Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước,
chủ trì hội thảo có GS.TS Lê Ngọc Hùng - Giảng viên Đại học Quốc gia Hà
Nội, TS Đỗ Văn Quân - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Ths Nguyễn Trúc Lâm -
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn.
Hội
thảo nhằm xác định những thay đổi về khía cạnh xã hội theo tốc độ đô
thị hoá hiện nay và tương lai (5-10 năm) ở vùng Tây Nam Bộ, qua đó dự
báo tác động xã hội, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của
các yếu tố xã hội trong phát triển bền vững đô thị vùng Tây Nam Bộ giai
đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Vùng Tây Nam bộ (còn
được gọi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 12 tỉnh và 01 thành
phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay, toàn vùng Tây Nam bộ có hơn 160 đô
thị phân bố dọc theo các hành lang hệ thống sông chính. Vấn đề phát
triển đô thị bền vững ở vùng Tây Nam bộ là mục tiêu xuyên suốt, mang
tính chiến lược và cốt lõi trong các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phát triển đô thị vùng
Tây Nam Bộ đang gặp không ít vấn đề bất cập, nhất là ở phương diện xã
hội.

Các
đại biểu, nhà khoa học đã tập trung thảo luận những vấn đề lý luận,
cách tiếp cận nghiên cứu tác động xã hội trong phát triển đô thị bền
vững; Tác động xã hội trong phát triển đô thị trên thế giới và ở Việt
Nam - bài học kinh nghiệm đối với đô thị vùng Tây Nam Bộ; Rà soát quy
hoạch và đánh giá thực trạng phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ giai đoạn
2010-2019.
Hội thảo cũng bàn luận, phân tích những tác động xã
hội trên nhiều lĩnh vực phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ giai đoạn
2010-2019, cụ thể về quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, cấu trúc giai
tầng xã hội; về cấu trúc dân số - di dân, nghề nghiệp, việc làm, lao
động và thu nhập; về tiếp cận dịch vụ xã hội, an sinh xã hội; về môi
trường, bản sắc văn hoá, tâm lý và lối sống đô thị; về quản lý xã hội,
an ninh trật tự, an toàn xã hội…
MAI HÂN