Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksQuốc tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Quốc tế
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khănNewTin tức; Tin tức quốc tếTinNghiêm TúcKhám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn/SiteAssets/CPC-thamkhambenh-24-1.jpg
27/03/2024 1:05 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, trong 02 ngày 26 và 27/3/2024, đoàn Y, Bác sỹ Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

 CPC-thamkhambenh-24-1.jpg

Công an tỉnh An Giang tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

 CPC-thamkhambenh-24-2.jpg

Đoàn Y, Bác sỹ Công an tỉnh An Giang thăm khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân Campuchia

Tại những nơi đến, các Y, Bác sỹ đã thăm khám, kê đơn phát thuốc cho 600 lượt người dân. Qua thăm khám, các Y, Bác sỹ đã kịp thời phát hiện và tư vấn cách phòng và điều trị một số nhóm bệnh chủ yếu mà người dân ở đây thường gặp gồm: tăng huyết áp, tiểu đường, dạ dày, tim mạch, hô hấp, bệnh ngoài da...

 CPC-thamkhambenh-24-3.jpg

Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao quà cho người dân Campuchia

Một số hình ảnh thăm khám, bệnh và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia:

CPC-thamkhambenh-24-4.jpg

CPC-thamkhambenh-24-5.jpg

CPC-thamkhambenh-24-6.jpg

CPC-thamkhambenh-24-7.jpg

CPC-thamkhambenh-24-8.jpg

Song song với việc khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân, đoàn còn trao tặng mỗi người dân đến khám bệnh một phần quà gồm: gạo, nước tương, mì tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tổng kinh phí của đợt khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà lần này gần 350 triệu đồng, được Công an tỉnh An Giang vận động từ các mạnh thường quân.

 CPC-thamkhambenh-24-10.jpg

Đoàn công tác Công an tỉnh An Giang chụp ảnh lưu niệm với Công an tỉnh Kandal và chính quyền địa phương

Thông qua đợt khám bệnh và tặng quà đã giải quyết một phần khó khăn của người dân 2 địa phương trên trong công tác phát hiện, phòng và điều trị bệnh, từ đó nâng cao sức khỏe để tiếp tục lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc, đặc biệt là giữa Công an tỉnh An Giang với Công an tỉnh Kandal và chính quyền nơi đây.

Nghiêm Túc

False
Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga Tin tức; Tin tức quốc tếTinHT-TTÔng Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga /SiteAssets/Putin-tai-cu-TT.jpg
18/03/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 18/3, Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) công bố kiểm phiếu cho thấy Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin đã giành số phiếu ủng hộ áp đảo và tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo nước Nga thêm nhiệm kỳ 6 năm (2024 - 2030).

Putin-tai-cu-TT.jpg

Tổng thống Vladimir Putin gặp gỡ báo chí tại trụ sở chiến dịch tranh cử của ông ở Moscow, Nga, ngày 18/3/2024. (Ảnh: Xinhua)

Theo thông tin chính thức được đăng trên trang web của CEC, sau khi kiểm 99,43% số phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Vladimir Putin giành được 87,32% số phiếu ủng hộ. Về thứ hai là ứng cử viên Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Nikolai Kharitonov, giành được 4,32% số phiếu bầu. Tiếp sau là ứng cử viên Vladislav Davankov của đảng “Những Con người Mới” nhận được 3,79% số phiếu bầu, và cuối cùng là ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDPR) Leonid Slutsky nhận được 3,19% số phiếu bầu.

Những ưu tiên của nhà lãnh đạo Nga trong nhiệm kỳ Tổng thống sắp tới

Phát biểu trong cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở chiến dịch của mình ở thủ đô Moscow, sáng 18/3, Tổng thống Putin bày tỏ lòng biết ơn trước sự ủng hộ và tin tưởng của tất cả các công dân Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới, gồm các nhiệm vụ chính cho sự phát triển đất nước đã được ông nêu trong Thông điệp liên bang cuối tháng 2. Ông hy vọng về một nước Nga hùng mạnh, độc lập, có chủ quyền, và kết quả bầu cử sẽ cho phép ông cùng người dân Nga đạt được tất cả các mục tiêu đó.

