Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 4, Ngày 31/01/2024, 08:35
Ngành Y tế An Giang triển khai nhiệm vụ năm 2024
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/01/2024 | Trường Giang

(TUAG)- Chiều 30/01, Sở Y tế An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Y tế năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. TS, BS Trần Quang Hiền, TUV, Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh…; trưởng các phòng ban Sở Y tế; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Thường trực Ủy ban nhân dân, thủ trưởng các đơn vị y tế các huyện, thành, thị trong tỉnh; các đơn vị y tế trong và ngoài công lập…

 Y-te-ag-trienkhai-24-1.jpg

Đại biểu tham dự Hội nghị

Y-te-ag-trienkhai-24-2.jpg 

Đại biểu xem phim tài liệu

Hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS, BS Trần Quang Hiền - Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong năm 2023, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương; sự nỗ lực, đồng sức, đồng lòng, quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo và thầy thuốc, ngành Y tế An Giang đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 Y-te-ag-trienkhai-24-3.jpg

TS, BS Trần Quang Hiền - TUV, Giám đốc Sở Y tế phát biểu khai mạc

Ngành Y tế đã đạt 2/3 chỉ tiêu do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh giao, gồm "số giường bệnh trên 10.000 dân (không tính trạm y tế)" đạt 27,5 giường và "số bác sỹ trên 10.000 dân" đạt 9,6 bác sỹ. Riêng chỉ tiêu "tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế" năm 2023 là 92,13%, thấp hơn kế hoạch đề ra (kế hoạch là 92,75%). Thêm nữa, chỉ tiêu "tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin" năm 2023 thực hiện đạt 52,5%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra (kế hoạch là 95%).

Giám đốc Sở nhấn mạnh: Điểm sáng của ngành là tỉnh đầu tiên trên cả nước áp dụng phương thức đấu thầu tập trung thuốc qua mạng, với tổng giá trị hơn 1.868 tỉ đồng và được Sở Y tế ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; tuyến y tế cơ sở hoàn thiện tổ chức, bộ máy, đầu tư cơ bản theo Nghị quyết của Chính phủ; đề xuất, tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức chi thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025...

Công tác khám, chữa bệnh nâng cao sức khỏe người dân tiếp tục được tập trung chú trọng, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ, ngày càng đáp ứng sự hài lòng của người dân; tăng cường triển khai các kỹ thuật y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao tại các đơn vị tuyến tỉnh, tuyến huyện, chuyển giao tuyến trên với tuyến dưới; kết hợp hiệu quả khám, chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại.

Đặc biệt, 03 bệnh viện tuyến tỉnh (gồm Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh và Bệnh viện Tim mạch) đạt công nhận Bạch Kim về diều trị đột quỵ của Hội Đột quỵ thế giới. Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền - phục hồi chức năng tỉnh An Giang quy mô 100 giường bệnh tại phường Bình Đức, TP Long Xuyên đã hoàn thành và đang đưa vào hoạt động.  

Năm 2023, các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh đã khám, chữa bệnh cho 8.938.491 lần (đạt 91,95% kế hoạch năm), trong đó số lần khám bệnh tại các cơ sở điều trị trong tỉnh là 7.975.354 lần, đạt 95,1% kế hoạch năm. Thực hiện điều trị nội trú cho 324.622 lượt bệnh đạt 106,9% kế hoạch năm. So với cùng kỳ năm 2022 số lần khám bệnh tăng 26,1%, số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 3,4% (cùng kỳ năm 2022 số lần khám bệnh 6.323.580 lần, điều trị nội trú: 314.056 lượt bệnh).

Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, y học cổ truyền, dân số, an toàn thực phẩm, quản lý môi trường y tế, đào tạo phát triển nhân lực y tế, chuyển đổi số y tế … tiếp tục được chú trọng. Các hoạt động phối hợp liên ngành, truyền thông được tăng cường nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.

Những thách thức trong năm 2023

Năm qua, ngành Y tế An Giang tiếp tục đối mặt với sự bùng phát mạnh và biến chứng nặng của dịch bệnh tay chân miệng, tạo sức ép lớn cho ngành khi đối mặt với tình hình dịch chồng dịch.

