Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksBạn đọc

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Bạn đọc
 

​Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền và các ngành có liên quan tại các địa phương khu vực duyên hải miền Trung đã quan tâm triển khai Đề án “Tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”, trong đó đặc biệt là ngư dân, bước đầu tạo những chuyển biến, kết quả nhất định.

 
 

Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã được Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc, giải quyết kịp thời. Qua đó, hạn chế tối đa khiếu kiện phức tạp kéo dài, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 
Thiên tai và nhân họa (12/12/2017 12:00:00)
 

​Cách phòng, chống thiên tai tốt nhất chính là nhận thức và ý thức của con người. Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển, vì đó là phát triển không bền vững.

 
 

​Là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, thời gian qua, tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã có nhiều cá nhân đứng ra lập dự án trên các diện tích đất nông nghiệp khó sản xuất. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt, một số chủ dự án đã cố tình sử dụng đất sai mục đích ban đầu, vi phạm các quy định của pháp luật nhằm trục lợi cá nhân.

 
 

​Nhiều năm nay hàng chục nghìn hộ dân ở các xã như Ngọc Lâm, Xuân Dục, Bạch Sam (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) phải sống khốn khổ bên con sông Cầu Lường suốt ngày đêm nồng nặc mùi ô nhiễm. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng cho đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết.

 
 

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bản Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, trong đó có điểm mới là miễn học phí cho học sinh tới cấp THCS. Vấn đề này đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm 
 

​Để phù hợp với tình hình thực tế về tuổi tác và sức khỏe của đảng viên, Ban Chấp hành Trung ương đã có quy định, Ban Tổ chức Trung ương có hướng dẫn việc miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với đảng viên, nhưng việc thực hiện chủ trương này đã và đang có biểu hiện tràn lan, không đúng đối tượng.

 
 

​Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 5/12/2017, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ (còn gọi là Sổ đỏ) ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất. Quy định này đã gây ra nhiều tranh luận và cách hiểu khác nhau.

 
 

Bạn Ngô Minh Phương, email: minhphuong@gmail.com hỏi: Tôi đã học lớp nhận thức về Đảng vào năm 2011. Năm 2015, tôi làm hồ sơ kết nạp Đảng theo đề nghị của Chi bộ và nộp cho Bí thư Chi bộ, nhưng sau đó việc triển khai công tác kết nạp Đảng chưa được thực hiện. Đến năm 2017, Chi bộ họp và xét kết nạp Đảng cho tôi thì Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng của tôi đã quá hạn; khi nào có lớp mở tôi mới đi học lại và khi đó mới xét kết nạp được. Như vậy, trường hợp của tôi có cách nào giải quyết không?

 
Hộp thư bạn đọc (12/12/2017 12:00:00)
 

​Trong tuần qua, Ban Bạn đọc - Cộng tác viên, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được nhiều tin, bài, ảnh của bạn đọc, các cộng tác viên.

 
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Tuyên truyền chính sách pháp luật cho ngư dân các tỉnh duyên hải miền TrungĐiều tra theo đơn thưĐảng Cộng sản VNTuyên truyền chính sách pháp luật cho ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung/Imagesnews/2018-06/dsc09854-04_48_05_873_Key_12122017114606_Key_01062018181018.jpg

​Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền và các ngành có liên quan tại các địa phương khu vực duyên hải miền Trung đã quan tâm triển khai Đề án “Tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”, trong đó đặc biệt là ngư dân, bước đầu tạo những chuyển biến, kết quả nhất định.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

 
Các lực lượng chức năng của tỉnh Bình Định phối hợp
đến để tuyên tuyền, phổ biến chính sách pháp luật tận nhà ngư dân. 

Các tỉnh, thành duyên hải miền Trung (từ Đà Nẵng trở vào đến Khánh Hòa) là địa bàn có bờ biển dài và đội tàu đánh bắt xa bờ lớn của cả nước. Để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong đó đặc biệt là ngư dân các địa bàn ven biển, các địa phương đã quan tâm cụ thể hóa, triển khai thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hướng mạnh về cơ sở. Từ đó, đã tạo được những chuyển biến bước đầu quan trọng.

Theo UBND các tỉnh, thành duyên hải miền Trung, ngay sau khi tiếp thu Đề án, từ năm 2013 đến nay, các địa phương đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo cụ thể để thực hiện; giao Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành chủ công, phối hợp với Mặt trận, các ngành, đoàn thể như: Nông dân, Thanh niên, Cựu Chiến binh, Tư pháp, Chi cục thủy sản… và cấp ủy, chính quyền cơ sở bám sát các đối tượng có liên quan để tuyên truyền, giáo dục.

Trong các nội dung tuyên truyền, giáo dục, cấp ủy, chính quyền và Bộ đội Biên phòng các địa phương hết sức quan tâm đến tuyên truyền, ngăn chặn, làm giảm thiểu và tiến đến việc chấm dứt các hoạt động đánh bắt trái phép, vi phạm chủ quyền các nước khác, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động xấu đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường thế giới.

Tìm hiểu thực trạng công tác tuyên truyền này tại tỉnh Bình Định, chúng tôi được Thiếu tá Phạm Liên, Đội phó Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn) cho biết, trong các mô hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân các địa bàn ven biển về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, thời gian qua lực lượng Bộ đội Biên phòng và các ngành có liên quan hết sức quan tâm, chú ý đến đối tượng ngư dân. Bởi đây là lực lượng trực tiếp tham gia đánh bắt trên biển, tạo ra nguồn thủy sản xuất khẩu lớn của Việt Nam. Qua công tác tuyên truyền, đã đưa ra nhiều biện pháp, nhiều kênh phù hợp để tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng cần hướng đến.

Đặc biệt, trong nhiều mô hình tiêu biểu tại khu vực biển mà đơn vị quản lý, đáng kể và hiệu quả nhất là mô hình mỗi đảng viên là một tuyên tuyền viên của xã Hoài Hương. Mới đầu, mô hình này được triển khai thí điểm tại thôn Ca Công Nam, sau đó tút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn xã, hiện nay đang tiếp tục triển khai tại 6 xã ven biển của huyện Hoài Nhơn; đồng thời mới đây, thôn Ca Công Nam đã được chọn, trực tiếp báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy về mô hình trên để phổ biến, nhân rộng trên toàn tỉnh Bình Định.

Với mô hình của thôn Ca Công Nam, trên cơ sở kế hoạch được chi bộ thôn đề ra, mỗi đảng viên của chi bộ được tập huấn, cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trên do Sở Tư pháp, Chi cục Thủy sản và Bộ đội Biên phòng tỉnh cung cấp, khi về sống, sinh hoạt tại địa bàn dân cư đã bằng những biện pháp linh hoạt như: đến tận nhà, trò chuyện, trao đổi, tâm tình… ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh phù hợp để ngư dân nắm bắt các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan đến nghề đánh bắt trên biển. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm để tham gia đánh bắt an toàn, không vi phạm lãnh hải các nước khác; sử dụng các phương pháp đánh bắt hiện đại, văn minh, tránh các hình thức đánh bắt hủy diệt, gây ô nhiễm môi trường, độc hại đến nguồn lợi thủy hải sản….