Ông Putin cho biết thêm cơ cấu chính phủ tương lai của Nga sẽ bao gồm những người hiện đang tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ông sẽ không vội thành lập chính phủ khóa mới bởi nhiệm kỳ hiện tại vẫn còn khoảng hơn 2 tháng nữa mới kết thúc. Vấn đề đặt ra là xác định ai sẽ được bổ nhiệm vào vị trí nào để đạt được hiệu quả tối đa.

Liên quan đến đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Putin cho biết ông không có thông tin gì về đề xuất của nhà lãnh đạo Pháp về việc tuyên bố đình chiến Olympic trong thời gian diễn ra Thế vận hội ở Paris. Tuy nhiên, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng xem xét mọi đề xuất, nhưng trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ luôn được dẫn lối bởi lợi ích quốc gia và tình hình trên chiến trường.”

“Tôi đã nói điều này trước đây và tôi sẽ nói lại lần nữa rằng chúng tôi ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng chúng không nên được tổ chức chỉ vì đối phương sắp hết đạn”- ông Putin nói, đồng thời lưu ý thêm rằng, câu hỏi về ai sẽ là đối tác của Nga trong các cuộc đàm phán hòa giải cuối cùng với Ukraine hiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong buổi thông tin cho báo giới, sáng 18/3, ông Putin không loại trừ khả năng xảy ra xung đột toàn diện giữa Nga và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). "Tôi nghĩ rằng mọi thứ đều có thể xảy ra trong thế giới hiện đại. Nhưng tôi đang nói - và ai cũng rõ rằng, trong trường hợp này, chúng ta sẽ chỉ còn một bước nữa là đến Thế chiến thứ ba toàn diện. Tuy nhiên, sẽ không có ai mong muốn kịch bản như vậy” – nhà lãnh đạo Nga nói.

Đề cập tới những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới, ông Putin cho rằng, trước hết, Nga cần hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt, tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng vũ trang Nga.

“Tất cả các mục tiêu chính cho sự phát triển của đất nước đã được vạch rõ trong bản Thông điệp Liên bang. Và có được sự tin tưởng của người dân Nga, mục tiêu chúng tôi là nỗ lực hết sức để hoàn thành mọi nhiệm vụ cũng như đạt được mọi mục tiêu đã đề ra… Tôi đã mơ về một nước Nga hùng mạnh, độc lập, có chủ quyền. Và tôi hy vọng rằng kết quả bầu cử sẽ cho phép chúng tôi cùng người dân Nga đạt được tất cả các mục tiêu này” – ông Putin nói.

P.V

False
Người dân Nga đi bầu cử Tổng thốngTin tức; Tin tức quốc tếTinH.TNgười dân Nga đi bầu cử Tổng thống/SiteAssets/tg-tuan-2thang3-1.jpg
17/03/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tuần qua (từ ngày 11 - 17/3), dư luận thế giới hướng sự quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Tổng thống Nga khi đây là sự kiện không chỉ đưa nước Nga bước tiến tới tương lai, mà còn góp phần định hình các mối quan hệ và trật tự thế giới.

tg-tuan-2thang3-1.jpg

Cử tri Nga bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Ảnh: Erik Romanenko/TASS

Người dân Nga đi bầu cử Tổng thống

Từ ngày 15/3, hơn 94.000 điểm bỏ phiếu bầu tổng thống khắp nước Nga bắt đầu hoạt động từ 8h đến 20h. Đây là lần đầu tiên Nga tổ chức bầu cử tổng thống trong ba ngày, thay vì một ngày như trước đây, và cho phép cử tri bỏ phiếu từ xa.
Các ứng viên gồm Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, người tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga Leonid Slutsky, nghị sĩ Vladislav Davankov và nghị sĩ Nikolay Kharitonov. Ông Putin, 71 tuổi, trước đó đã kêu gọi toàn bộ cử tri đi bầu tổng thống Nga để thể hiện lòng yêu nước.

Đây sẽ là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên ở Nga sau cải cách hiến pháp năm 2020, trong đó thiết lập giới hạn 2 nhiệm kỳ 6 năm cho bất kỳ ai giữ chức nguyên thủ quốc gia. Sự thay đổi này đã tạo điều kiện cho ông Putin tái tranh cử. Đương kim Tổng thống Nga hiện nhận được sự ủng hộ của gần 90% cử tri Nga và được cho là có nhiều khả năng tái đắc cử thêm nhiệm kỳ 6 năm.

