Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 2, Ngày 23/09/2024, 08:00
Sáng ngời mốc son Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/09/2024 | Hòa Bình

(TUAG)- Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945) là một son trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập, tự do, tinh thần quật cường, hào khí của quân dân Nam bộ, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.

Loi-keugoi-Nambokhangchien-2.jpg

Chỉ 3 tuần lễ sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, thực hiện âm mưu xâm lược nước ta lần thứ 2. Nhân dân Nam Bộ lại phải tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc: Nam Bộ kháng chiến.

Trước tình thế cách mạng cấp bách, khắc sâu lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”, phát huy truyền thống yêu nước và khí thế của Cách mạng Tháng Tám lịch sử, quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng dậy cầm vũ khí đánh bại các thế lực xâm lược. Ngày 23/9, Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam Bộ đã họp khẩn cấp để bàn về việc thực hiện chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng. Trên cơ sở phân tích tình hình, nhận định về âm mưu của thực dân Pháp và quân đội Anh, Hội nghị đã quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, phát động toàn dân tổng đình công, bãi công, bãi chợ, không hợp tác với giặc Pháp; phát động chiến tranh du kích rộng khắp, bao vây, cầm chân địch trong thành phố; tiêu hao dần lực lượng và làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp… Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ cũng ra lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ đoàn kết xông lên đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước: “Độc lập hay là chết… Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái, hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược… Từ giây phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng”.

Loi-keugoi-Nambokhangchien.jpg

Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Ảnh: Bảo tàng TP HCM

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Nam Bộ đã “muôn người như một” anh dũng đứng lên với tinh thần quyết chiến và ý chí quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Ngay chiều 23/9, cả Sài Gòn - Chợ Lớn như ngập tràn trong khí thế chiến đấu tiêu diệt quân thù. Các công sở, xí nghiệp, hang buôn đều đóng cửa. Đêm 23-9, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn bãi công cắt toàn bộ điện, nước. Trong nội thành, chiến lũy được dựng lên ở khắp các phố phường để cản bước tiến của quân địch. Các đội tự vệ chiến đấu nhanh chóng được thành lập tại các nhà máy, xí nghiệp, công sở, trường học. Chỉ sau thời gian ngắn, ta đã tổ chức được 320 đội tự vệ chiến đấu, bố trí tại 16 khu vực tác chiến trọng điểm. Ở các tỉnh Nam Bộ, Ủy ban Kháng chiến cũng chỉ đạo thành lập những đội du kích, đội tự vệ chiến đấu làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ chính quyền. Với tinh thần đó, chỉ trong trận mở đầu ở Tân Định, ta đã tiêu diệt gần 200 tên địch. Ngày 23/9 đi vào lịch sử cách mạng của dân tộc như một sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng, mở ra một trang sử oanh liệt, hào hùng: “Ngày Nam Bộ kháng chiến”.

Phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể mới thấy hết tính quyết đoán của Xứ ủy, Ủy ban Hành chính Nam Bộ và tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Bộ. Trước hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, vấn đề đặt ra là ta có phát động kháng chiến hay không? Nếu không đánh thì địch sẽ chiếm ưu thế, quần chúng sẽ hoang mang và sau này, khi thương lượng thì ta sẽ mất thế. Còn nếu đánh, thì sẽ gây thiệt hại cho địch đồng thời cũng sẽ tạo cơ sở để thương lượng sau này. Nhưng vấn đề là tình thế cấp bách, có nên quyết định đánh trong khi chưa có lệnh của Trung ương? Và với tinh thần quyết đoán, Xứ ủy, Ủy ban Hành chính Nam Bộ đã quyết định vừa phát động kháng chiến vừa đợi ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Thực tế cho thấy, quyết định của Xứ ủy, Ủy ban Hành chính Nam Bộ là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.

Tinh thần chiến đấu quật cường và lòng yêu nước, những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/1945, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã cùng với Nhân dân các tỉnh Nam Bộ anh dũng chiến đấu chống lại quân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương “trong đánh ngoài vây”, cùng với phát huy vai trò của các đội tự vệ chiến đấu với các cách đánh tập kích, phục kích tại khu vực nội thành thì ở các vùng ven đô, ta cũng tổ chức thành 4 mặt trận (Đông, Bắc, Tây, Nam) để tạo thành thế trận bao vây, không cho quân địch mở rộng vùng chiếm đóng ra ngoại thành. Vì vậy, trong những ngày đầu tái xâm lược Nam Bộ, thực dân Pháp đã bị bao vậy chặt trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Nửa tháng đầu tiên, quân Pháp chỉ chiếm đóng được các vị trí, công sở chủ yếu ở trung tâm thành phố. Kẻ địch lâm vào tình trạng khốn đốn: không điện, không nước, thiếu lương thực, thực phẩm; thiếu quân, thiếu vũ khí;… Âm mưu đánh chiếm Nam Bộ trong thời gian 3 tuần của thực dân Pháp đã bị phá sản hoàn toàn.

Loi-keugoi-Nambokhangchien-1.jpg

Nhân dân Nam bộ nổi dậy kháng chiến chống Pháp. Ảnh tư liệu  

Hành động nhân dân Nam Bộ đánh trả tái chiếm thực dân Pháp là kịp thời, đúng đắn, hợp lý. Không chỉ ngăn chặn một bước âm mưu xâm lược của kẻ thù; đập tan mưu đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp; kìm giữ và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài và góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền đất nước; những thắng lợi trong buổi đầu kháng chiến của quân dân Nam Bộ còn trở thành biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước quật cường và ý chí chiến đấu anh dũng của dân tộc ta với niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng”.

Để ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Nam Bộ, tháng 2/1946, trong đợt tôn vinh chiến công vang dội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.

Ngày 23/9 đã đi vào lịch sử là “Ngày Nam bộ kháng chiến”, mở đầu cho cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng của nhân dân Nam bộ. Tinh thần “Ngày Nam bộ kháng chiến” là động lực to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.

H.B

Lượt người xem:  Views:   304
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by