“Với sự vào cuộc kiên trì, linh hoạt của đội ngũ đảng viên trong thôn, đến nay sau nhiều năm đánh bắt, đội tàu thuyền của thôn Ca Công Nam nói riêng và xã Hoài Hương nói chung luôn đảm bảo tăng thu nhập cho ngư dân; đặc biệt không còn tình trạng đánh bắt lấn sang ngư trường thuộc lãnh hải các nước khác để bị bắt”- Thiếu tá Phạm Liên cho biết. 

Tại tỉnh lân cận Phú Yên, thông tin cung cấp từ Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: Nếu như năm 2016 không có trường hợp nào tàu cá khai thác hải sản vi phạm lãnh hải các nước khác thì từ đầu năm 2017 đến nay, số vụ vi phạm bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ là 04 vụ/04 tàu thuyền/34 lao động, đặc biệt trong đó có 01 vụ làm 02 ngư dân thiệt mạng.  

Trước tình hình đó, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương, đơn vị trên địa bàn tiếp tục quan tâm làm tốt hơn công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật đến ngư dân. Đặc biệt, ngày 2/10/2017, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành văn bản số 5380/UBND-KT về việc “Ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt tàu cá và ngư dân Phú Yên khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài”. Theo văn bản trên, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt là Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 20/8/2012 và Quyết  định số 1611/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện một số giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng tàu cá của tỉnh bị nước ngoài bắt giữ.

Đồng thời với chỉ đạo trên, UBND tỉnh Phú Yên cũng chỉ đạo rõ, kiên quyết không cấp giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu cá tái phạm, tàu cá bị bắt giữ chuộc, thả hoặc trốn về nước; tạm dừng chuyển quyền sở hữu và tước quyền giấy phép khai thác thuỷ sản trong vòng 6 tháng; tàu cá vi phạm không được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tiến hành rà soát, tham mưu UBND tỉnh củng cố, nâng cao trách nhiệm, năng lực hoạt động của Tổ công tác về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến ngư dân của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc khai thác, tiêu thụ, chế biến hải sản quý hiếm trái phép…

Liên quan đến công tác tuyên tuyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật của ngư dân trên địa bàn, tại tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh cũng tập trung quan tâm cho công tác này. Theo ông Phùng Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, hàng năm, UBND tỉnh tổ chức từ 10 đến 12 lớp tập huấn và phối hợp với Cục Đăng kiểm tổ chức từ 2 đến 4 lớp về tuyên truyền pháp luật cho ngư dân, về đăng ký đăng kiểm, quản lý tàu cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thông qua các lớp này, hầu hết các chủ tàu và thuyền trưởng, máy trưởng trên địa bàn tỉnh đều bắt buộc phải tham dự.

Cũng theo ông Toàn, đáng kể nhất tại Quảng Ngãi là tàu cá và ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) thường vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, nên thời gian qua, Trạm Biên phòng cửa Sa Kỳ yêu cầu ngư dân ký cam kết không xâm phạm vùng biển nước ngoài, không săn bắt các loại thủy sản quý hiếm trước khi xuất bến. Trong khi đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 27/01/2015 về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Đối với tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm 2017 đến nay có 05 vụ tàu cá của ngư dân địa phương vi phạm bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ. Theo ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, liên tục từ năm 2013 đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh và Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa đã liên kết, tăng cường phối hợp với chính quyền và ngành chức năng có liên quan tại các địa bàn ven biển đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân.

 
Các chiến sỹ Biên phòng đang tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật cho ngư dân ven biển tỉnh Khánh Hòa.

“Hiện nay ngoài biện pháp giao cho Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với các lực lượng có liên quan như Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Liên đoàn lao động tỉnh cùng chính quyền cơ sở các địa bàn ven biển thường xuyên truyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đến ngư dân, Khánh Hòa cũng đang triển khai thí điểm 2 mô hình đánh và thu mua sản phẩm cá ngừ đại dương sọc dưa và cá ngừ đại dương mắt to với tiêu chí đặt ra: Sản phẩm đánh bắt không được vi phạm ngư trường nước ngoài (nếu vi phạm sẽ không thu mua và truy xuất nguồn gốc). Để đảm bảo yêu cầu đặt ra này, các doanh nghiệp tham gia chuỗi tiêu thụ cam kết và thu mua cao hơn giá thị trường để khuyến khích ngư dân. Nhờ đó, sau qua gần 01 năm triển khai, từ 40 chủ tàu cá ban đầu đăng ký tham gia, hiện nay đã có gần 90 chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh đã tham gia vào chuỗi đánh bắt và tiêu thụ thuộc 02 mô hình trên. Nếu tiếp tục nhân rộng sẽ là điều kiện để việc Khánh Hòa hướng đến chấm dứt tình trạng ngư dân xâm phạm lãnh hải nước ngoài có cơ sở để hoàn thành”- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Trọng Chánh cho biết.

Còn tại TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, liên tục nhiều năm nay 2 địa phương này không có tình trạng ngư dân xâm phạm lãnh hải nước khác để đánh bắt thủy hải sản. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do chính quyền 02 địa phương đã làm rất tốt công tác tuyên tuyền đến ngư dân; đồng thời buộc ngư dân phải cam kết không xâm phạm chủ quyền nước khác qua mỗi chuyến biển gắn với hỗ trợ và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển thủy sản để ngư dân hưởng lợi như: ưu đãi vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67; kêu gọi doanh nghiệp đồng hành với chính quyền thu mua hải sản của ngư dân đánh bắt có nguồn gốc an toàn, không vi phạm với giá cao….

Đánh giá về tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân trên địa bàn duyên hải miền Trung thời gian qua, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và chính quyền các địa phương trong khu vực đã làm khá tốt, tạo những chuyển biến và kết quả ban đầu khả quan. Đặc biệt, phần lớn bà con ngư dân đã nhận thức được và tự giác chấp hành. Điều này thể hiện việc so với trước đây thì số lượng tàu thuyền vi phạm đã ít hơn. Tuy nhiên, thời gần đây, do các nước tăng cường tuần tra trên biển nên số tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt giữ cũng tăng lên trở lại. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân phải được quan tâm và triển khai thiết thực hơn./.

Thừa Thiên Huế: Tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáoĐiều tra theo đơn thưĐảng Cộng sản VNThừa Thiên Huế: Tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo/Imagesnews/2018-06/2016_10_25kiemtra2__1_-19_26_09_232_Key_12122017114707_Key_01062018181108.jpg

Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã được Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc, giải quyết kịp thời. Qua đó, hạn chế tối đa khiếu kiện phức tạp kéo dài, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao lắng nghe tâm tư

 của người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển ở huyện Phú Lộc

Từ đầu năm 2017 đến nay, công tác tiếp dân đã được lãnh đạo UBND tỉnh và thủ trưởng các cấp, các ngành tổ chức tiếp 1.045 lượt với 1.239 người. Nội dung tiếp công dân chủ yếu liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Cam lộ - La Sơn và đoạn La Sơn - Túy Loan; việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển và việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất…Đặc biệt, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã dành thời gian thích đáng trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với công dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, UBND tỉnh và các cấp, các ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tiếp nhận 2.347 đơn thư. Trong đó, 1.411 đơn (khiếu nại 116 đơn, tố cáo 36 đơn và kiến nghị, phản ánh 1.259 đơn) đủ điều kiện xử lý và 936 đơn không đủ điều kiện xử lý. Hầu hết các đơn, thư thuộc thẩm quyền đã được Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ngành liên quan xử lý, giải quyết theo đúng qui định của pháp luật. Đối với những đơn, thư đủ điều kiện xử lý nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp đã có văn bản trả đơn và hướng dẫn 60 đơn khiếu nại, chuyển 25 đơn tố cáo.

Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân của các địa phương, đơn vị đã được tổ chức theo kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, có 09 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm với 12 đơn vị được thanh tra, kiểm tra. Qua kiểm tra, các địa phương, đơn vị đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; việc giải quyết các vụ việc đều được lãnh đạo địa phương quan tâm thực hiện hòa giải ở cơ sở và tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm quyết dứt điểm nhiều vụ việc, hạn chế phát sinh đơn, thư khiếu nại, tố cáo.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, thời gian tới, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án chuyển tiếp và mới cần phải thu hồi, giải phóng mặt bằng như: dự án đầu tư Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế; dự án xây dựng mở rộng Đại học Huế, bước 2 (giai đoạn 1); dự án Khu du lịch - dịch vụ ở huyện Phú Lộc; chính sách hỗ trợ phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường biển... Đây là những vấn đề gắn liền với cuộc sống của người dân nếu không tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt ngay từ cơ sở thì sẽ phát sinh đơn thư kiến nghị, phản ánh và khiếu nại, tố cáo.

Do đó, cùng với việc tăng cường triển khai, tuyên truyền Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành đến tận cán bộ, nhân dân để người dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không phát sinh khiếu kiện đông người, phức tạp hoặc vượt cấp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra rà soát việc giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; giải quyết dứt điểm, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc mới phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành.

Yêu cầu đặt ra là trên 90% các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh được giải quyết có chất lượng và trong thời hạn quy định của pháp luật; trên 80% số vụ việc được thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Thường xuyên, tổ chức các đợt giám sát, kiểm tra việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; nhất là những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết định giải quyết các Bộ, ngành chức năng của Trung ương, chấm dứt vụ việc tồn đọng, kéo dài./.

Thiên tai và nhân họa Điều tra theo đơn thưTinĐảng Cộng sản VNThiên tai và nhân họa /Imagesnews/2018-06/mua_lũ-10_26_28_604_Key_12122017114923_Key_01062018181124.jpg

​Cách phòng, chống thiên tai tốt nhất chính là nhận thức và ý thức của con người. Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển, vì đó là phát triển không bền vững.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

 
Mưa lũ làm một số xã thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngập sâu. (Ảnh: vietnamnet.vn)

Thiên tai luôn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của con người. Từ xưa đến nay, dù bằng cách nào người ta cũng không thể chế ngự được thiên tai, nhưng có một nghịch lý là chính con người lại gây ra những tai họa do sự thiếu trách nhiệm, do cẩu thả…  khiến cho thiên tai nghiêm trọng hơn. Trận mưa lũ lịch sử vừa xảy ra với các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ làm hơn 100 người thiệt mạng và mất tích, hàng vạn ngôi nhà bị tàn phá, đường sá, cầu cống, cây cối, hoa màu bị cuốn trôi…ta có thể thấy trong thiên tai có nguyên nhân từ con người, nói cách khác là nhân họa.

Trận mưa lũ vừa qua như các chuyên gia nói là do thời tiết cực đoan gây mưa lớn, mưa kéo dài. Mưa nhiều thì gây lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá. Lúc đó con người bé nhỏ và bất lực trước thiên tai. Có mấy ai nghĩ đến tai họa khủng khiếp như thế do có sự tiếp tay của con người.

Dễ thấy nhất là nạn phá rừng. Thời gian qua, vô số vụ phá rừng được điều tra, truy tố, xét xử. Đối tượng phá rừng không chỉ là lâm tặc mà có nhiều vụ có sự tiếp tay của kiểm lâm và một số đối tượng khác. Với những tổ chức phá rừng chuyên nghiệp như thế, chỉ thời gian ngắn họ có thể xóa sổ cả một cánh rừng. Rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn, đâu có rừng là ở đó có tội phạm hủy hoại rừng, nên rừng phòng hộ ở vùng hồ Hoà Bình, hồ Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim... và Yaly  đều đang ở mức báo động và suy giảm nghiêm trọng.  Khi mất rừng, đồi núi trơ trụi thì hạn hán về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa là tất yếu, ai cũng có thể thấy trước.

Ngoài chuyện phá rừng, hủy hoại môi trường thiên nhiên còn đến từ các công trình thủy điện, các dự án sử dụng mặt bằng lớn. Chính vì thế, trước khi phê duyệt dự án, pháp luật buộc phải có đánh giá tác động môi trường. Sự đánh giá ấy nếu minh bạch, khách quan, khoa học, có tham vấn cộng đồng thì sẽ hạn chế được tác hại trước thiên tai. Ngược lại, nếu qua loa, sơ sài, chỉ coi đánh giá tác động môi trường như thủ tục hành chính thì hậu quả khôn lường.

Dự án thủy điện Sông Tranh 2 cách đây mấy năm là một điển hình về gian dối, cẩu thả đến mức phần đánh giá về động đất kích thích chỉ vỏn vẹn 1/2 trang trong số 200 trang và đây là đoạn cóp nhặt từ một công trình nghiên cứu, chứ không phải kết quả chuyên gia đánh giá cho dự án này.

Vì để lọt những báo cáo tác động môi trường như thế nên khi có thiên tai, bão lũ thì hậu quả được nhân đôi.

Cách phòng, chống thiên tai tốt nhất chính là nhận thức và ý thức của con người. Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển, vì đó là phát triển không bền vững. Nhận thức này phải được quán triệt từ khâu hoạch định chính sách, pháp luật đến các biện pháp bảo đảm thực thi trong thực tế. Phải tạo ra một ý thức xã hội là bảo vệ môi sinh, gìn giữ môi trường sống, gìn giữ và phục hồi màu xanh của rừng, sự trong lành của các dòng sông, của bầu khí quyển… Có như thế thiên nhiên mới giảm bớt những cơn giận dữ, mang lại sự bình yên cho con người./.

Thanh Trì (Hà Nội): Nhiều trường hợp lợi dụng dự án để sử dụng đất sai mục đíchĐiều tra theo đơn thưĐảng Cộng sản VNThanh Trì (Hà Nội): Nhiều trường hợp lợi dụng dự án để sử dụng đất sai mục đích/Imagesnews/2018-06/mua_lũ-10_26_28_604_Key_12122017114923_Key_01062018181142.jpg

​Là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, thời gian qua, tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã có nhiều cá nhân đứng ra lập dự án trên các diện tích đất nông nghiệp khó sản xuất. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt, một số chủ dự án đã cố tình sử dụng đất sai mục đích ban đầu, vi phạm các quy định của pháp luật nhằm trục lợi cá nhân.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra khá lâu song đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, nên đã gây nhiều bức xúc trong dư luận địa phương...

 
 

Nhiều vạch sơn tạo thành các “ô” tại khu vực bãi trông giữ ô tô không phép của bà Dương Thị Tý.

