Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 3, Ngày 28/06/2022, 08:00
Nông dân Chợ Mới sản xuất - kinh doanh giỏi
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/06/2022 | Hạnh Châu

(TUAG)- Từ năm 2019 đến nay, huyện Chợ Mới có 61.774 hộ nông dân sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi (trong đó có 9.617 nông dân giỏi cấp tỉnh), gần 500 hộ "Doanh nhân nông thôn". Gần 1.400 hộ nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, gần 12.700 hộ thu nhập từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí sản xuất. Số hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tăng hơn 1,6 lần so giai đoạn 2016 - 2019. Tổng doanh thu nông dân SX-KD giỏi các cấp trong 3 năm đạt trên 25.060 tỷ đồng, hộ có thu nhập cao nhất 4,8 tỷ đồng/năm.

CM-nong-dan-sx-kd-gioi-1.jpg 

Bí thư Huyện ủy-Chủ tịch HĐND huyện Chợ Mới Nguyễn Hồng Đức trao Giấy khen tập thể nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi huyện Chợ Mới giai đoạn 2019-2022

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Mới Trần Hồng Bon cho biết: "Nhiều nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi sáng chế ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: Ông Lê Văn Tèo (xã Kiến Thành), ông Nguyễn Hữu Điền (xã Hòa Bình) ứng dụng công nghệ thông minh nuôi lươn không bùn, lươn giống, lươn thương phẩm; ông Nguyễn Văn Tiền (xã Long Kiến) nuôi và chế biến khô cá lóc các loại (OCOP 3 sao); ông Nguyễn Thanh Pho (xã Long Giang) sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao...".

Không chỉ SX-KD giỏi, các hộ nông dân giỏi đã tạo việc làm cho hơn 400.000 lượt lao động, đóng góp xây dựng căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa và giúp hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất. Điển hình như hộ ông Đinh Thành Nam (ấp Bình Phú, xã Hòa An) trồng lúa 35 ha, mỗi năm giúp đỡ hàng chục lượt hộ khó khăn, đóng góp xây dựng nông thôn 480 triệu đồng, 500 ngày công lao động, năm 2021 được UBND tỉnh tặng Bằng khen có thành tích đóng góp quỹ an sinh xã hội và phòng, chống dịch COVID-19. Các nông dân giỏi còn đóng góp 187,5 tỷ đồng, 1,3 triệu lượt ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng, nông thôn mới; vận động hơn 13 tỷ đồng thực hiện các mô hình an sinh, hỗ trợ đầu ra cho gần 11.000 tấn nông sản. Ngoài ra tích cực chuyển 1.700 ha từ lúa màu sang cây ăn trái... góp phần rất lớn thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng lợi nhuận trên cùng 1 diện tích đất canh tác, đưa Chợ Mới thành huyện đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Ông Trần Hồng Bon cho biết: "Nông dân sản xuất giỏi là hạt nhân nòng cốt tổ chức lại sản xuất, thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và cả doanh nghiệp tạo chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Các hộ nông dân SX-KD giỏi không chỉ tạo ra loại hình kinh tế cá thể và trang trại, gia trại hiệu quả, kinh tế cao, mà dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cấp Hội Nông dân, các hộ nông dân SX-KD giỏi đã thành lập các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn hoặc làm sáng lập viên thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả SX-KD. Đến nay, toàn huyện có 160 tổ hợp tác lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp với 3.304 thành viên và 26 hợp tác xã, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội".

CM-nong-dan-sx-kd-gioi-2.jpg 

Sản xuất khô cá lóc cho thu nhập cao

Phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi ở Chợ Mới còn góp phần hình thành các vùng sản xuất để liên kết, thực hiện đồng bộ để tiến đến mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Một số hộ nông dân SX-KD giỏi đã đại diện cho người sản xuất, bàn bạc và ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp để tạo vùng sản xuất. Điển hình như vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo thực hiện liên kết với Tập đoàn Lộc Trời; vùng liên kết chuyên canh trồng cây ăn trái; vùng sản xuất rau an toàn... Qua đó, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân toàn vùng, gia tăng chất lượng sản phẩm.