Hơn 700 quan sát viên quốc tế theo dõi bầu cử đang có mặt tại Nga, trong đó có 30 đoàn nghị viện các nước, đại diện các tổ chức quốc tế và nhiều quan sát viên độc lập. Dự kiến, các quan sát viên nước ngoài sẽ đến thăm 50 khu vực trên toàn liên bang.

Quá trình bỏ phiếu sẽ kết thúc vào 21h ngày 17/3, khi điểm bầu cử ở Kaliningrad đóng cửa. Kết quả sơ bộ sẽ được công bố trong ngày 18/3, ngay sau khi kết thúc 3 ngày bầu cử.

Ứng viên cần nhận được hơn 50% số phiếu để chiến thắng. Nếu không ứng viên nào đáp ứng đủ điều kiện, vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra ba tuần sau, vào ngày 7/4. Người chiến thắng dự kiến nhậm chức vào ngày 7/5.

Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga (VTSIOM), cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm nay sẽ có tỷ lệ cao cử tri đi bỏ phiếu là khoảng 71%.

Trung Đông: 40 triệu người đối mặt với nạn đói trong tháng lễ Ramadan

tg-tuan-2thang3-2.jpg

Trẻ em Gaza đi sơ tán cùng gia đình xin thức ăn viện trợ. Ảnh: UNRWA

Ngày 11/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cho biết Trung Đông đã bắt đầu tháng lễ Ramadan trong bối cảnh phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Trong khi đó, khủng khoảng tài chính nghiêm trọng đã tác động tiêu cực đến những nỗ lực xoa dịu khủng hoảng.

Theo số liệu thống kê, 40 triệu trong tổng dân số 400 triệu người tại khu vực Trung Đông đang sống trong tình cảnh mất an ninh lương thực trầm trọng. Trong đó, có tới 11 triệu người không thể tìm đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của gia đình họ.

Đặc biệt, WFP nhấn mạnh cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn biến phức tạp ở Dải Gaza, nơi toàn bộ dân số của dải đất ven Địa Trung Hải này đang cần được hỗ trợ lương thực, với hơn nửa triệu người phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng.

Trong nhiều tháng qua, Dải Gaza nhận được chưa đến một nửa nguồn cung cấp lương thực cần thiết.

Lạm phát cao ở các quốc gia như Liban, Ai Cập và Iran, cũng như hậu quả của các cuộc xung đột ở Syria và Yemen cùng các cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Gaza và Sudan đã "phá hủy" sự ổn định gần đây của giá lương thực trên toàn cầu.

Giá lương thực và nhiên liệu đã tăng cao kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19. Cả hai nước này đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc chủ chốt trên thế giới.

Trung Quốc bế mạc Kỳ họp thứ hai Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XIV

tg-tuan-2thang3-3.jpg

Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại - tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV. (Ảnh: THX/TTXVN)

Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại - tức Quốc hội Trung Quốc) khóa XIV đã bế mạc ngày 11/3, sau 1 tuần làm việc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức lãnh đạo của nước này đã tham dự phiên bế mạc diễn ra tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Kỳ họp Quốc hội thường niên là một trong những sự kiện chính trị trọng đại nhất của Trung Quốc trong năm.

Trong phiên bế mạc, các đại biểu quốc hội đã thông qua nghị quyết về báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc, báo cáo công tác của Tòa án Nhân dân Tối cao, báo cáo công tác của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; thông qua dự thảo sửa đổi Luật Tổ chức của Quốc vụ viện (Chính phủ Trung Quốc), thông qua dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội Quốc gia năm 2024 và dự toán ngân sách trung ương và địa phương năm 2024.

Đáng chú ý, Chính phủ Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024, tương đương mức tăng trưởng của năm 2023.

Sự kiện này thu hút sự chú ý quan tâm của đông đảo dư luận trong và ngoài Trung Quốc, bởi qua đây, thế giới sẽ có cái nhìn tổng thể về tình hình chính trị và kinh tế-xã hội của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thời gian qua, cũng như những định hướng phát triển trong thời gian tới trong bối cảnh nền kinh tế lớn thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Châu Âu tiến gần hơn đến việc thông qua đạo luật đầu tiên về Trí tuệ Nhân tạo

tg-tuan-2thang3-4.jpg

Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu bỏ phiếu về Đạo luật AI tại Nghị viện châu Âu ngày 13/3 ở Strasbourg, Pháp. Ảnh: AP

Các nước châu Âu đã tiến gần hơn đến việc thông qua đạo luật đầu tiên về Trí tuệ Nhân tạo (AI) sau khi các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu (EP) ngày 13/3 có bước phê chuẩn cuối cùng đối với khuôn khổ pháp lý toàn diện nhằm kiểm soát AI, bao gồm các hệ thống AI mạnh mẽ như ChatGPT của OpenAI.