Dự án trồng hoa, cây cảnh, cây trang trí thành... bãi trông giữ xe không phép

Thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất, năm 2013, bà Dương Thị Tý ở thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp xây dựng dự án “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ diện tích khó sản xuất sang trồng hoa, cây cảnh, cây trang trí” và được thuê 2.797 m2 đất nông nghiệp do UBND xã Tam Hiệp quản lý. Bà Dương Thị Tý cũng thuê thêm một số diện tích được giao theo Nghị định 64/CP của hộ dân ở xứ đồng Hồ, thôn Huỳnh Cung. Quá trình triển khai dự án, bà Tý đã sử dụng đất được cho thuê không đúng mục đích của dự án. Cụ thể, bà đã tự ý tiến hành đổ bê tông trên diện tích gần 500 m2 và tổ chức trông giữ xe khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Theo ghi nhận của phóng viên (PV), tại khu vực đất dự án của bà Dương Thị Tý thường có hàng chục chiếc xe ô tô đủ loại được trông giữ. Điều đáng nói là vị trí trông giữ xe này nằm trong khu dân cư và gần như không có các trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn. Chị Nguyễn Thị H, một người dân sống gần vị trí bãi trông giữ xe trái phép bức xúc: “Lúc đầu tôi được thông báo chỗ đất này do xã cho thuê để sản xuất nông nghiệp, trồng cây cảnh. Nhưng không hiểu vì sao nay lại biến thành bãi trông giữ xe. Nhiều thời điểm xe ô tô ra vào, nhất là về khuya rất ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình ở quanh khu vực này. Chúng tôi đã phản ánh với chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa thấy chuyển biến gì”.

Trao đổi với PV, ông Ngô Ngọc Toàn, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết: Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2 triệu đồng đối với bà Dương Thị Tý. Đồng thời, yêu cầu bà Tý di dời toàn bộ các xe ô tô và tự khắc phục phần đổ bê tông trả lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 tháng tính từ khi UBND xã Tam Hiệp ban hành Quyết định xử phạt đối với hành vi của bà Dương Thị Tý thì phần diện tích vi phạm vẫn chưa được khắc phục. Trên diện tích đổ bê tông còn được kẻ rất nhiều vạch sơn tạo thành các “ô” riêng để các xe ô tô thuận lợi khi vào gửi. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có hay không việc UBND xã Tam Hiệp ban hành các văn bản “cho có” trong khi những vi phạm vẫn không được xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật?

Đất trồng nấm ăn, nấm dược liệu thành... nhà xưởng cho thuê

Tìm hiểu thực tế được biết, việc sử dụng đất dự án sai mục đích là thực trạng của không ít dự án trên địa bàn xã Tam Hiệp đang khiến dư luận bức xúc. Theo phản ánh của người địa phương, tuy được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt dự án chuyển đổi từ đất xen kẹt khó canh tác sang sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu nhưng gia đình ông Lưu Đình Hiền ở thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp lại sử dụng đất sai mục đích liên tục trong thời gian dài. Cụ thể, tại diện tích được phê duyệt thực hiện dự án, ông Lưu Đình Hiền đã xây dựng hàng trăm m2 nhà xưởng và cho thuê, thu lợi nhuận trái phép. Tìm hiểu được biết, sau khi xây dựng nhà xưởng trên diên tích đất dự án, ông Hiền đã cho Công ty TNHH Thực phẩm Minh Tiến thuê lại làm nhà kho và xưởng sơ chế, chế biến sản phẩm đông lạnh. Do vậy, dự án trồng nấm ăn, nấm dược liệu... chỉ là “bình phòng” cho hàng trăm m2 nhà xưởng trái phép của chủ đầu tư là ông Lưu Đình Hiền.

 
Khu nhà xưởng với diện tích rộng hàng trăm m2 được ông Lưu Đình Hiền xây dựng trên đất dự án và cho thuê trái phép


 

Lao động đóng gói sản phẩm trong khu nhà xưởng được cho Công ty TNHH Thực phẩm Minh Tiến
thuê lại của ông Lưu Đình Hiền

Trước vi phạm ngang nhiên của ông Lưu Đình Hiền, ngày 19/6/2017, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành Quyết định số 3710/QĐ-UBND về việc thu hồi và huỷ bỏ Quyết định số 6344/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND huyện về việc phê duyệt dự án chuyển đổi từ đất xen kẹt khó canh tác sang sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu. Theo đó, đến ngày 30/8/2017, ông Hiền và đơn vị thuê nhà xưởng phải di chuyển toàn bộ tài sản, vật dụng nằm trong dự án. Nhưng đến ngày 18/9, trong báo cáo của UBND xã Tam Hiệp gửi UBND huyện Thanh Trì thì ông Lưu Đình Hiền vẫn “chưa chấp hành”.

Được biết, ngày 11/9/2017, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành Thông báo số 608/TB-UBND giao UBND xã Tam Hiệp chỉ đạo yêu cầu chủ đầu tư (ông Lưu Đình Hiền, thôn Huỳnh Cung) di chuyển các máy móc, vật liệu, nhà xưởng ra khỏi dự án, xong trước ngày 30/9/2017. Tại buổi làm việc với PV Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Vũ Quốc Phan, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì cho biết: Do ông Lưu Đình Hiền sử dụng đất sai mục đích nên UBND huyện đã có quyết định thu hồi dự án ban đầu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với UBND xã Tam Hiệp để đôn đốc ông Hiền thực hiện nghiêm Quyết định của UBND huyện Thanh Trì.

 

Ông Vũ Quốc Phan, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì. Ảnh QC

Quyết định và quan điểm của UBND huyện Thanh Trì cũng như các cơ quan chuyện môn là vậy song đến nay, theo ghi nhận của PV, đến ngày 16/10, toàn bộ nhà xưởng trái phép do ông Lưu Đình Hiền xây dựng trái phép trên đất dự án sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu vẫn chưa được di dời theo yêu cầu của UBND huyện Thanh Trì.

Trước đó, theo quan sát của PV cùng cán bộ địa chính và đại diện Tổ Thanh tra xây dựng xã Tam Hiệp thì phía trong khu nhà xưởng này vẫn còn khá nhiều hàng hoá, nhiều nhân viên vẫn tiến hành bao gói sản phẩm bình thường... Vậy tại sao trong khi UBND huyện Thanh Trì, UBND xã Tam Hiệp đã ban hành rất nhiều văn bản, quyết định xử lý nhưng khu nhà xưởng sai phạm của ông Lưu Đình Hiền vẫn ngang nhiên tồn tại?

Theo phản ánh của người dân địa phương, ông Lưu Đình Hiền là người nhà của một cán bộ chủ chốt xã Tam Hiệp. Xung quanh việc xử lý vi phạm của ông Lưu Đình Hiền, dư luận đặt vấn đề, có hay không việc “nương nhẹ” do ông Hiền là người nhà của cán bộ xã?

Tìm hiểu được biết, trên địa bàn huyện Thanh Trì nói chung và xã Tam Hiệp nói riêng, những trường hợp lợi dụng dự án để sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích như gia đình bà Dương Thị Tý, ông Lưu Đình Hiền không phải là cá biệt. Đây chủ yếu là những dự án đã được phê duyệt từ nhiều năm trước nhưng chủ đầu tư đã cố tình xây dựng nhà xưởng sau đó cho thuê trái phép để trục lợi. Tình trạng này không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn tạo bức xúc trong dư luận tại địa phương.

Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đề nghị UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Thanh Trì sớm có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm nêu trên./.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này./

Mỹ Hào (Hưng Yên): Người dân “kêu cứu” vì ô nhiễm tại khu vực sông Cầu LườngÝ kiến bạn đọcTinMỹ Hào (Hưng Yên): Người dân “kêu cứu” vì ô nhiễm tại khu vực sông Cầu Lường/_catalogs/wp/2017-12/gg__1_-16_28_06_164_Key_12122017115248.jpg

​Nhiều năm nay hàng chục nghìn hộ dân ở các xã như Ngọc Lâm, Xuân Dục, Bạch Sam (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) phải sống khốn khổ bên con sông Cầu Lường suốt ngày đêm nồng nặc mùi ô nhiễm. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng cho đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

Theo người dân địa phương, hiện nay, dọc theo sông Cầu Lường có rất nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: giặt là, nhuộm, tái chế nhựa… Các cống xả thải từ các doanh nghiệp trên đều xả thẳng ra sông Cầu Lường, gây nên ô nhiễm môi trường tại địa phương suốt nhiều năm qua.

Một tay chỉ ra dòng nước đen ngòm của sông Cầu Lường, một tay che mũi, ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Vô Ngại, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào cho biết: “Chúng tôi chịu cảnh ô nhiễm này hàng chục năm nay rồi, những thứ nước thải độc hại của các nhà máy cứ xả bừa ra sông, khiến không chỉ dòng sông bị đầu độc, mà người dân chúng tôi cũng đang hàng ngày, hàng giờ bị “bức tử” dần mòn bằng bệnh tật”.

 
Một con thuyền của người dân nằm hiu quạnh trên sông Cầu Lường vì không có cá tôm để đánh bắt do ô nhiễm. Ảnh: QC

Theo ông Thắng, do địa phương chưa có nước máy nên hiện tại 100% người dân vẫn sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt. Riêng nhà ông Thắng đã khoan tổng số 12 cái giếng độ sâu từ 30 - 40m nhưng nước bơm lên vẫn đen ngòm, hôi thối, không thể sử dụng. Vừa rồi, ông phải khoan giếng sâu xuống 70m, nước bơm lên đỡ đen hơn, vẫn có mùi hôi nhưng cũng đành phải “dùng tạm”!. “Người dân mong các công ty đóng trên địa bàn để có thêm công ăn việc làm nhưng từ khi một số công ty đi vào sản xuất thì dòng sông đã trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Thường vào tầm 23 giờ đêm trở đi, các công ty mở hết công suất xả thải, thứ nước đen ngòm đặc quánh như dầu luyn từ các bể chứa ngầm trong các công ty, nhà máy ùn ùn chảy thẳng ra sông Cầu Lường, khiến con sông lại thốc lên mùi hôi thối nồng nặc, đêm ngủ chúng tôi phải đeo khẩu trang nhưng vẫn không sao hết mùi, toàn bộ cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Khổ nhất là những nhà có trẻ con, chúng quấy khóc cả đêm bởi không khí nặng mùi không ngủ được”, ông Thắng chia sẻ.

 
Thời điểm nhóm phóng viên tác nghiệp (16 giờ ngày 13/11), cống xả thải của một công ty vẫn ngang nhiên xả thải ra sông Cầu Lường. Ảnh: QC

Cùng ý kiến với ông Thắng, ông Nguyễn Trọng Đổ bức xúc khi trao đổi với phóng viên: Tôi vừa trải qua một đợt phẫu thuật não “thập tử nhất sinh” mà nguyên nhân bệnh viện cho biết có liên quan đến nguồn nước và bầu không khí khu vực sinh sống bị ô nhiễm. Mấy năm nay ở làng này người tử vong bị bệnh tật xảy ra liên tục, đa số chết ở độ tuổi còn rất trẻ, và đều chung nguyên nhân do mắc các loại ung thư, tôi mong cấp trên sớm về xem xét để có biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm, không để người dân chết vì bệnh tật.

Ngoài ra, còn rất nhiều người dân khác ở các xã Xuân Dục, Bạch Sam đều bày tỏ ý kiến bức xúc trước tình trạng doanh nghiệp xả thải bừa bãi khiến vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương ngày càng trở nên trầm trọng. Bà con địa phương phản ánh, năm nào cũng có người chết vì mắc bệnh ung thư. Nghiêm trọng nhất tại thôn Vô Ngại, mấy năm gần đây đã có hàng chục người chết do ung thư, khiến cho người dân vô cùng hoang mang. Tuy phần lớn các hộ gia đình đều sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt, nhưng do ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước sông, nên dù đã phải lọc nước trước khi sử dụng, chất lượng nước ngầm vẫn không bảo đảm, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Được biết, Cầu Lường là con sông đào nhỏ đổ ra sông Sặt thuộc địa phận 3 xã Ngọc Lâm, Xuân Dục và Bạch Sam của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Con sông này có chiều dài khoảng 2,5 km, chiều rộng 30-50 m và sâu khoảng 3-4 m. Sông Cầu Lường là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ tưới tiêu của 3 xã. Tuy nhiên, sau khi phát triển công nghiệp, dịch vụ thì sông Cầu Lường cũng trở thành nguồn tiếp nhận nước thải chính của 15 doanh nghiệp với các loại hình sản xuất khác nhau như giặt, may, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm nhựa, tái chế dầu DO từ cao su phế liệu...

 
Người dân đi lại trong làng phải thường xuyên bịt mũi vì mùi ô nhiễm từ sông Cầu Lường bốc lên là cảnh thường thấy
 ở làng Vô Ngại, xã Ngọc Lâm hiện nay. Ảnh: TL

Nằm ở cuối nguồn sông Cầu Lường là xã Ngọc Lâm với dân số khoảng 6.000 người sống tại 5 thôn: Vô Ngại, Nho Lâm, Hòe Long, Phúc Bố và Ngọc Lãng, trong đó thôn Vô Ngại có khoảng 500 hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề trực tiếp từ nguồn nước thải ô nhiễm. Từ năm 2011 đến nay, toàn bộ hệ thống sông này đã trở thành dòng nước “chết” do bị hoá chất huỷ diệt. Chất thải từ các nhà máy đã làm cho dòng nước có màu đen đặc quện với váng dầu luyn làm cá chết nổi hàng loạt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc suốt ngày đêm.

Theo ông Trần Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm, việc các nhà máy xả thải trực tiếp gây ô nhiễm ở sông Cầu Lường đã diễn ra từ nhiều năm nay. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân cũng nhiều lần có ý kiến song việc giải quyết chưa được như mong muốn của bà con do thẩm quyền của cấp xã có hạn. Mặt khác, do các nhà máy này phần lớn lại nằm trên địa bàn các xã khác như Xuân Dục, Bạch Sam… nên xã Ngọc Lâm chỉ có thể kiến nghị lên cấp trên. Trong khi đó, xã Ngọc Lâm lại là khu vực cuối nguồn trực tiếp hứng chịu hậu quả từ tình trạng ô nhiễm của sông Cầu Lường.

Từ thực tế ghi nhận của phóng viên, có thể thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại sông Cầu Lường đoạn qua địa phận huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) đã thực sự đáng báo động. Do đó, đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên cần sớm tìm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm sông Cầu Lường, xử lý nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm cho dòng sông, nhằm đảm bảo môi trường sống, sinh hoạt, sản xuất cho người dân./.

