Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 5, Ngày 02/05/2024, 17:00
Diệt trừ kẻ thù của Nhân dân và Chính phủ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/05/2024 | AG3567

(TUAG)- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã có bước tiến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao. Kết quả đó đã và đang góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế tất yếu không thể đảo ngược".

Vấn đề tham nhũng và phòng, chống tham nhũng luôn là đại cuộc sinh tử, thành bại của muôn thời, của mọi quốc gia, dân tộc trên hoàn cầu, tự cổ chí kim. Kinh nghiệm lịch sử từ các quốc gia dân tộc phát triển từ xưa tới nay cho thấy: Không có bất cứ một thể chế nào, quốc gia dân tộc nào tuyệt đối không có tham nhũng; không có một sự thịnh vượng hay phát triển nào ở bất cứ quốc gia hay dân tộc nào, nếu không phòng, chống tham nhũng một cách kiên quyết và hiệu quả.

Chong-thamnhung.jpg

Với chúng ta, việc nhà nước thịnh vượng hay suy vong, dân tộc hùng cường hay hèn kém đều gắn chặt với việc phòng, chống tham nhũng thế nào và làm tới đâu. Cách nay hơn 250 năm, chuyện "ngũ họa" quốc vong mà bảng nhãn Lê Quý Đôn tổng kết, cảnh báo khuyên răn có 5 nguy cơ làm mất nước: Một là, trẻ không kính già; hai là, trò không trọng thầy; ba là, binh kiêu tướng thoái; bốn là, tham nhũng tràn lan; năm là, sĩ phu ngoảnh mặt. Theo đó, chỉ phạm vào một trong năm điều họa ấy thôi cũng đủ quốc sỉ bị tổn thương, liêm sỉ khó mà giữ trọn. Năm họa ấy hội lại, thì quốc sỉ mất, liêm sỉ cũng tan, thì đất nước tiêu vong, mà thân phận mỗi người tự do, cũng theo đó, mà táng thất!

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, phòng, chống tham nhũng là quyết sách chiến lược mang ý nghĩa sinh tử, quyết định sự tồn vong của thể chế, của quốc gia, dân tộc. Không phòng, chống tham nhũng hiệu quả thì tất yếu quốc gia không thể phát triển; không tự mình bại vong thì cũng có ngày do nó mà mất nước, tất tới lúc dân tộc bị lâm vào nô lệ và đi đến chỗ tự diệt vong.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng, tiêu cực đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, ngày 26/01/1946, trong Quốc lệnh, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành, Người ghi rõ, tại Điều 8 của phần phạt: "Ăn cắp của công sẽ bị xử tử". "Tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của Nhân dân và Chính phủ, là "giặc ở trong lòng", u"giặc nội xâm".

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, dù phải tập trung cao độ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, cấp bách của cách mạng nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn không sao nhãng công tác đấu tranh phòng, chống tệ tham nhũng, tiêu cực. Những năm đầu đổi mới, đảng ta xác định: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và Nhân dân ta hiện nay. Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994), Đảng ta cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ thứ ba, đó là tham nhũng và tệ quan liêu ở tầm mức quốc nạn, một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh, tham nhũng đe doạ sự ổn định, phát triển đất nước. Đại hội XII coi tham nhũng là "thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước". Đến Đại hội XIII của Đảng xác định, tham nhũng "vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ",v.v.. Điều đó cho thấy, chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại, luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tệ tham nhũng ở mức độ cao nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trước đây chúng ta chủ yếu quan tâm đến tác hại của tham nhũng về vật chất (kinh tế, tiền bạc), nay chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và cuối cùng là mất chế độ như đã từng xảy ra trong thực tiễn lịch sử trên thế giới.

Trộm cắp về vật chất đó là sự ô nhục, làm bại hoại quốc gia, làm nhục quốc thể; cá nhân thì táng tận liêm sỉ. Tham nhũng về quyền lực chính trị, về quyền lực kinh tế sẽ đẻ ra nhiều điều xấu xa, hủ bại, có nguy cơ làm mục rỗng nhân tâm, phá nát lòng tin, làm băng hoại quốc thể. Quyền lực chính trị là của Nhân dân, được Nhân dân ủy quyền cho người làm công bộc của dân. Nếu bằng mọi thủ đoạn những kẻ hủ bại chiếm đoạt nó, biến quyền được giao thành quyền sở hữu, thành mục tiêu hành động của họ và phe nhóm, dòng tộc thì rất nguy hiểm, thậm chí làm băng hoại cả dân tộc. Khi thế lực kim tiền liên kết với quyền lực chính trị bị tha hóa, thái hóa thì tai hoạ khủng khiếp, hậu quả khó mà tiên lượng.

