Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 3, Ngày 22/04/2025, 07:00
V.I. Lê-nin - Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/04/2025 | TTCTTT

​(TUAG)- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin - Nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, người kế tục xuất sắc sự nghiệp giải phóng con người của C.Mác, Ph.Ăng-ghen. V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 trong một gia đình trí thức có tinh thần dân chủ, sớm đến với chủ nghĩa Mác. Bằng một trí tuệ phi thường cùng với tinh thần cách mạng vô song, V.I. Lê-nin đã cống hiến cho nhân loại nhiều thành tựu vĩ đại cả về lý luận và thực tiễn.

Le-nin-22-4.jpg

Người đã bảo vệ và phát triển toàn bộ chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hệ thống, cơ bản trước sự xuyên tạc của phái dân túy, của những người theo chủ nghĩa Makhơ, theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại và luận điệu phản cách mạng của nhiều nhà tư tưởng tư sản khác. Người bổ sung nhiều nội dung mang tính chân lý bền vững cho cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Cụ thể:

Về phương diện triết học, là những nội dung về thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật, về lý luận nhận thức, về nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về nhà nước, nhà nước chuyên chính vô sản,…

Về Kinh tế chính trị học, V.I. Lê-nin là người đầu tiên đưa ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước Nga-quốc gia có trình độ phát triển trung bình; đặc sắc nhất là đưa ra chính sách Kinh tế mới (NEP) với chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế mà mục tiêu của nó là phát triển sản xuất để giải phóng người lao động trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến, quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). V.I. Lê-nin cũng là người xác định cụ thể những nhiệm vụ kinh tế - xã hội cơ bản trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH (thực hiện xã hội hóa sản xuất trong thực tế thông qua công nghiệp hóa; từng bước đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn thông qua con đường hợp tác hóa; tiến hành cách mạng về văn hóa để nâng cao ý thức chính trị, trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật cho Nhân dân; kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tư tưởng, tập quán cũ, làm cho nhiệt tình cách mạng, tinh thần sáng tạo của Nhân dân được phát huy mạnh mẽ…).

 Về chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I. Lê-nin đã chỉ ra khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trước tiên ở một số nước, thậm chí ở một nước; chỉ ra đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; chỉ rõ thời kỳ quá độ với các hình thức quá độ, các “bước quá độ”, các mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ; đặc điểm, thực chất của thời kỳ quá độ… Chính Lê-nin đã bổ sung khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại", do C. Mác và Ph. Ăng-ghen đưa ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bất thành "Vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới liên hiệp lại" (V.I. Lê-nin viết cuốn "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" vào năm 1916)…

Với những cống hiến vĩ đại đó, chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin - thể hiện trọn vẹn sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn cao đẹp.

Về thực tiễn, từ năm 1900, Người đã sáng lập Báo “Tia Lửa”, ngay khi xuất bản số đầu tiên, Người đã chỉ rõ sự cấp bách phải thống nhất tất cả các lực lượng giác ngộ của giai cấp vô sản Nga, thành lập một chính đảng lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng mới có thể đưa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đến thắng lợi. Cùng với nhiều nhà dân chủ xã hội Nga. V.I.Lê-nin đã đầu tư, tích cực chuẩn bị cả về tư tưởng, lý luận lẫn tổ chức cho sự ra đời của Đảng Công nhân Dân chủ - Xã hội Nga - tiền thân của Đảng Bôn-sê-vích (Đảng Cộng sản Nga) vào năm 1903. Trong Cương lĩnh của mình, Đảng đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là làm cách mạng XHCN, thực hiện chuyên chính vô sản.

Ngày 16/4/1917, V.I. Lê-nin đến Petrograt để trình bày bản Luận cương Tháng Tư nổi tiếng, thực chất đây là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng XHCN với khẩu hiệu: "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết!". Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (tháng 4/1917) của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối cách mạng do V.I. Lê-nin đề ra. Rạng sáng ngày 7/11/1917, toàn thành phố Saint Petersburg nằm trong tay những người khởi nghĩa và đến đêm ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.

Riêng tại nước ta, với khát vọng cứu dân, cứu  nước Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường. Sau nhiều năm bôn ba Người đã tìm thấy “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin. Người khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Cả cuộc đời hoạt động, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, V.I. Lê-nin đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ. Đó là di sản quý báu về tư tưởng và lý luận; đó là tấm gương đạo đức cao đẹp, mẫu mực của người cộng sản chân chính, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người khỏi nạn áp bức, nô dịch. Dù thời gian đã lùi xa và thế giới hiện đã có nhiều đổi thay to lớn, song tư tưởng của V.I.Lê-nin vẫn là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội trên toàn thế giới.

Kỷ niệm Ngày sinh của V.I. Lê-nin (22/4/1870-22/4/2025) là dịp chúng ta tiếp tục khẳng định lòng biết ơn về những công lao, cống hiến vĩ đại của Người; tiếp tục thực hiện chỉ dạy của Bác Hồ: “Chúng ta kỷ niệm đồng chí Lê-nin, thương nhớ đồng chí Lê-nin thì càng phải học tập và thực hành chủ nghĩa Mác-Lê-nin”; “là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lê-nin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”.

TRUNG THÀNH

Lượt người xem:  Views:   313
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by