Miễn học phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcÝ kiến bạn đọcTinAdminMiễn học phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục/_catalogs/wp/2017-12/ảnh_1-21_00_00_680_Key_12122017115358.jpg

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bản Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, trong đó có điểm mới là miễn học phí cho học sinh tới cấp THCS. Vấn đề này đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm
12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

 
Giờ chào cờ của học sinh trường THCS Thu Cúc (Tân Sơn – Phú Thọ). Ảnh: Thế Lượng

Học phí vốn là khoản tiền mà phụ huynh phải nộp cho nhà trường theo quy định trong quá trình con em mình học tập. Tính đến nay, Nhà nước ta có chính sách miễn học phí từ mầm non đến hết bậc tiểu học. Còn các bậc học khác, chế độ miễn, giảm học phí thực hiện theo các chính sách ưu tiên cho học sinh theo khu vực, chế độ hộ nghèo, cận nghèo, chế độ chính sách…

Chính sách miễn, giảm học phí theo cấp học, theo đối tượng được hưởng chính sách đã tạo nên hiệu ứng tốt đối với học sinh ở tất cả các địa phương trong cả nước, giúp học sinh thuộc các đối tượng bớt đi những khó khăn, gánh nặng về kinh tế và có thêm động lực để học tập tốt.

Trong Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, việc đưa ra phương án miễn học phí đến hết bậc học THCS khối các trường công lập đã được dư luận quan tâm và đưa ra nhiều ý kiến. Xin dẫn ra ở đây một số ý kiến của công dân về điểm mới của Dự thảo.

Cô giáo Dương Thị Hải Yến (Trường THPT Hạ Hòa – Phú Thọ) có ý kiến: “Bản thân tôi thấy rất mừng khi nghe được thông tin dự thảo miễn học phí cho học sinh bậc THCS, bởi lẽ, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như nước ta hiện nay, việc miễn học phí cho học sinh đến hết bậc THCS là hoàn toàn phù hợp. Làm được như vậy, chúng ta sẽ thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện tốt cho con em nhân dân ở mọi đối tượng, ở các địa phương có điều kiện để học tập”.

Bà Hoàng Thị Quyên (bản Nà Đình, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, Lào Cai) chia sẻ: “Tôi ở xã vùng 3, học sinh ở đây đều là con em đồng bào các dân tộc, nên được miễn học phí. Khi nghe tin Dự thảo Luật Giáo dục có điểm sửa đổi là sẽ miễn học phí cho học sinh đến bậc THCS, tôi nhận thấy đây là sự công bằng đối với học sinh ở mọi miền, mọi đối tượng, phù hợp vào thời điểm phát triển của đất nước ta hiện nay”.

Em Nguyễn Trường Vũ (Học sinh, lớp 11A5, trường THPT Hạ Hòa, Phú Thọ) cho ý kiến: “Ngày học THCS, chúng em vẫn phải đóng học phí bình thường. Tuy giờ đã là học sinh THPT nhưng em thấy dự thảo miễn học phí cho học sinh đến bậc THCS là một chính sách đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước ta. Nếu dự thảo này được thực hiện, học sinh vùng trung du chúng em sẽ bớt đi những lo lắng về các khoản đóng góp, yên tâm và có thêm động lực để học tập”.

Anh Nguyễn Văn Thạo (Xóm 2, Sạ Sơn, xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chia sẻ: “Miễn học phí đến bậc THCS là hoàn toàn phù hợp với nền giáo dục quốc dân hiện nay. Chắc chắn, việc miễn học phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi miền trên đất nước”.

Như vậy, qua một vài ý kiến và lắng nghe sự bàn luận của dư luận xã hội, chúng tôi nhận thấy, đông đảo người dân rất đồng tình và ủng hộ chính sách miễn học phí đến bậc học THCS. Đa số người dân cho rằng, trước kia, do kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất các nhà trường còn thiếu thốn nên cần có sự chung tay của xã hội bằng việc đóng học phí, trừ bậc mầm non và tiểu học. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đã phát triển, việc miễn học phí đồng bộ đến bậc THCS sẽ thể hiện sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục. Hơn nữa, miễn học phí đến bậc THCS sẽ tạo cho học sinh có thêm động lực để học tập tốt, phụ huynh học sinh sẽ bớt đi những gánh nặng về đóng góp cho con em mình.

Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình và ủng hộ việc miễn học phí đến bậc THCS, nhiều phụ huynh học sinh và người dân cho rằng, số tiền học phí đóng góp hằng năm không nhiều nhưng các khoản đóng góp khác lại khá cao như: Các khoản chi phí phục vụ cho học sinh, các khoản ủng hộ, xã hội hóa ở nhiều trường học đã tạo ra gánh nặng không nhỏ.... Hiện nay, theo Luật, học sinh tiểu học được miễn học phí. Thế nhưng hầu hết phụ huynh có con học ở cấp tiểu học đều ít khi nào nhận ra điều này vì hằng tháng, họ vẫn phải đóng một khoản tiền không nhỏ với rất nhiều loại "học phí" khác. Ngoài trừ tiền bán trú và những chi phí xung quanh việc phục vụ bán trú, học sinh còn đóng các loại phí như: tin học, tiếng Anh...Vì vậy, điều mà phụ huynh và xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ ở việc miễn học phí mà còn quan tâm ở sự chỉ đạo ở các nhà trường, các địa phương làm sao giảm thiểu các khoản đóng góp ngoài quy định để mỗi gia đình không còn canh cánh nỗi lo về đóng góp vào đầu mỗi năm học.

Là một giáo viên dạy trường THPT, tôi nghĩ rằng, lứa tuổi học sinh THCS vẫn còn nhỏ, việc học tập và sinh hoạt hằng ngày 100% phụ thuộc vào cha mẹ. Vì thế, cùng với học sinh bậc mầm non, tiểu học, đối tượng này cần được xã hội quan tâm về mọi mặt để các em có điều kiện học tập đầy đủ, học tập tốt là đúng đắn. Việc miễn học phí đối với bậc THCS thể hiện sự quan tâm của Ngành Giáo dục, của Nhà nước đối với quá trình học tập của con em nhân dân, giúp cho nhiều đối tượng học sinh có hoàn cảnh cơ nhỡ, khó khăn không phải bỏ học giữa chừng vì thiếu điều kiện học tập, tạo động lực để mỗi gia đình có thêm quyết tâm đưa con em mình đến trường học tập. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, các nhà trường, mỗi địa phương cần phổ biến, tuyên truyền rõ mục đích, ý nghĩa của việc miễn học phí đến phụ huynh và học sinh. Cần tác động vào nhận thức của học sinh và nhân dân tính ưu việt của chính sách này để tránh sự nhận thức và thái độ thụ động, ỷ thế vào chính sách miễn học phí nên dẫn đến sự lơ là, thờ ơ và thiếu động lực vươn lên trong học tập./

Mấy suy nghĩ về miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với đảng viên ​Ý kiến bạn đọcTinĐảng Cộng sản VNMấy suy nghĩ về miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với đảng viên ​/_catalogs/wp/2017-12/sinh_hoat_chi_bo-17_58_03_751_Key_12122017115505.jpg

​Để phù hợp với tình hình thực tế về tuổi tác và sức khỏe của đảng viên, Ban Chấp hành Trung ương đã có quy định, Ban Tổ chức Trung ương có hướng dẫn việc miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với đảng viên, nhưng việc thực hiện chủ trương này đã và đang có biểu hiện tràn lan, không đúng đối tượng.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