Thời gian qua, những vụ đại án mà Đảng ta và pháp luật xử lý chính là một minh chứng về sự nguy hiểm trong sự cấu kết giữa quyền lực chính trị tha hóa, hủ bại và quyền lực kinh tế tối tăm lũng đoạn. Khi lòng dạ con người, nhất là những ai được giao trọng trách không trong sáng nữa thì đó chính là thứ "giặc nội xâm" cần phải lên án và diệt trừ.

Tuy nhiên, lợi dụng việc một số quan chức bị ngã ngựa vì tham nhũng, tiêu cực, cứ mỗi khi "lò lửa" chống tham nhũng bỏ thêm những thanh củi sâu mục hoặc trường hợp một số cán bộ cấp cao tự nhận thấy trách nhiệm, không đủ phẩm giá của người đảng viên và xin từ chức… thì các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động lại cho rằng đó là tranh giành quyền lực, nội bộ đấu đá hay chế độ độc đảng đẻ ra tham nhũng,v.v.. Đây là những luận điệu sai trái, phản động nhằm mục đích tạo ra dư luận xấu, chia rẻ mối quan hệ giữa Đảng với dân.

Trên thực tế, trước khi có các quyết định chính thức của Đảng và Nhà nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông báo công khai việc đồng chí lãnh đạo vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; và nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công. Việc cho "thôi chức" đối với cán bộ cấp cao thể hiện đúng chủ trương của Đảng trong công tác cán bộ là "có lên, có xuống, có vào, có ra", hướng tới văn hóa "từ chức" để thể hiện tính liêm sỉ, đề cao giá trị "công bộc" của người cán bộ, đảng viên. Việc một lãnh đạo từ chức khi cấp dưới, hoặc lĩnh vực mà mình quản lý có sai phạm cũng là hành động thường thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, với những kẻ có dã tâm, thì việc một cán bộ cấp cao từ chức đã bị bọn chúng xuyên tạc, bịa đặt vô căn cứ về "cuộc chiến quyền lực", kích động sự hoài nghi, hoang mang, dao động trong dư luận xã hội.

Hơn nữa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tham nhũng là "giặc nội xâm", cản trở tiến trình phát triển của đất nước, thậm chí là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Vì thế, chủ trương của Đảng là huy động sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cả quốc gia, dân tộc để kiên quyết đấu tranh loại bỏ hiện tượng này ra khỏi đời sống xã hội. Đó hoàn toàn không phải là thanh trừng nội bộ hay tranh giành quyền lực như các thế lực thù địch đã rêu rao.

Những kết quả quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã chứng minh Đảng ta chống "giặc nội xâm" rất quyết liệt, đã thành bài bản, không ai đứng ngoài cuộc, tuyệt đối không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai… Điều này cho thấy quan điểm của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là làm, làm thật, làm tới nơi tới chốn chứ không phải nói cho vui hay làm nữa vời, đánh trống bỏ dùi. Trong cuộc chiến này, Nhân dân vui mừng đứng về Đảng, ủng hộ, hoan nghênh và đồng hành với Đảng. "Niềm tin của dân chúng là sự trả giá của các quan tham". Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Nếu anh có lòng tự trọng, có đạo đức thì anh tham nhũng làm gì? Hạnh phúc của con người không phải ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú ở tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng... "Nếu đã vi phạm, thấy tay nhúng chàm rồi tốt nhất là xin thôi, thế là nhẹ nhàng, nhân văn nhất",v.v..

Có thể nói, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực "đã trở thành phong trào, thành xu hướng không thể đảo ngược", thể hiện quyết tâm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta. Khi đảng viên và quần chúng nhân dân đã đặt niềm tin vào công cuộc đó, thì cuộc chiến nhất định thắng lợi và bất kỳ luận điệu chống phá, xuyên tạc nào cũng trở nên lạc lõng, lố bịch.

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, điều trước hết là tất cả mỗi người chúng ta, dù ở vị trí nào, công việc gì, cần đối diện với chính mình, tỉnh ngộ và tự răn mình về nạn ăn cắp, tiêu cực và liêm sỉ làm người. Dục vọng và sự tham lam, nếu không bị khắc chế, luôn đẩy người ta vào chỗ hủ bại và tội lỗi. Phải bắt đầu từ suy nghĩ, tầm nhìn, tư duy, từ cảnh báo về sự nguy hiểm của tham nhũng, tiêu cực đối với vận mệnh quốc gia để nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong cuộc chiến chống "giặc nội xâm". Người xưa thường nói: Kẻ thù lớn nhất của đời người chính là mình! Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bấy lâu nay vẫn luôn yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa./.

Sự Thật

Lượt người xem:  Views:   210
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by