Điển hình như nông dân Đinh Thành Nam (xã Hòa An) tham gia "cánh đồng lớn" đạt tổng doanh thu 9,2 tỷ đồng/năm. Nông dân Huỳnh Văn Đựng (xã Kiến An) chuyển dịch từ lúa sang trồng màu đạt tổng doanh thu 6,3 tỷ đồng/năm. Nông dân Lưu Văn Nhớ (xã Hội An), trồng rau màu an toàn, ứng dụng công nghệ, bao tiêu đầu ra thông qua hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp, chợ, siêu thị có tổng doanh thu 1,9 tỷ đồng/năm. Mô hình làm vườn có ông Võ Văn Em (xã Long Kiến) chuyển đổi 1ha đất lúa trồng sầu riêng đạt tổng doanh thu 1,4 tỷ đồng/năm... Trong chăn nuôi có nông dân Huỳnh Thanh Danh (xã Long Điền A) nuôi chim yến cho lợi nhuận cao. Mô hình thủy sản tiêu biểu có ông Lê Văn Tèo (xã Kiến Thành) nuôi lươn giống và lươn thương phẩm, ông Nguyễn Văn Tiền ngụ cùng xã nuôi và chế biến khô cá lóc các loại. Làm các dịch vụ nông nghiệp có ông Nguyễn Thanh Hải (xã Long Điền A), doanh thu trên 1,2 tỷ đồng/năm; ông Trần Văn Phát (xã Hòa Bình), doanh thu trên 1,3 tỷ đồng/năm. Tiêu thụ nông sản, kinh doanh nông nghiệp có bà Nguyễn Thị Kim Thủy (thị trấn Chợ Mới) kinh doanh khô các loại, doanh thu trên 3,7 tỷ đồng/năm; ông Trần Lê Hùng (thị trấn Chợ Mới) SX-KD bánh Hạnh Nhân, doanh thu trên 3,9 tỷ đồng/năm; bà Trần Thị Tuyết (xã Long Giang) tiêu thụ nông sản đạt doanh thu trên 5 tỷ/năm...

CM-nong-dan-sx-kd-gioi-3.jpg

Chuyển đổi mô hình làm vườn hiệu quả kinh tế cao

Nông dân Lê Văn Tèo cho biết: Xuất thân từ gia đình nông dân chuyên làm lúa nước và hoa màu. Duyên nợ cho tôi đến với nghề nuôi lươn vào năm 2014. Từ 2 bể lươn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Mới hỗ trợ, tôi đầu tư thêm 16 bể nuôi diện tích hơn 100m2 năm 2017. Trừ các chi phí đầu tư thu lợi nhuận từ 100-180 triệu đồng/năm. Năm 2018, thấy được nhu cầu con giống lươn khan hiếm, tôi cùng các nông dân trong xã thành lập Tổ hợp tác nuôi lươn và mở rộng đầu tư cho lươn sinh sản, với diện tích hơn 1.500 m2. Mỗi năm cung cấp cho thành viên trong tổ hợp tác và bà con các xã lân cận 80-100 ngàn con giống lươn bán nhân tạo, thu lợi nhuận 150-200 triệu đồng/năm. Hiện, tôi liên kiết mở rộng thêm 2 cơ sở sản xuất giống cung cấp 200- 250 ngàn con giống/năm cho bà con trong và ngoài địa phương. Từ năm 2020 đến nay, tôi nuôi lươn tuần hoàn và đầu tư ứng dụng công nghệ vào khâu cho ăn tự động bằng điện thoại thông minh, đã tiết kiệm 85% chi phí lao động, giảm 15% chi phí thức ăn, lợi nhuận tăng từ 50-60 ngàn đồng/kg. Thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình, Tổ hợp tác đã đầu tư thử nghiệm công nghệ thay nước tự động cho hiệu quả cao. Năm 2021 lợi nhận trên 310 triệu đồng.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   471
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by