 
 
Đồng chí Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh về dự sinh hoạt với Chi bộ thôn Rích Gạo, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, ngày 3/5/2017. Ảnh: bacninhtv.vn

Chi bộ Khu phố II, phường Suối Hoa (thành phố Bắc Ninh) hiện có 238 đảng viên, trong đó 68 đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt Đảng, chiếm 29% tổng số đảng viên. Trong đơn xin miễn công tác và sinh hoạt phần lớn đều ghi lý do là bị nhiều bệnh mãn tính, phải điều trị dài hạn, đi lại khó khăn, một số người vẫn đi làm nên không tham gia sinh hoạt được trong ngày làm việc, đảng viên nữ có con đi làm xa phải đi trông cháu nhỏ… Đơn xin đều được các tổ đảng thông qua, khi đưa ra chi bộ xin ý kiến, các đảng viên dự họp đều dễ dãi và nhanh chóng giơ tay biểu quyết đồng ý. Hầu như chưa có trường hợp nào có ý kiến xem xét lại hoàn cảnh, mặc dù nhiều trường hợp biết rõ ràng là không đúng đối tượng.

Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 26/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương ban hành về việc miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với đảng viên thì đối tượng được miễn công tác và sinh hoạt gồm những đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu và tự nguyện xin miễn công tác và sinh hoạt Đảng.Tuy nhiên, việc xét miễn công tác và sinh hoạt Đảng đã và đang có biểu hiện lệch lạc: Một bộ phận đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt thực chất là do phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút ý chí phấn đấu, ngại tham gia sinh hoạt vì cho rằng mất thời gian…Tổ đảng, chi bộ khi xem xét đơn thường nể nang, xuê xoa, dễ dãi nên đồng ý cho miễn công tác và sinh hoạt Đảng tràn lan, không đúng đối tượng Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn.

Nhìn từ thực tiễn phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh (nêu cụ thể phần trên) có thể thấy: Trong số đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt, một bộ phận không nhỏ không có lý do chính đáng. Nhiều đảng viên miễn sinh hoạt nhưng vẫn đi làm thêm, thường xuyên đi lễ đền chùa, đi tham quan du lịch. Có đảng viên sau khi được miễn sinh hoạt thì sinh con thứ ba(?!). Các đảng viên miễn sinh hoạt đều không tham dự các buổi học tập nghị quyết và phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; không tham gia kiểm điểm, nhận xét và phân loại đảng viên. Các đảng viên này không nắm được tình hình địa phương, cơ sở; không có sự quản lý, giám sát của tổ chức đảng. Có đảng viên (nguyên là lãnh đạo ngành của tỉnh, sĩ quan quân đội) hằng ngày vẫn sống tại nơi cư trú  nhưng không sinh hoạt với tổ chức đảng, nói là đã chuyển sinh hoạt đảng về quê (?). Một số đảng viên khi có quyết định nghỉ hưu, làm giấy chuyển sinh hoạt Đảng nhưng không nộp cho cấp ủy đảng nơi cư trú. Một số đảng viên nhiều tháng liền không đi họp, không làm nhiệm vụ đảng viên, không gương mẫu tham gia các phong trào ở cơ sở. 

Tình trạng trên đã tác động tiêu cực đến tư tưởng và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận đảng viên, làm giảm sút uy tín và sức mạnh chính trị của tổ chức cơ sở đảng, ảnh hưởng đến công tác giáo dục giác ngộ, phát triển đảng viên mới, nhất là đối với thế hệ trẻ; làm nhạt nhòa hình ảnh đẹp, đáng trân trọng của người đảng viên trong con mắt của quần chúng.

***

Quy định số 29-QĐ/TƯ ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng ghi rõ:  Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể tham gia sinh hoạt đảng, thì được xét miễn công tác và sinh hoạt đảng. Đây là một vấn đề cần có sự thống nhất về nhận thức và phương thức tổ chức thực hiện.

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Mọi đảng viên đều có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau, không phân biệt tuổi tác. Đó là những vấn đề đã được quy định trong Điều lệ Đảng. Mặt khác, mỗi đảng viên khi vào Đảng đều thề nguyện suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng. Thực tế hiện nay, ở các đảng bộ xã, phường, số đảng viên là cán bộ nghỉ hưu chiếm tỷ lệ khá cao, có nơi tới 80-90% tổng số đảng viên. Tuy đã nghỉ hưu, nhưng phần lớn số đảng viên này còn sức khỏe, có phẩm chất chính trị vững vàng, có hiểu biết về quan hệ xã hội, một bộ phận có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, luôn nêu gương tốt về mọi mặt và có uy tín trong cộng đồng dân cư. Trên thực tế, quần chúng thường dựa vào lối sống và ứng xử của đảng viên để điều chính lối sống và mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình mình.

Cấp ủy các cấp cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, khơi dậy nhiệt tình cách mạng và tinh thần trách nhiệm của đảng viên, động viên đảng viên rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống, tiếp tục tham gia sinh hoạt đảng, làm tròn nhiệm vụ đảng viên cho đến hơi thở cuối cùng. Cần đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ. Thông qua sinh hoạt  giúp cho đảng viên gần gũi và tiếp cận với đời sống xã hội, có những hiểu biết mới về Đảng, về những vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương. Phát huy dân chủ trong đảng, cấp ủy lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi đảng viên, thực hiện tốt quy chế chất vấn và trả lời chất vấn, khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, chiếu lệ, làm cho đảng viên hào hứng khi tham gia sinh hoạt chi bộ..

Khi xem xét đơn xin miễn công tác và sinh hoạt đảng của đảng viên, chi ủy cần dựa vào tổ đảng, xem xét thực tế về sức khỏe và hoàn cảnh của từng đảng viên, chỉ đưa ra xin ý kiến chi bộ xét, biểu quyết miễn công tác và sinh hoạt cho những đảng viên thực sự có bệnh tật, phải chữa trị lâu dài, không còn đủ sức đi lại, tiếp xúc với quần chúng và làm nhiệm vụ đảng viên, không nên căn cứ đơn thuần vào tuổi nghỉ hưu và báo cáo của đảng viên, xét cho đảng viên miễn công tác và sinh hoạt một cách tràn lan./.

Cần làm rõ về quyền của các thành viên trong hộ gia đình để ghi tên trong Sổ đỏLuật sư của bạnTinCần làm rõ về quyền của các thành viên trong hộ gia đình để ghi tên trong Sổ đỏ/_catalogs/wp/2017-12/ls_hà-16_47_23_897_Key_12122017115620.jpg

​Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 5/12/2017, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ (còn gọi là Sổ đỏ) ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất. Quy định này đã gây ra nhiều tranh luận và cách hiểu khác nhau.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

 
Luật sư Đào Việt HàVăn phòng Luật sư Đào Việt Hà (Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội). Ảnh: BA

Cụ thể, tại Khoản 5 Điều 6 của Thông tư quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”

Trao đổi về nội dung trên của Thông tư, luật sư Đào Việt Hà - Văn phòng Luật sư Đào Việt Hà (Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội) cho biết: Thông tư 33 có ưu điểm là giải quyết được một số vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hiện nay bởi nó đã cụ thể hóa được các đồng chủ sở hữu trên sổ đỏ, để sau này cơ quan chức năng chỉ cần nhìn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có thể xác định được những ai có quyền sở hữu, sử dụng với thửa đất và tài sản gắn liền trên thửa đất đó, mà không cần phải tìm chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, sử dụng.

