
Tham dự Đại hội
có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, lãnh đạo các sở, ban
ngành của tỉnh cùng hơn 500 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu, đại
diện cho hơn 1,5 triệu hộ nông dân toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn
Nhiên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang cho biết, qua 18 kỳ Đại hội, chất lượng
phòng trào nông dân thi đua sản xuất -
kinh doanh giỏi tỉnh An Giang ngày càng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất
lượng; lực lượng nông dân đăng ký tham gia ngày càng tăng cao qua từng năm; nhiều
mô hình hay, cách làm hiểu quả ngày càng lan tỏa và được nhân rộng trên địa bàn
dân cư, giúp nông dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên khá, giàu, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng nông thôn mới
của tỉnh nhà.

Trong giai đoạn
2016-2019, mặc dù tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp không ít khó khăn
do biến đổi khí hậu, thời tiết hạn hán, xâm ngập mặn, tình trạng sạt lở, giông
bão, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi... nhưng với sự quan tâm,
chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND cùng nổ lực của các ngành, các cấp, nông
nghiệp An Giang vẫn trụ vững, khẳng định vai trò bệ đỡ trong phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh với nhiều mô hình mới, hiệu quả. Hội Nông dân tỉnh đã kịp thời
cùng Ngành Nông nghiệp, các sở, ngành liên quan ký kết nhiều chương trình, kế
hoạch; tuyên truyền, vận động nông dân -
nhất là nông dân giỏi tích cực đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách - pháp luật của Nhà nước cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng dụng công
nghệ cao, liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn, phát triển kết hợp du lịch
nông nghiệp, thực hiện Nghị định 41/NĐ-CP, 42/NĐ-CP, 35/NĐ-CP và Nghị định
55/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện tốt chương trình quốc gia xây dựng nông thôn
mới… góp phần giúp nông dân an tâm sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định
cuộc sống.
Tổng doanh thu
nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh đạt trên 11.525 tỷ đồng, hộ nông
dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh có thu nhập thấp nhất trên 150 triệu đồng/hộ/năm,
hộ có thu nhập cao nhất 26,250 tỷ đồng/hộ/năm, đã góp phần tăng thu nhập bình
quân đầu người trong tỉnh. Những hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh
đã hướng dẫn giúp đỡ cho gần 324.239 lượt hộ nghèo có điều kiện phát triển sản
xuất và đóng góp xây dựng nông thôn mới trị giá gần 66,875 tỷ đồng, với hơn
411.103 ngày công lao động.

Kết quả xét chọn
cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã thay đổi đáng kể,
tỉ lệ nông dân giỏi về các mô hình kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, các ngành
nghề mới đã xuất hiện khá nhiều ở nông thôn, cụ thể như: Mô hình độc canh lúa
giảm 0,6%; các mô hình làm vườn, đa canh, trang trại và xây dựng nông thôn tăng
cao.
Tính đến tháng
9/2019, toàn tỉnh An Giang có 1.289.490 lượt cá nhân và 1.415 lượt tập thể đạt
danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi. Riêng năm 2019, toàn tỉnh có 100.572 hộ
nông dân đăng ký nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, qua xét chọn đã công nhận
83.373 cá nhân và 116 tập thể giỏi ở 3 cấp, trong đó, cấp tỉnh 8.640 cá nhân và
49 tập thể, cấp huyện 20.244 nông dân, cấp xã 53.468 nông dân. Đặc biệt, kết quả
xét chọn năm nay, số nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu
số chiếm tỷ lệ tương đối cao so với kế hoạch. Đây là những nông dân giỏi tiêu
biểu khắp các nơi trong tỉnh đã mạnh dạng chuyển đổi sản xuất, qua đó đã tạo ra
giá trị sản phẩm nông nghiệp rất lớn, giải quyết công ăn việc làm đáng kể cho
người lao động và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần quan trọng cho quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều mô hình ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao được nông dân ứng dụng mang lại hiệu quả
kinh tế cao như: Tổ hợp tác sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP xã Mỹ An, huyện
Chợ Mới; Tổ hợp tác trồng cây ăn trái, xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn; Tổ hợp tác sản
xuất nấm bào ngư, xã An Hòa huyện Châu Thành; như hộ ông La Tráng Kiện, xã Vĩnh
Thành, huyện Châu Thành, trồng rau màu trong nhà lưới kết hợp nuôi ong mật với
tổng doanh thu đạt trên 1,5 tỷ đồng/năm.
