Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 3, Ngày 29/04/2025, 09:00
Viết tiếp câu chuyện hòa bình!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/04/2025 | Hải Lam

(TUAG)- Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một sự kiện trọng đại - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

50-nam-GPMN-1.jpg

50 năm ngày non sông nối liền một dải không chỉ là dịp để hoài niệm, mà là thời điểm để dân tộc Việt Nam đối diện với thách thức hiện tại và tương lai. Câu hỏi “Làm gì để đất nước không còn tụt hậu” không thể trả lời bằng lý thuyết suông hay giáo điều, mà phải bằng hành động thực chất của từng người Việt Nam, từ lãnh đạo đến mỗi công dân.

Trong bài viết kỷ niệm 30/4 mang tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã viết: Đất nước không thể để tụt hậu, không thể bỏ lỡ cơ hội, không thể tái diễn những vòng xoáy lịch sử từng kiềm hãm dân tộc. Thông điệp ấy thôi thúc hành động ngay hôm nay, không phải vì bất kỳ hình thức nào, mà vì sự tồn vong và phát triển của quốc gia trong một thế giới đầy biến động.

 50-nam-GPMN-2.jpg

Văn hóa nhân văn và lòng đoàn kết

Như bài viết của Tổng Bí thư đã đề cập: Trong hơn một thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam đã trải qua những trang sử bi tráng, phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát dưới ách đô hộ, áp bức của thực dân, phong kiến và đặc biệt là hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hơn ba thập kỷ. Chiến tranh không chỉ lấy đi sinh mạng của hàng triệu người, mà còn để lại những di chứng sâu sắc về thể chất, tinh thần, kinh tế - xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến cả những thế hệ sinh ra khi tiếng súng đã ngưng. Không có vùng đất nào trên quê hương Việt Nam không có đau thương; không có gia đình nào mà không gánh chịu những mất mát, hy sinh và cho đến nay chúng ta vẫn còn phải khắc phục hậu quả chiến tranh và bom mìn, chất độc da cam…

Nhưng thời gian, lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc Việt Nam từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới tương lai. Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã có đủ bản lĩnh, đủ niềm tin, sự tự hào và đủ bao dung để vượt qua đau thương cùng nhau nhìn về phía trước - để cuộc chiến tranh đã qua không còn là hố ngăn cách giữa những người con cùng một dòng máu Lạc Hồng.

Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt - dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào - đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán mở rộng vòng tay, trân trọng mọi đóng góp, lắng nghe mọi tiếng nói xây dựng, đoàn kết từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài - những người đang góp phần kết nối Việt Nam với thế giới.

Chúng ta không thể viết lại lịch sử, nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai. Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Tương lai là để cùng nhau xây dựng kiến tạo và phát triển. Đó là lời hứa danh dự của thế hệ hôm nay với những người đã ngã xuống, là tâm nguyện chung của một dân tộc từng trải qua nhiều đau thương nhưng chưa bao giờ khuất phục.

Văn hóa và nhân văn không chỉ là khái niệm, mà là nền móng của đoàn kết dân tộc. Con đường duy nhất là đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết.

 50-nam-GPMN-3.jpg

Vận nước và khí của đại nghĩa

Hơn ai hết, thế hệ hôm nay hiểu rõ rằng độc lập và thống nhất không phải là cái đích cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới: Hành trình xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, văn minh, phát triển và trường tồn. Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới.

Tinh thần thống nhất đất nước - từng là niềm tin và ý chí sắt đá để vượt qua khó khăn, thử thách, mưa bom, bão đạn - nay phải trở thành quyết tâm chính trị, ý chí đổi mới và hành động cụ thể để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Phải làm cho mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, dù làm gì, đều tự hào về đất nước, tin tưởng vào tương lai và có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung.

Vận mệnh quốc gia không chỉ là chuyện của nhà nước, mà là trách nhiệm của toàn dân tộc. Như bài viết đã nhấn mạnh: “Nhất thiết phải phát huy trí tuệ và sức mạnh toàn dân”, bao gồm cả người Việt ở năm châu. Sức mạnh Việt Nam không thể cầu từ bên ngoài, mà phải bắt nguồn từ nội lực: Từ tinh thần tự lực tự cường, từ bản lĩnh một dân tộc chưa bao giờ chịu khuất phục. Không có nội lực, không có nền tảng vững chắc, thì không thể đứng vững trước thời cuộc. Đây là bài học xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Mỗi quyết định hôm nay sẽ định hình tương lai Việt Nam nhiều thập kỷ tới.

Thế hệ hôm nay - từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, mọi tầng lớp nhân dân đều cần ý thức sâu sắc rằng: Chúng ta đang thừa hưởng những giá trị di sản vĩ đại từ cha ông, và chúng ta có trách nhiệm làm rạng danh đất nước trong thời đại mới. Mỗi hành động hôm nay phải xứng đáng với máu xương đã đổ xuống, với những hy sinh mất mát mà cả dân tộc đã từng gánh chịu.

50-nam-GPMN.jpg

Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn. Phải kiên định giữ gìn độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định. Đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại.

Nhìn về phía trước, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào tin tưởng vào sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã bao lần đánh thắng ngoại xâm và đứng dậy từ chiến tranh, khẳng định mình trước lịch sử và trước thế giới. Với truyền thống nghìn năm dựng nước và giữ nước, với khát vọng vươn lên không ngừng, thế hệ trẻ tài năng, hoài bão, yêu nước, yêu hòa bình, sáng tạo và đầy bản lĩnh - Việt Nam nhất định sẽ thành công viết tiếp những chương mới rực rỡ trong hành trình phát triển của mình./.

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   241
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by