Tình trạng thiếu một số loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng như vắc xin DPT (phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván), vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh Viêm gan B - Bạch Hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib), ảnh hưởng lớn đến công tác phòng các bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Tình hình nhân lực tuyến y tế cơ sở vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt đối với tuyến xã; chế độ về phụ cấp ưu đãi nghề, độc hại, …; chính sách thu hút nhân viên y tế về công tác tại tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế,... do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột, chiến tranh tại một số quốc gia trên thế giới.

Mức chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực và các nhóm đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo một số nơi còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; còn tồn tại một số tập quán, lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến bất bình đẳng về tình trạng sức khỏe, gánh nặng bệnh tật và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu, sạt lỡ bờ sông, ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng đã tác động không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Y-te-ag-trienkhai-24-4.jpg

BS, CK2. Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Bệnh viên Đa khoa Trung tâm An Giang phát biểu

Tại hội nghị, các đại biểu xem phim tư liệu "Chặng đường hoạt động ngành tế năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; nghe đại diện lãnh đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, phòng chuyên môn Sở, trung tâm y tế tuyến huyện chia sẻ kinh nghiệm về các chủ đề: Một vài kinh nghiệm của đơn vị khi thực hiện công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế tại Bệnh viên Đa khoa Trung tâm An Giang; tổ chức cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh; thực trạng công tác quản lý tài chính, trang thiết bị y tế tại tuyến y tế cơ sở; tình hình công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực y tế năm 2023, thực trạng và giải pháp; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Châu Phú…

 Y-te-ag-trienkhai-24-5.jpg

BS, CK1. Hà Minh Đức đại diện lãnh đạo BVĐK khu vực tỉnh phát biểu

 Y-te-ag-trienkhai-24-6.jpg

DS, CK2. Phạm Vĩnh Thăng, Chánh Thanh tra Sở Y tế phát biểu

 Y-te-ag-trienkhai-24-7.jpg

BS.CK2. Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh phát biểu thảo luận về những khó khăn, vướng mắc của đơn vị và đề xuất giải pháp

Bức phá, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng phải chịu sự tác động nặng nề với hậu quả còn lâu dài của dịch COVID-19; tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập; tư tưởng e ngại trong công tác đấu thầu, mua sắm,...

Mục tiêu chung của ngành là tiếp tục phát triển sự nghiệp y tế tỉnh An Giang từng bước hiện đại, hoàn chỉnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần tăng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời đề ra 12 chỉ tiêu y tế cơ bản theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024.

Để triển khai thành công các mục tiêu, chỉ tiêu trên, ngành Y tế đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Kế hoạch số 48-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng "về tăng cường công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"; Kế hoạch số 49-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng"về công tác Dân số trong tình hình mới"; Tích cực triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội và Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế, nhất là phương thức đối tác công - tư, đẩy mạnh tự chủ tại các cơ sở y tế công lập và phát triển y tế tư nhân. Cụ thể, kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ tỉnh đến xã; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gắn với y học cổ truyền. Hoàn thiện, củng cố hoạt động các Trung tâm Y tế huyện đa chức năng để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ về: khám chữa bệnh, dự phòng, dân số và phát triển. 

Thứ hai, nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo sớm nguy cơ bùng phát dịch, chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế số ca mắc và tử vong. Song song đó, xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe, tổ chức tầm soát, quản lý các bệnh không lây nhiễm, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Thứ ba, nâng cao năng lực hoạt động tuyến y tế cơ sở là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tạo niềm tin cho người dân vào y tế cơ sở. Triển khai thực hiện trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phòng khám bác sỹ gia đình làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện, đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, duy trì và phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh làm bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện tuyến Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn từ tuyến tỉnh cho tuyến y tế cơ sở, giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, nâng cao năng lực thực hiện danh mục kỹ thuật của từng tuyến có chọn lọc ưu tiên phát triển theo từng giai đoạn phù hợp, từng bước tiến tới đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều giữa các tuyến; phát triển mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, lão khoa, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện phần mềm trong thống kê y tế điện tử, quản lý khám chữa bệnh, thanh toán BHYT; thực hiện hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 02/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chỉ đạo ngành Y tế triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực y tế. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách nhằm tạo đồng thuận xã hội.

TRƯỜNG GIANG

Lượt người xem:  Views:   420
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by