Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 05/05/2025, 16:00
Đại Lễ Vesak 2025 - minh chứng sinh động về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/05/2025 | Nguyễn Lam

(TUAG)- Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 20 (Đại lễ Vesak 2025) sẽ được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 6 đến 8/5/2025, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đây không chỉ là sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế vô cùng ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà còn là minh chứng sinh động cho chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

dai-le-vesak-1.jpg

Lá cờ Phật giáo rộng 500m2 đã được treo lên tại Học viện Phật giáo Việt Nam, nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2025

Việt Nam, một quốc gia với bề dày lịch sử hơn 4.000 năm, luôn xem tôn giáo là một phần không thể tách rời của bản sắc văn hóa và đời sống dân tộc. Từ hàng ngàn năm nay, các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm, góp phần xây dựng một xã hội nhân ái, hòa hợp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đây là quyền cơ bản của mọi công dân. Khoản 1, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật…”. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 tiếp tục tạo hành lang pháp lý minh bạch, cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp, bình đẳng và tham gia tích cực vào các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế và từ thiện. Chính sách này không chỉ dừng ở các văn bản pháp luật mà được thể hiện rõ nét qua thực tiễn đời sống tôn giáo sôi động, đa dạng trên khắp đất nước.

Thực tế, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với 45 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; gần 27 triệu tín đồ, chiếm một phần tư dân số cả nước, hơn 53.000 chức sắc và 135.000 chức việc tôn giáo. Phật giáo, với lịch sử hơn 2.000 năm, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất, đóng vai trò như một nền tảng văn hóa và đạo đức quan trọng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam với vai trò đại diện, đã không ngừng phát triển, trở thành cầu nối giữa Phật giáo Việt Nam và cộng đồng Phật giáo quốc tế. Bên cạnh Phật giáo, các tôn giáo khác như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo… cũng được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Các lễ hội lớn như Giáng sinh, Phục sinh, Hội Yến Diêu Trì Cung, Ramadan, Chol Chnam Thamay hay Ngày khai sáng đạo, Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo… đều được tổ chức trang trọng, thu hút hàng triệu tín đồ và du khách. Sự hài hòa giữa các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam là minh chứng cho một xã hội cởi mở, nơi các giá trị tôn giáo cùng tồn tại và bổ trợ lẫn nhau, góp phần xây dựng một đất nước ổn định và phát triển bền vững.

Đại lễ Vesak, được Liên hợp quốc công nhận từ năm 1999, là sự kiện kỷ niệm ba dấu mốc trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sinh, thành đạo và niết bàn. Với quy mô dự kiến đón khoảng 2.700 đại biểu từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hàng chục nghìn tăng ni, phật tử và du khách trong nước, Đại lễ Vesak 2025 là một minh chứng tiêu biểu cho sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với các hoạt động tôn giáo mang tầm quốc tế. Được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế và văn hóa của Việt Nam, sự kiện này gắn liền với các mốc son lịch sử quan trọng như 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 – 02/9/2025). Tại cuộc họp rà soát các công việc liên quan đến Đại lễ Vesak 2025, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thông tin: Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Đại lễ phải được tổ chức trang trọng, trang nghiêm, tuyệt đối an toàn, để lại dấu ấn tốt đẹp cho các đoàn, các nước tham gia.

Các hoạt động bên lề như lễ cung nghinh xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ; chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức; triển lãm văn hóa Phật giáo; đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới và tri ân đối với những người đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; lễ trồng 108 cây bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ trên núi Bà Đen (Tây Ninh)… Đặc biệt, việc cung nghinh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức, biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần từ bi, trí tuệ của Phật giáo và truyền thống dân tộc Việt Nam là một điểm nhấn, khẳng định tinh thần nhập thế đặc sắc của Phật giáo Việt Nam.

Việc Việt Nam liên tục được chọn là nước chủ nhà của Đại lễ Vesak, sau các kỳ thành công vào năm 2008 (tại Hà Nội), 2014 (tại Ninh Bình) và 2019 (tại Hà Nam), là minh chứng cho vai trò tích cực của đất nước trong các hoạt động của Liên hợp quốc, cũng như sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây cũng là dịp để Việt Nam phản bác những thông tin sai lệch về tự do tôn giáo tại một số báo cáo quốc tế, như báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) năm 2025. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Tổng Thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định: “Đến với Đại lễ Vesak 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè quốc tế sẽ tận mắt thấy được đời sống thực tiễn về tự do tín ngưỡng tôn giáo, về sự bình đẳng giữa các tôn giáo trong xã hội Việt Nam”. Thật vậy, những hình ảnh về một Việt Nam cởi mở, nơi các đại biểu quốc tế cùng hòa mình trong không khí trang nghiêm và thân thiện của Đại lễ sẽ là lời đáp thuyết phục nhất trước những nghi ngờ thiếu cơ sở.

Hơn thế nữa, Đại lễ Vesak 2025 không chỉ là một sự kiện tôn giáo mà còn mang ý nghĩa đối ngoại sâu sắc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua sự kiện này, Việt Nam gửi gắm thông điệp về một đất nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự đa dạng văn hóa và tín ngưỡng, đồng thời cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Sự kiện cũng là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh một quốc gia hiện đại, năng động nhưng vẫn giữ gìn những giá trị truyền thống và đạo đức tốt đẹp.

Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để Việt Nam khẳng định với thế giới về chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Sự kiện này còn gửi gắm thông điệp hòa bình, đoàn kết và nhân văn sâu sắc đến cộng đồng quốc tế. Đại lễ Vesak 2025 hứa hẹn sẽ là một cột mốc đáng nhớ, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế và khẳng định vị thế của Việt Nam như một điểm đến của hòa bình, văn hóa.

Sự thật

Lượt người xem:  Views:   116
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by