Tại Thoại Sơn có tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng tham gia đề án được hỗ trợ phát triển Showroom thành điểm tiếp xúc thương hiệu, xây dựng và hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề, thực hiện chính sách khuyến công, hỗ trợ thiết bị đồ họa đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tập huấn kỹ năng giao tiếp du khách.
Đề án mỗi xã một sản phẩm gọi tắt là “OCOP” theo Quyết định số 490 ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, xã, thị trấn được nghe triển khai kế hoạch thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm; các bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp hạng sản phẩm chương trình OCOP; xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; phương án nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị để được nâng cấp sao; chương trình OCOP gắn với nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới… Trong đó, hướng đến mục có ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia đề án OCOP được nâng cấp, hoàn thiện quy trình sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm theo bộ tiêu chí.
Đề án OCOP - An Giang là phát triển các đặc sản, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch nông thôn giúp mỗi địa phương tìm ra được lợi thế riêng để có định hướng hỗ trợ người dân phát triển sản xuất.
Kim Cương