Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 5, Ngày 06/01/2022, 13:45
Ngành Tuyên giáo An Giang - nỗ lực gặt hái thêm nhiều thành tựu mới trong năm 2022
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/01/2022 | Ngọc Hân

(TUAG)- Là phát biểu thể hiện sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022 của người đứng đầu ngành Tuyên giáo An Giang - đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 tổ chức vào sáng ngày 06/01.

 HN-Tket-ctac-TG-2021-5.jpg

Năm 2021 - trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng trên cơ sở định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, hệ thống Tuyên giáo các cấp trong tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác Tuyên giáo tỉnh nhà đã góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình chính trị, tư tưởng, vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh - tạo tiền đề quan trọng để toàn ngành Tuyên giáo An Giang triển khai thực hiện đạt kết quả cao trong năm 2022.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhận định năm 2022, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Tuyên giáo ngày càng nặng nề với yêu cầu ngày càng cao, nhất là khi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Tình hình mới, yêu cầu mới đòi hỏi công tác Tuyên giáo phải tiếp tục chủ động đổi mới, sáng tạo; thích ứng linh hoạt, hiệu quả và nâng cao hơn nữa tính thiết thực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn; căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương; ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí đề nghị toàn ngành Tuyên giáo tỉnh cần lưu ý, quan tâm, tập trung thực hiện các nội dung:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phản tuyên truyền

Theo đồng chí, làm tốt công tác tuyên truyền cũng chính là làm tốt công tác phản tuyên truyền - góp phần đấu tranh phản bác với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, ngành Tuyên giáo sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả việc phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với các ngành liên quan theo Quy định 238-QĐ/TW của Ban Bí thư. Qua đó, tăng cường phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả với các ngành, các cấp từ Trung ương, đến các sở, ngành tỉnh và đến tận các địa phương, cơ sở - phát huy sức mạnh, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng làm tốt công tác tư tưởng.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án 07-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên cơ sở tăng cường đổi mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin - nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dư luận xã hội. Trên cơ sở kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng dư luận xã hội; kịp thời phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân đang quan tâm cho cấp ủy để kịp thời chỉ đạo, định hướng tư tưởng - đóng góp tích cực vào công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Làm cho công tác Tuyên giáo ngày càng bám sát thực tiễn, góp phần quan trọng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Tham mưu cấp ủy kịp thời chỉ đạo, định hướng tuyên truyền thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng - với mục tiêu tăng cường hướng về cơ sở; kịp thời, ngắn gọn, sát với tình hình thực tiễn; phù hợp với đối tượng - làm cho thông tin thực sự lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Việc thông tin kịp thời, chất lượng là điều kiện quan trọng để định hướng tư tưởng và dư luận. Trong bối cảnh thông tin đa chiều, đa diện, nhiều loại hình và phương thức thông tin; cùng với hệ thống Tuyên giáo, các cơ quan báo chí, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng Ban Chỉ đạo 35... đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần kịp thời chuyển tải thông tin chính thống mang tính thời sự, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin, vừa định hướng tư tưởng chính trị trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm - nhất là trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo đồng chí Trần Thị Thanh Hương, đây là vấn đề cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Thứ hai, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Căn cứ vào Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW; năm 2022, Trung ương không xây dựng chuyên đề mà giao cho các địa phương chủ động xây dựng. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định sẽ triển khai Chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 trên địa bàn tỉnh với chủ đề: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, đủ phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ". Trong tháng 01/2022, tỉnh sẽ tổ chức triển khai và theo kế hoạch việc triển khai trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành trong quý I/2022. Đồng chí đề nghị, cấp ủy các địa phương quan tâm; đồng thời, chú trọng việc chỉ đạo lựa chọn nội dung ngắn gọn phù hợp đưa vào sinh hoạt Chi bộ định kỳ để đảng viên học và làm theo - góp phần đưa việc học tập và làm theo Bác trên địa bàn tỉnh ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Đồng chí cũng nhấn mạnh, để việc học tập và làm theo Bác ngày càng đi vào thực chất, có 3 yêu cầu đặt ra: Quan tâm nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng việc quán triệt, triển khai các chuyên đề - sao cho thiết thực, hiệu quả hơn, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nội dung học tập và làm theo trong sinh hoạt chi bộ, gắn với tự phê bình và phê binh; gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 - tránh hình thức; Đổi mới, sáng tạo hơn trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch làm theo, cần xác định rõ khâu đột phá, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra tại địa phương; Chú trọng nhiều hơn việc phát hiện song song với tuyên truyền gương điển hình trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW. Thông qua đó, kịp thời phát hiện, nhân rộng các gương điển hình tiến tiến, tôn vinh những giá trị văn hóa, đạo đức, những tấm gương người tốt việc tốt - góp phần nâng cao đạo đức xã hội, đấu tranh chống suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.


