Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 15/04/2024, 13:00
Chủ động đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xuyên tạc, chống phá công tác nhân sự
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/04/2024 | AG3567

​(TUAG)- Thời gian vừa qua, lợi dụng việc xem xét, quyết định công tác nhân sự của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV và các quyết định về công tác nhân sự của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động đã và đang gia tăng các hoạt động công kích, xuyên tạc công tác nhân sự, chính trị nội bộ của Đảng, Nhà nước; phủ nhận thành quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,v.v.. Chúng triệt để lợi dụng vấn đề thay đổi nhân sự cấp cao để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.


Gần đây, liên quan đến vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn, đối tượng Nguyễn Văn Hậu đã có những hành vi chi phối, lũng đoạn, gây áp lực, ép một số bị can nguyên là ủy viên ban thường vụ, thậm chí là thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc để trục lợi. Để làm được việc này, họ đã lợi dụng các mối quan hệ thân quen của người có chức vụ quyền hạn để thực hiện. Đây được coi là hành vi rất nguy hiểm, một dạng tội phạm mới, không chỉ gây thiệt hại đối với tài sản của nhà nước và của Nhân dân, mà còn có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị, làm ảnh hưởng tiêu cực hình ảnh của Đảng và chính quyền nhân dân.

Theo thông tin của Bộ Công an cho thấy, nhiều cán bộ chủ chốt của các địa phương đã “nhúng chàm” và bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam và một số trường hợp khác bị xem xét trách nhiệm. Việc cơ quan chức năng mạnh tay đưa cả “củi khô” lẫn “củi tươi vào lò” thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật, kiên quyết không bao che, thỏa hiệp cho các hành vi sai phạm. Điểm đột phá và cũng là dấu ấn nổi bật trong vụ án này là công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực hiện đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, chức vụ gì và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Tuy nhiên, đứng “bên kia chiến tuyến”, các thế lực thù địch, phản động, chống đối lại lợi dụng việc xử lý cán bộ vi phạm để tung ra nhiều luận điệu, thông tin sai trái, độc hại nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng cho rằng: “Việc xử lý vi phạm thực chất chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực”, “khi cần thêm củi để ném vào lò hoặc cần hạ bệ ai đó trong cuộc tranh giành quyền lực, các tì vết của họ đã có trong quá khứ sẽ bị những kẻ gọi nhau là đồng chí lôi ra”,v.v..  Đồng thời, chúng cũng tô vẽ ra nhiều “thuyết âm mưu”, thêu dệt nên nhiều mối quan hệ giữa các bị can trong vụ án với một số quan chức đang đương nhiệm để hướng lái dư luận một cách tiêu cực.

Chúng ta cần khẳng định rằng đây là âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá quen thuộc, không ngừng nghỉ của các thế lực thù địch, bất chấp thủ đoạn, nhào nặn trắng đen, pha trộn thật giả hòng gây hoài nghi, chia rẽ dân với Đảng. Bởi lẽ, bất cứ vụ án nào liên quan đến quan chức bị đưa ra ánh sáng, các “nhà dân chủ giả hiệu” đều ngay lập tức tìm mọi cách để phù phép, tô vẽ vào đó màu sắc chính trị. Dĩ nhiên, vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn cũng không là ngoại lệ. Trước đó, trong các vụ án liên quan đến Việt Á hay “chuyến bay giải cứu”, các đối tượng xấu cũng thực hiện chống phá bằng thủ đoạn tương tự. Mục đích mà chúng hướng đến là tạo ra những “ma trận thông tin”, đan xen thật - giả để tìm cách hướng lái, tác động, làm lung lay nhận thức, tình cảm của người dân với Đảng.

Có thể thấy, những sai phạm của Tập đoàn Phúc Sơn không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm biến dạng hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Đây là một trong những vụ án điển hình thể hiện sự móc nối, câu kết giữa các đối tượng phạm tội kinh tế và quan chức trong hệ thống chính quyền. Một vòng xoáy “tiền – quyền” đã được hình thành, biến một doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi cấp huyện, mức độ vừa phải bỗng “vươn mình mạnh mẽ” để trúng nhiều dự án từ Bắc vào Nam. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm. Việc xử lý cán bộ “nhúng chàm” là điều hoàn toàn bình thường, theo đúng tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” và khẳng định tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Bởi vậy, chẳng có lý do gì để giới “dân chủ” truyền tai nhau những luận điệu độc hại như nêu trên.

Chúng ta đều biết, tham nhũng, tiêu cực là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Các quốc gia tồn tại và phát triển vững mạnh đều quan tâm và tiến hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Trước đây, chúng ta chủ yếu quan tâm đến tác hại trước mắt, về vật chất (kinh tế, tiền bạc), nay chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và cuối cùng là mất chế độ như đã từng xảy ra trong thực tiễn lịch sử trên thế giới. Trước đây, chống tham nhũng, lãng phí chủ yếu chỉ tập trung vào các hành vi: tham ô, chiếm đoạt, nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm thất thoát tài sản nhà nước. Nay không chỉ trong khu vực nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước.


Với quan điểm kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sai phạm đều phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai, làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính, nên cần phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; phải tăng cường giáo dục kỷ luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, dùng kỷ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn.

Vì vậy, trước những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, chống phá công tác nhân sự của các thế lực thù địch, các cấp uỷ, tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên cần nêu cao ý thức cảnh giác, làm tốt công giáo dục chính trị, tư tưởng nội bộ; tổ chức chiến dịch “phủ xanh” thông tin tích cực; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có vùng cấp”, “không có ngoại lệ”; tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân xuyên tạc, phá hoại công tác nhân sự, kích động, gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức đăng tải, chia sẻ, bình luận, tán phát tin giả, tin sai sự thật liên quan đến công tác nhân sự, nhất là nhân sự liên quan đến cán bộ của tỉnh; thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Sự Thật


Lượt người xem:  Views:   517
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by