(TUAG)- Do đầu óc đen tối, mang nặng định kiến, Song Chi lại viết bài xuyên tạc cho rằng: “Về đường lối đối ngoại, chính sách quốc phòng, đảng
CSVN thể hiện rõ sự lệ thuộc vào Trung Quốc, về chế độ chính trị cũng
như không được quyền có đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ hay các nước dân
chủ phương Tây, nói cách khác là không được đi chệch khỏi sự kiểm soát
và chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng”.
Tương tự như vậy, Từ
Thức quy chụp: “VN là nạn nhân của chế độ thuộc địa, nhu cầu đòi độc
lập, cuộc tranh đấu đòi tự do đã đẩy đất nước rơi vào quỹ đạo Cộng sản
quốc tế. Tệ hại hơn nữa, quỹ đạo Trung Cộng” và “Tai hoạ lệ thuộc Trung
Cộng càng ngày càng lớn, hiểm hoạ mất nước càng ngày càng gần”…
Jackhammer Nguyễn, giống như đại diện cho tất cả đưa ra “lời khuyên”:
“Việt Nam vẫn có khả năng thay đổi để tiến tới một xã hội cởi mở, gần
với mô hình phương Tây hơn là Trung Quốc, nếu muốn”.
Ý đồ của bọn
họ là quá rõ: Việt Nam không được phụ thuộc vào Trung Quốc, mà nên “cởi
mở” hơn để “gần gũi” hơn với “quan thầy phương Tây” của họ. Bởi họ đã
quen mùi bơ thừa, sữa cặn…! Đây là một sự lạc lõng không thể chấp nhận!
Dân
tộc ta ngàn đời vun đắp truyền thống độc lập, ra sức giữ vững non sông
gấm vóc… Giữa Paris, Nguyễn Ái Quốc từng nói thẳng với Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa Pháp: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự
do, Tổ quốc tôi được độc lập”. Là dân một xứ thuộc địa lại nhiều năm
phải cảnh tù đày, Người khẳng định: “Trên đời nghìn vạn điều cay
đắng,/Cay đắng chi bằng mất tự do?/Mỗi việc mỗi lời không tự chủ,/Để cho
người dắt tựa trâu bò!”. Cả nhân loại đều ngưỡng mộ tư tưởng: “Không có
gì quý hơn độc lập tự do!”…
Đảng ta, ngay từ khi mới ra đời đã
nêu rõ mục tiêu “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa…”, “Làm cho nước Nam được
hoàn toàn độc lập”. Khẩu hiệu đầu tiên được Đảng phổ biến là khẩu hiệu
"Việt Nam tự do"… Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 nhận định:
“Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự
sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc…”. Khi thời cơ đến (8/1945)
Bác Hồ đã ra lời kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã
đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy…”. Hưởng ứng lời hiệu triệu, Nhân
dân ta đã nhất tề đứng lên "đem sức ta mà giải phóng cho ta", Tổng khởi
nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Đây là “lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng
của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh
đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. “Tuyên ngôn độc lập” khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.
Là nguyên thủ quốc gia, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”. Người
nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác
giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Người chỉ dạy: “Mỗi một người
dân phải hiểu: Có tự lập mới độc lập, có tự cường, mới tự do”. Đề cao
tinh thần độc lập, tự chủ không có nghĩa là xem thường hợp tác quốc tế.
Bác luôn coi đoàn kết, hợp tác quốc tế là chiến lược trọng yếu của Đảng và Nhà nước, nhưng theo Người “Phải
trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng. Thực lực là cái
chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”.
Bằng ngược lại, nếu không có thực lực thì chúng ta “chỉ là một khí cụ
trong tay của kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”…
Nhớ
lại ngay từ bước đầu tìm thấy lý luận Mác-xít, Người liền đặt vấn đề:
“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của
lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa
phải là toàn thể nhân loại”. Vì thế, phải “Phương Đông hóa” học thuyết
Mác. Thực hiện yêu cầu đó, Đảng ta luôn ra sức nắm vững, vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Mọi đường lối, chủ trương luôn xuất phát từ
thực tế tình hình đất nước.
Nếu như, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi
theo tinh thần “mang sức ta mà giải phóng cho ta” thì cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược được tiến hành theo tinh thần “Tự lực cánh sinh”.
Bác nói: “lấy tự lực cánh sinh làm gốc để ứng phó với mọi phát triển của
tình hình; dù tình hình ấy thuận lợi hay gay go thì ta vẫn chủ động”.
Thực hiện chỉ dạy của Người: “Vì độc lập, vì tự do/Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Chúng ta đã hoàn
thành xuất sắc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân; thống nhất
đất nước, từng bước quá độ đi lên CNXH. Gần đây, Đảng đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, nó thể hiện bản lĩnh
vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát
triển. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín quốc tế như ngày nay.
Trong một thế giới chuyển biến hết sức
nhanh chóng, khó lường: vừa mang đến cho con người những thời cơ, vận
hội, vừa đặt ra những nguy cơ, thách thức và những lo lắng bất an… Việt
Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là
đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn thể hiện sự chân thành, nhất quán,
minh bạch trong xây dựng, triển khai đường lối đó. Giữa độc lập và phụ
thuộc, chúng ta luôn chọn độc lập với tinh thần “Không có gì quý hơn độc
lập tự do”; giữa thương lượng và đối đầu, chúng ta chọn thương lượng;
giữa đối thoại và xung đột, chúng ta chọn đối thoại; giữa hoà bình và
chiến tranh, chúng ta chọn hoà bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng
ta chọn hợp tác và cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau.
Trong một thế giới
đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam
không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải
trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp
quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng./.
Trung Thành