Thứ ba, nâng cao công tác Giáo dục lý luận chính trị, công tác Lịch sử Đảng

Đối với nội dung này, đồng chí đề nghị: Đổi mới biện pháp, cách thức triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các chủ trương, chỉ đạo của cấp ủy địa phương - tùy vào nội dung, thành phần mà vận dụng hình thức trực tuyến, hay nội dung nào phải trực tiếp - nhưng đều phải đảm bảo nghiêm túc, chất lượng (không qua loa, hình thức).

Kịp thời tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch, chương trình hành động gắn với việc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, sát hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, đơn vị - vấn đề quan trọng là phải quan tâm tổ chức thực hiện những nội dung đã đề ra.

Song song đó, tích cực tham mưu cấp ủy tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện các mặt công tác xây dựng Đảng, nhất là thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Cùng với Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, đề nghị cấp ủy các địa phương quan tâm chỉ đạo Trung tâm chính trị các huyện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị - gắn lý luận với thực tiễn; đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên ngày càng đi vào nề nếp; góp phần từng bước khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên. Đây cũng là vấn đề thiết thực góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức.

Trong công tác Lịch sử Đảng, bên cạnh việc biên soạn lịch sử; một trong những yêu cầu đặt ra là quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống trên địa bàn, nhất là đối với thế hệ trẻ. Thời gian qua, việc làm này chưa được quan tâm đúng mức. Đồng chí đề nghị các cấp ủy địa phương quan tâm hơn nữa vấn đề này trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, trong quý I/2022, tỉnh sẽ tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh. Đây là đợt sinh hoạt về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng giảng dạy lý luận chính trị của đội ngũ giảng viên đồng thời là dịp để các giảng viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, thúc đẩy phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị. Đồng chí đề nghị các địa phương quan tâm lựa chọn và tạo điều kiện tốt nhất để các giảng viên trung tâm chính trị huyện, thị, thành phố tham gia Hội thi.

Thứ tư, phát huy hiệu quả công tác Khoa giáo, Văn hóa - Văn nghệ

Năm 2022, ngành Tuyên giáo có trách nhiệm tham mưu sơ, tổng kết rất nhiều chỉ thị, nghị quyết trên lĩnh vực Khoa giáo như: Dạy nghề cho lao động nông thôn; công tác dân số; chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân... Đề nghị các cấp ủy, các ngành, đơn vị quan tâm phối hợp: Không chỉ là tổng hợp báo cáo, nắm tình hình hoạt động, nắm số liệu mà cần quan tâm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn - nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung các báo cáo của các ngành trên lĩnh vực công tác Khoa giáo.

Vấn đề quan trọng là tham mưu đúng, trúng những vấn đề liên quan đến công tác Khoa giáo - là những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người đang đặt ra trên từng địa bàn; từ đó, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả từng lĩnh vực cụ thể mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân đang quan tâm. Thông qua làm tốt công tác Khoa giáo, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong lĩnh vực Văn hóa - Văn nghệ, làm tốt công tác Văn hóa chính là góp phần xây dựng đạo đức; xây dựng hình ảnh quê hương, con người An Giang.

Năm 2022, bên cạnh việc tổ chức kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh; Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua, cùng với những chỉ đạo cụ thể trong thời gian tới của Trung ương sẽ đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi toàn ngành Tuyên giáo cần bám sát để tập trung triển khai thực hiện.

Với bốn nhiệm vụ trên, trước mắt đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương đề nghị trên cơ sở hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, nội dung chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Văn Nưng, hệ thống Tuyên giáo các cấp trong tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp thiết thực, đồng thời sẽ bắt tay ngay vào cụ thể hóa, xác định những nội dung trọng tâm, để tập trung triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm - góp phần gặt hái thêm nhiều thành tựu mới trong năm 2022./.

 NGỌC HÂN (tổng hợp)

Lượt người xem:  Views:   280
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by