Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 5, Ngày 11/08/2022, 11:00
An Giang phát triển hợp tác xã gắn ngành hàng chủ lực
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/08/2022 | Hạnh Châu

(TUAG)- Là tỉnh nông nghiệp, An Giang đặc biệt quan tâm phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực. Phát triển mối quan hệ sản xuất giữa HTX, HTH và doanh nghiệp (DN) dựa trên nguyên tắc thị trường. Tổ chức hoạt động của các HTX, THT gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ 6 ngành hàng chủ lực của tỉnh gồm: Lúa gạo (nếp), rau màu, cá tra, xoài, heo, bò và các sản phẩm tiềm năng khác theo xu thế liên kết, ứng dụng công nghệ mới, chuyên canh, quy mô công nghiệp.

HTX-nganh-chu-luc-2.jpg

Năm 2022, song song với duy trì và nâng chất, tỉnh sẽ thành lập mới trên 20 HTX phục vụ phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Trong đó ít nhất 30% HTX tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với DN hoặc có DN tham gia vào tổ chức và hoạt động của HTX. UBND cấp huyện hỗ trợ tối thiểu 3 HTX trong hoạt động tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết bền vững với DN, trở thành HTX tiêu biểu, có khả năng nhân rộng. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn bộ máy quản lý điều hành của HTX đạt trình độ cao. Mỗi UBND cấp huyện lựa chọn đầu tư nhân rộng ít nhất 2 HTX về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương.

Tỉnh thành lập mới hoặc nâng chất 248 THT; tập trung tại những tiểu vùng, khu vực sản xuất chưa có HTX, THT. Phát triển ít nhất 5% THT lên HTX. Các THT còn lại liên kết với DN tiêu thụ nông lâm thủy sản cho thành viên, tạo nền tảng cho liên kết phát triển thành chuỗi giá trị theo từng ngành hàng.

Để thực hiện đạt mục tiêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND cấp huyện xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hệ sinh thái HTX đối với 6 ngành hàng chủ lực (lúa, rau màu, xoài, cá tra, bò sữa và heo). Các ngành hàng này được tổ chức sản xuất theo hướng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, với quy trình chuẩn, đồng bộ từ giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói theo yêu cầu của thị trường. Sản phẩm sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trong đó các HTX, THT là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong sản xuất, trở thành đơn vị tổ chức sản xuất của vùng, đảm bảo quy trình canh tác đúng như hợp đồng đã ký kết với DN. DN chịu trách nhiệm chính trong tiêu thụ sản phẩm, đầu tư xây dựng hệ thống sơ chế, chế biến, bảo quản, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống logistics, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu. Tỉnh sẽ đẩy nhanh triển khai phương thức tập trung đất đai, tạo vùng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn có khả năng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ theo nhu cầu của DN trong chuỗi giá trị ngành hàng thông qua phương thức hộ nông dân, chủ trang trại liên kết sản xuất với HTX.  

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết: Để phát triển thị trường và tiêu thụ nông sản, đơn vị phối hợp Sở Công Thương đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ kết nối cung cầu theo chuỗi giá trị nông sản giữa bên sản xuất với bên tiêu thụ có hệ thống phân phối hiện đại: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tại các thành phố lớn trong cả nước, đặc biệt là thị trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; tăng cường công tác hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử…

HTX-nganh-chu-luc-1.jpg

Trung tâm xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh cho biết: Sẽ phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh xây dựng “hệ sinh thái cửa hàng tiện lợi” và phát triển trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại TP. Long Xuyên làm điểm để thu hút khách tham quan và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các HTX, DN tham gia các hội chợ triển lãm, diễn đàn quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP mang tầm quốc gia, quốc tế như Hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ biên giới, hội chợ OCOP…. Trong đó các DN là các nhà tài trợ chính trong xây dựng thương hiệu nông sản. Tham vấn cho các DN, HTX, THT chuyển đổi nhận thức, tư duy mới nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa trong hoạt xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm chủ lực từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến, tổ chức sản xuất trong chuỗi giá trị mở tài khoản trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Tỉnh sẽ ban hành chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho DN, nông dân, thương lái tại địa phương tham gia đầu tư, góp vốn vào HTX để cùng sản xuất - kinh doanh. Tăng cường quảng bá, thu hút các dự án đầu tư phát triển hạ tầng từ sản xuất-chế biến-tiêu thụ, hệ thống logistics kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, hệ thống bán lẻ để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương. Tạo lập môi trường cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng cho tất cả các DN và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp; điều chỉnh các vấn đề bất cập trong ưu đãi đầu tư, để tạo điều kiện ngày càng nhiều DN đến đầu tư tại An Giang.

Cùng với đó, tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ quản lý, điều hành HTX, THT. Theo Sở Công thương cho biết: sẽ phát triển hệ thống thu thập xử lý dữ liệu, dự báo thị trường nông sản đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Riêng Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai nhanh hiệu quả các chính sách hiện hành và đề xuất các chính sách khuyến khích HTX, THT, DN đầu tư nhà máy, thiết bị sản xuất, sơ chế, chế biến, kho chứa hiện đại, tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; khuyến khích HTX ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, áp dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng. Xây dựng các điểm truy cập Internet tại 11 câu lạc bộ thành viên HTX nông nghiệp tại các huyện, thị xã: Tân Châu, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân nhằm phục vụ tra cứu thông tin và tìm kiếm thị trường, giao dịch nông sản qua trang thương mại điện tử, thanh toán điện tử. Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, khảo sát thực tế gắn kết hợp tác 5 nhà (nhà khoa học - nhà nước - nhà DN - nhà nông - nhà tín dụng) để có giải pháp phù hợp trong xây dựng và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   268
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by