Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 16/05/2022, 11:00
Tiếng trống lệnh, quyết liệt
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/05/2022 | AG3567

(TUAG)- Đề án Thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực cấp tỉnh đã được đưa ra xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, tiêu cực, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với thực tế hiện nay. Quyết sách tại Hội nghị như một tiếng trống lệnh, quyết liệt nổi thêm những “lò lửa” nhằm loại bỏ những “cành củi sâu mọt, mục rỗng” một cách đồng bộ và liền mạch từ Trung ương đến địa phương.

HNTW-5k13.jpg 

Đề án có sự kế thừa kết quả qua 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; 5 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020 và xuất phát từ những yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.

Nhìn lại từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đến nay, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, là dấu ấn nổi bật, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, mặc dù kết quả PCTN, tiêu cực thời gian qua đạt được là rất quan trọng, có sự chuyển biến mạnh mẽ, song công tác PCTN, tiêu cực ở một số bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong đấu tranh PCTN, tiêu cực; một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác PCTN, tiêu cực tại địa phương.

Những tồn tại, hạn chế này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ tổ chức bộ máy các cơ quan chức năng PCTN, tiêu cực chưa thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; cơ chế chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan chức năng PCTN, tiêu cực ở địa phương chưa được tập trung, thống nhất do chưa có một “nhạc trưởng”, “tổng chỉ huy” để chỉ đạo phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ PCTN, tiêu cực. Trên thực tế thời gian qua, mặc dù chưa có chủ trương hay quy định về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, tiêu cực, song một số địa phương (Hà Nội, Thái Bình, Sóc Trăng…) đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện nghị quyết, đề án, chương trình hành động của tỉnh ủy, thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN.

Ở An Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo để tham mưu, giúp Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, phức tạp xảy ra trên địa bàn. Tại một số địa phương khác, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, tiêu cực tại địa phương đã bộc lộ một số bất cập, nhất là trong chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nên nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã đề xuất, kiến nghị thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, tiêu cực.

Trong không khí “không dừng”, “không nghỉ”, cả hệ thống chính trị vào cuộc để PCTN, tiêu cực, quyết tâm chính trị và sự ủng hộ xã hội mạnh mẽ đối với hoạt động PCTN, tiêu cực thì đây là thời điểm “chín muồi” để thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Việc thành lập các Ban Chỉ đạo PCTN cấp tỉnh đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động như “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương nhằm đẩy mạnh hoạt động PCTN, tiêu cực tới từng địa phương. Hệ thống PCTN từ đây sẽ có sự lãnh đạo thông suốt, đồng bộ, có hệ thống từ Trung ương đến cấp tỉnh. Trung ương sẽ không làm thay việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho cấp tỉnh, mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn, theo dõi, đầu tàu. Từ đó giải quyết tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, trên phải làm thay dưới.

Chủ trương đã quyết, lúc này điều được dư luận quan tâm là phải xây dựng được đội ngũ Ban Chỉ đạo PCTN cấp tỉnh gồm những cán bộ tuyệt đối trong sạch, liêm chính và bản lĩnh. Những người tay đã “nhúng chàm” thì không thể chống tham nhũng. Đó phải là những cán bộ thực sự “cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công vô tư”, không nể nang, nương tay với các sai phạm ngay trong cơ quan, địa phương mình. Tham gia Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, người đứng đầu các địa phương sẽ phải thể hiện trách nhiệm, năng lực ở mức cao nhất trước Đảng, trước Trung ương trong việc chủ động phòng ngừa và chống tham nhũng, tiêu cực; thể hiện năng lực giám sát, xử lý dứt điểm các vụ việc không để tồn đọng, gây bức xúc trong dư luận địa phương, qua đó gây dựng lại niềm tin nơi Nhân dân.

Đề án Thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng cũng như phù hợp với mong muốn chủ động phòng ngừa và chống tham nhũng, tiêu cực của đông đảo người dân Việt Nam. Chính vì vậy việc nghiêm túc tổ chức, hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như nêu trong Đề án chắc chắn sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu lực, hiệu quả cao hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo đúng tinh thần: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt!”./.

Ngọc Hân

 

Lượt người xem:  Views:   394
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by