Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 7, Ngày 05/02/2022, 11:00
Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội An Giang năm 2022
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/02/2022 | TTCTTT

(TUAG)- ​Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng và phát triển bền vững cho tỉnh. Tuy nhiên, cùng với cả nước, An Giang phải đối mặt với đại dịch COVID-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và sức khỏe nhân dân.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án Đầu tư xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên.

Trong điều kiện khó khăn, nhưng với sự chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự đoàn kết, nỗ lực của các cấp, các ngành cùng với sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, đã khơi thông mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội; từng bước đưa cuộc sống nhân dân về trạng thái “bình thường mới”, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

Vượt qua khó khăn, An Giang đã thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 2,15%; trong đó, khu vực nông nghiệp tăng trưởng 2,22%, cao hơn cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,12 tỷ USD (tăng hơn 16% so kế hoạch). Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, người dân bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện kịp thời; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo,v.v..

Năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm thứ hai triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Đối với An Giang, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của tỉnh, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế.

Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra 15 chỉ tiêu cụ thể, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 5,20%; thu nhập bình quân đầu người là 52,6 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư xã hội là 30.127 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu là 1.155 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn là 6.183 tỷ đồng... Đây là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề khi tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp.


Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường.

2. Thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022.

3. Tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với 3 nhiệm vụ trọng tâm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực xã hội, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

4. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư theo các nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

5. Thực hiện phân bổ vốn đầu tư đầu tư công năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 ngay từ đầu năm; tiếp tục tranh thủ nguồn Trung ương hỗ trợ, các nguồn vốn ODA triển khai dự án đầu tư các công trình trọng điểm; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng, sớm hoàn thành những công trình thiết yếu tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

6. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi. Thực hiện giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách; nghiên cứu mở rộng nguồn thu, tạo nguồn thu mới để đảm bảo nguồn lực cho tỉnh đầu tư phát triển.
7. Giữ vững quan điểm sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng; đề cao ý thức, trách nhiệm, tính tự chủ của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch.
8. Thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo đa chiều, bền vững; gia tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm tự nguyện. Tiếp tục rà soát và triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động; triển khai các giải pháp phục hồi và ổn định thị trường lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
9. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm.
10. Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật, bảo đảm an toàn dịch bệnh và phù hợp tình hình của địa phương, tạo khí thế mới trong toàn xã hội. Trong năm 2022, An Giang sẽ tổ chức 02 sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang.
11. Tăng cường thông tin truyền thông về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng tuyên truyền những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
12. Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế.

TS. NGUYỄN THANH BÌNH

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Lượt người xem:  Views:   1548
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by