầu tư trong và ngoài nước rằng “An Giang sẵn sàng hợp tác và chia sẻ có trách nhiệm với tất cả các bên trong tất cả các lĩnh vực từ việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hợp tác phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh yếu tố liên kết vùng, phát triển các hạ tầng giao thông, thủy lợi, quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” - ông Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng: “Mekong Connect là nơi hội tụ các ý tưởng, sáng kiến, còn là không gian để các địa phương, DN, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho toàn vùng”. Với  TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam đề xuất: “ĐBSCL, trung tâm nông nghiệp và “vựa lúa, vựa hải sản, vựa trái cây” lớn nhất nước, cần đẩy mạnh và tận dụng chuyển đổi số để khắc phục các thách thức hiện hữu và tạo ra các cơ hội phát triển mới. Sự liên kết với TP.HCM -trung tâm kinh tế, khoa học và công nghệ hàng đầu-chính là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu này”.

Từ diễn đàn, các chuyên gia, các địa phương đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ những thách thức, cơ hội và đề xuất các giải pháp thúc đẩy các tiềm năng kinh tế, các chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp bền vững… Phát huy vai trò liên kết giữa ĐBSCL với TP.HCM, nhằm phát triển chuỗi giá trị kinh tế, đặc biệt trong vấn đề chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đáp ứng kỳ vọng của An Giang và ĐBSCL và TP.HCM.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   276
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by