Các mô hình như:
kinh tế hợp tác tham gia “cánh đồng lớn”, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng
rau màu, sản xuất đa canh, chăn nuôi bò, thủy sản, phát triển kinh tế trang trại,
kinh doanh dịch vụ nông nghiệp,... từng nước được nhân rộng, tạo nhiều thuận lợi
cho nông dân tỉnh nhà phát triển kinh tế, mang lại lợi nhuận đáng kể cho hộ các
hộ nông dân yên tâm sản xuất do đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập của nông
dân. Điển hình như: ông Nguyễn Thành An, xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn với tổng
doanh thu 5 tỷ đồng/năm; Đinh Thành Nam xã Hòa An, huyện Chợ Mới với tổng doanh
thu 9,245 tỷ đồng/năm; Lâm Văn Trung xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành với tổng
doanh thu 5,544 tỷ đồng/năm; mô hình tiêu thụ nông sản, kinh doanh nông nghiệp
của ông Phan Văn Thụ xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn với tổng doanh thu 26,250 tỷ đồng/năm,...
Về công tác phát
triển phong trào nông dân thi đua sản xuất -
kinh doanh giỏi lần thứ XIX, giai đoạn 2019-2021, ông Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
An Giang Nguyễn Văn Nhiên cho biết, các cấp Hội sẽ phát huy những kết quả đạt
được trong thời gian qua qua, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, làm nòng cốt
trong xây dựng nông thôn mới; tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận
động để hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, lợi ích của việc tham gia thực hiện
phong trào, từ đó hăng say lao động, sản xuất, vượt lên khó khăn, không ỷ lại,
phấn đấu thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, tiếp
tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gắn với hỗ trợ về vốn,
vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật; không ngừng nâng cao trình độ sản xuất
thâm canh và kiến thức quản lý thị trường, giúp nông dân tiếp cận và khai thác
hiệu quả các chính sách đầu tư cho nông nghiệp và công nghệ mới, góp phần gia
tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh, góp phần xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững.
Phát biểu chỉ đạo
tại Đại hội, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang lưu ý Hội Nông
dân tỉnh An Giang thời gian tới tập trung vào các vấn đề liên kết, hợp tác, đẩy
mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thực hiện có hiệu
quả các chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo; gắn dạy nghề với giải quyết
việc làm cho nông dân; phát triển Hội viên đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt
động Hội.
Đặc biệt, cần phối
hợp với các tổ chức, đoàn thể giúp nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng, vốn
vay ưu đải để đầu tư phát triển sản xuất, vận động bà con nông dân thực hiện
chuyển dịch cơ cấu của thành phố theo hướng dịch vụ, thương mại – công nghiệp –
nông nghiệp công nghệ cao; xác định thế mạnh của từng địa bàn thành phố, thị xã
và huyện để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thu đua sản xuất;
nghiên cứu xây dựng các mô hình “Hội quán nông dân” – nơi bà con nông dân trao
đổi, chia sẽ kinh nghiệm sản xuất cũng như cách làm hay trong phong trào xây dựng
nông thôn mới mà các hộ nông dân xản xuất – kinh doanh giỏi làm nòng cốt.
Cùng với đó, cần
phối hợp với các địa phương tổ chức vận động hội viên mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu
cây trồng và vật nuôi; tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác, hình thành những
vùng sản xuất hàng hoá lớn, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường, gắn với thương hiệu sản phẩm đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
Dịp này, Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam tặng kỹ niệm chương
“Vì giai cấp nông dân Việt Nam” cho 69 cá nhân tiêu biểu của tỉnh An
Giang; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tặng bằng khen cho 21 tập thể và 304 cá
nhân; Hội Nông dân tỉnh An Giang tặng bằng khen cho 7 tập thể va 168 cá nhân có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi
giai đoạn 2016 -
2019./.
Công Mạo