Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
Thứ 4, Ngày 01/06/2022, 09:00
Hãy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em tốt hơn!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/06/2022 | TTCTTT

​(TUAG)- Theo thống kê, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (ngày 20/02/1990). Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Việc sớm ký kết và thực thi Công ước cho thấy, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

BacHo-thieunhi.jpg

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến trẻ em. Người từng viết trong bài thơ “Trẻ con”, năm 1941: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Câu thơ ấy đến nay là trở thành một khẩu hiệu của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của Đảng và Nhà nước ta. Gần đây, nhiều người hay dùng một khẩu hiệu mới là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” với tầm khái quát rộng hơn nhưng suy cho cùng, việc chăm sóc trẻ phải bắt đầu từ những chồi, những búp thì mới thành cây, thành cành, thành hoa, thành trái…

Đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan chức năng trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chính sách cũng như hành lang pháp lý để bảo vệ trẻ em và công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ngày càng được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ trẻ em (1).

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đó đây, nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên, đáng ngại. Nhiều trường hợp bạo hành, xâm hại rất dã man, gây cho trẻ nhiều thương tích, thậm chí mất mạng vẫn diễn ra với những con số gây nhức nhối cho toàn xã hội (2).

Vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chỉ ra đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua dẫn đến bạo lực gia tăng với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em. Điều đó cho thấy những việc chúng ta đã và đang thực hiện chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn là chưa đủ (3).

Đó là chưa kể nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại nhưng không được phát hiện hoặc có phát hiện nhưng không được xử lý đến nơi đến chốn. Hay nạn mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em, chăn dắt trẻ em để ăn xin… Điều đáng nói là hành vi này nhiều trường hợp lại có sự tổ chức, tiếp tay của chính cha mẹ, người thân của trẻ. Hay việc chăm sóc, giáo dục trẻ lại có những biểu hiện chưa phù hợp, như tạo sức ép từ áp lực học hành, thi cử; cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ như là một cách “giữ trẻ”; cho trẻ tiêu tiền quá sớm mà không có biện pháp quản lý đúng cách…

Để góp phần cùng toàn xã hội chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cần xây dựng một hệ thống với các nhân viên công tác xã hội được đào tạo, những người có thể xác định, can thiệp, đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của trẻ và bảo vệ trẻ một cách nhanh chóng trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, cần bổ sung, hoàn chỉnh nội dung về xử lý vi phạm trong lĩnh vực gia đình, trẻ em theo hướng tăng cường xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm để nâng cao nhận thức, tăng tính răn đe trong xã hội.

Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em đến các tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em đến các thành viên trong gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc quan tâm xây dựng, phổ biến các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới; chăm lo đến sự phát triển của trẻ em, xây dựng môi trường xã hội an toàn cho trẻ; giám sát việc thực hiện quyền của trẻ em.

Các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò phát hiện, phản ánh, tố giác các vụ việc bạo hành trẻ em, kịp thời lên tiếng trước các hành vi vô cảm đối với trẻ để tránh những vụ việc đau lòng đáng tiếc xảy ra.

Mọi cơ quan, tổ chức, mọi người dân hãy cùng chung tay, góp sức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đây không phải chỉ là một công tác bình thường mà là một trách nhiệm quan trọng, có ý nghĩa lớn đến sự phát triển của xã hội, của đất nước. Bởi trẻ em hôm nay sẽ trở thành chủ nhân của đất nước trong tương lai, chất lượng của thế hệ mai sau rõ ràng sẽ có kết quả từ công tác trẻ em hôm nay./.

THÁI THÚY XUÂN

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

_______________

(1) Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em đã quy định về 26 nhóm quyền của trẻ em cũng như khẳng định rõ về trách nhiệm của tất cả các cơ quan trong việc bảo đảm và bảo vệ các quyền trẻ em đã được pháp luật quy định.
(2) Báo cáo của Chính phủ, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính: 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó: Xâm hại tình dục: 6.432 trẻ em, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại; Bạo lực trẻ em: 857 trẻ em (giết trẻ em: 191 trẻ, cố ý gây thương tích: 666 trẻ), chiếm 9,84% tổng số trẻ em bị xâm hại; Mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em: 106 trẻ em, chiếm 1,22% tổng số trẻ em bị xâm hại... Ngoài số trẻ em bị xâm hại bởi các hình thức nêu trên, còn có 790.518 trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động; 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và khoảng 13.489 trẻ em 15 tuổi tảo hôn.
(3) Phiên họp ngày 22/2/2022, do Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Ủy ban Xã hội phối hợp tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến về "Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em" .

Lượt người xem:  Views:   103
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by