Tuy nhiên nếu thành viên có chung quyền sử dụng, sở hữu nhà đối với hộ gia đình là người dưới 18 tuổi, thậm chí là trẻ em thì khi  thực hiện các giao dịch như mua bán, thế chấp, tặng cho… đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của những trẻ em đó thì rất phức tạp. Những thành viên có chung quyền trong hộ gia đình là người dưới 14 tuổi thì ghi thế nào ở phần giấy tờ thân nhân, vì những người này chưa được cấp chứng minh nhân dân, hoặc thẻ căn cước...

Hơn nữa, Thông tư chưa rõ ràng ở chỗ “ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”. Theo luật sư, viết như vậy là chưa rõ ràng vì có thể hiểu theo hai cách: Chỉ những thành viên có đóng góp vào quá trình hình thành khối tài sản đó thì mới được ghi tên vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận); cách hiểu thứ hai là tất cả những thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đều được ghi tên vào Giấy chứng nhận, kể cả trẻ em.

Theo cách hiểu thứ hai thì Thông tư đã bộc lộ bất cập, bởi thực tế, trong nhiều trường hợp con cái chưa hề có đóng góp kinh tế vào quá trình hình thành khối tài sản đó, thậm chí cha mẹ vẫn đang nuôi dưỡng, chu cấp học hành… nhưng vẫn được đứng tên trong Giấy chứng nhận. Các con chưa trưởng thành, tính cách nhận thức còn bị hạn chế, hoặc “hư hỏng” nhưng vẫn đứng tên trong sổ đỏ, khi cha mẹ có nhu cầu giao dịch thửa đất đó buộc phải có sự đồng ý của những người con này, điều này là bất cập lớn.

Từ những phân tích trên, luật sư Đào Việt Hà cho rằng, Thông tư cần làm rõ hơn thế nào là những thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất để được đứng tên trong Sổ đỏ./.

Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có thời hạn bao lâu?Hỏi đápGiấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có thời hạn bao lâu?/_catalogs/wp/2017-12/ỵiyuuiy-10_00_00_590_Key_12122017115803.png

Bạn Ngô Minh Phương, email: minhphuong@gmail.com hỏi: Tôi đã học lớp nhận thức về Đảng vào năm 2011. Năm 2015, tôi làm hồ sơ kết nạp Đảng theo đề nghị của Chi bộ và nộp cho Bí thư Chi bộ, nhưng sau đó việc triển khai công tác kết nạp Đảng chưa được thực hiện. Đến năm 2017, Chi bộ họp và xét kết nạp Đảng cho tôi thì Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng của tôi đã quá hạn; khi nào có lớp mở tôi mới đi học lại và khi đó mới xét kết nạp được. Như vậy, trường hợp của tôi có cách nào giải quyết không?

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

Trả lời:

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam có quy định Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng.

Căn cứ theo Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng quy định:

- Tuổi đời:

+ Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

+ Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

- Trình độ học vấn:

+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

+ Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

Hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng bao gồm:

+ Lý lịch của người xin vào Đảng

+ Đơn xin vào Đảng (viết tay gói gọn trong 2 mặt của 1 tờ giấy A4)

+ Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng (2 đảng viên chính thức giới thiệu đối với người không còn tuổi sinh hoạt Đoàn thanh niên) hoặc Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (đối với người đang sinh hoạt Đoàn thanh niên).

+ Nhận xét của đoàn thể

+ Nhận xét của Đảng ủy địa phương nơi quần chúng đang cư trú (thường xuyên)

+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và địa phương nơi cư trú.

+  Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng

+ Xác nhận thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng

+ Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết chi Chi bộ.

Như vậy, để được kết nạp vào Đảng thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Trong đó có giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng.

Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Hướng dẫn 01/HD-TW quy định thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng quy định:

- Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng.

+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở.

+ Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.

+ Ý kiến nhận xét bổ sung của tổ chức chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.

- Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.

Theo bạn trình bày thì trường hợp bạn được cấp Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2011, năm 2015 bạn được chi bộ đề nghị làm hồ sơ xin kết nạp Đảng, nhưng không có trả lời lại và đến năm 2017 thì chi bộ xem xét hồ sơ của bạn và trả lời bạn không được kết nạp Đảng vì giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng đã quá hạn. Theo quy định thì nếu quá 60 tháng, kể từ ngày bạn được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu bạn học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. Như vậy, năm 2015 bạn có được đề nghị xem xét kết nạp Đảng (chưa quá 60 tháng từ ngày bạn được cấp giấy chứng nhận) nên sẽ xem xét đến trường hợp quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì bạn chỉ cần phải làm lại các giấy tờ tài liệu nêu trên chứ không phải học lại để được cấp giấy chứng nhận đã học lớp nhận thức về Đảng

Hộp thư bạn đọcNhắn tinHộp thư bạn đọc/_catalogs/wp/2017-12/hop_thu_ban_doc-16_07_21_254_Key_12122017115918.jpg

​Trong tuần qua, Ban Bạn đọc - Cộng tác viên, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được nhiều tin, bài, ảnh của bạn đọc, các cộng tác viên.

12/12/2017 12:00 CHNoĐã ban hành

Tin, bài từ các tác giả: Đình Khương, Nguyễn Văn Hậu, Lê Trọng Việt, Vũ Hoàng, Hồng Thoan, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Dương, Lê Ngọc Giàu, Phạm Thúy Liễu, Nguyễn Nhâm, Nguyễn Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Thắng, Khổng Minh Khánh, Hoàng Phương Liên, Nguyễn Anh Minh, Bùi Thị Mơ, Trần Thùy Trang, Bùi Thị Nga (Hà Nội); Nguyễn Thái Hòa (Bắc Giang); Thu Hằng, Đức Chính (Quảng Ngãi); Trần Thông, Bùi An Luých (Nam Định); Phạm Văn Phú (Hà Giang); Chu Lương (Nghệ An); Nguyễn Thị Thu Thủy (TP. Hồ Chí Minh); Nguyễn Phi Em (Kon Tum); Nguyễn Văn Minh, Trần Đình Thế, Đỗ Quang Khải, Nguyễn Vân Chương (Điện Biên); Nguyễn Cẩm Giang, Tạ Quang Đạo, Hồng Minh, Nguyễn Trung Hiếu (Bắc Ninh); Phạm Trung Tín (Hậu Giang); Phạm Quang Chiến (Vĩnh Long); Nguyễn Thúc Nhân (Thừa Thiên Huế); Phạm Văn Vương (Hải Phòng)...

Bên cạnh đó, Ban Bạn đọc - Cộng tác viên cũng nhận được một số đơn thư của bạn đọc. Những nội dung phản ảnh, kiến nghị trong đơn thư chúng tôi đang nghiên cứu xem xét, xác minh để trả lời. Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong bạn đọc tiếp tục cộng tác với Báo.

Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ: Ban Bạn đọc - Cộng tác viên, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tầng 1, tòa nhà 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 080.48936; 080.48905; Email: banthuongtru2008@yahoo.com.vn

Lưu ý, trong đơn thư gửi về Tòa soạn, đề nghị bạn đọc ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi liên hệ, xác minh nội dung phản ánh./.