Theo Reuters, động thái trên là bước cuối cùng để EU thông qua, biến dự luật thành luật để áp dụng cho toàn khối. Quan trọng hơn, đây sẽ là luật hoàn chỉnh đầu tiên về AI trên toàn cầu. Các nước EU dự kiến chính thức thông qua luật vào tháng 5 và sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Tuy nhiên, một số điều khoản sẽ có hiệu lực sớm hơn.

Theo dự luật, EC đề xuất thiết lập bộ tiêu chí phân loại các hệ thống AI dựa trên mức độ rủi ro mà chúng có thể gây ra cho người dùng, gồm các cấp độ: Rủi ro không thể chấp nhận được, rủi ro cao, rủi ro hạn chế, rủi ro thấp.

Những trường hợp không tuân thủ các quy định có thể bị phạt tối đa 35 triệu euro hoặc 7% doanh thu toàn cầu, tùy thuộc hành vi vi phạm và quy mô của các công ty. EP cũng đã đề xuất thành lập Văn phòng AI, một cơ quan mới của EU để hỗ trợ việc áp dụng hài hòa đạo luật AI, cung cấp hướng dẫn và điều phối các cuộc điều tra chung xuyên biên giới.Các quy định liên quan đến các mô hình AI như ChatGPT sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi dự luật chính thức được ban hành, trong khi các công ty phải tuân thủ hầu hết các quy định khác trong hai năm.

Khảo sát của Đại học Stanford tháng 4/2023 cũng cho thấy 56% nhà khoa học máy tính và nhà nghiên cứu tin rằng AI tạo sinh sẽ chuyển dịch sang siêu trí tuệ nhân tạo AGI trong tương lai gần. Có 58% chuyên gia AI đánh giá AGI là "mối quan tâm lớn", 36% nói công nghệ này có thể dẫn đến "thảm họa cấp hạt nhân". Một số cho biết AGI có thể đại diện cho cái gọi là "điểm kỳ dị về công nghệ" - điểm giả định trong tương lai, khi máy móc vượt qua khả năng của con người theo cách không thể đảo ngược và có thể gây ra mối đe dọa cho nền văn minh.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines lên kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên

tg-tuan-2thang3-5.png

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington, DC., ngày 13/1/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 13/3, báo Asahi của Nhật Bản dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Mỹ và Philippines đang lên kế hoạch tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh ba bên vào tháng 4 tới tại Washington.

Theo báo trên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến thăm chính thức Mỹ ngày 10/4 và gặp Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden.

Một nguồn thạo tin cho biết tại cuộc gặp song phương này, hai nhà lãnh đạo sẽ kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Tokyo và Washington trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh kinh tế, không gian vũ trụ và an ninh mạng.

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cùng ngày cũng cho biết Thủ tướng Kishida sẽ thăm Mỹ vào mùa Xuân này. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản có thể sẽ đi thăm một số thành phố của Mỹ.

Thủ tướng Kishida cho biết trong cuộc hội đàm song phương hồi tháng 11/2023 ở San Francisco, bên lề Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổng thống Biden đã mời ông thăm Mỹ vào "đầu năm 2024."

Nếu diễn ra như kế hoạch, Thủ tướng Kishida sẽ là nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ kể từ chuyến thăm của cố Thủ tướng Shinzo Abe năm 2015 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama./.

PV

False
Thế giới tuần qua: Xây dựng tương lai hoà bình, thịnh vượngTin tức; Tin tức quốc tếTinH.TThế giới tuần qua: Xây dựng tương lai hoà bình, thịnh vượng/SiteAssets/tg-tuan-1thang3-1.jpg
10/03/2024 2:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Cùng với Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; Trung Quốc khai mạc Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV; Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp liên bang;… là một số tin đáng chú ý của thế giới tuần qua (4 - 10/3).


Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia: “Đối tác cho tương lai”

Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia được tổ chức tại Melbourne, Australia từ ngày 5 - 6/3/2024 với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Australia và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Timor Leste được mời tham dự hội nghị lần này với tư cách quan sát viên.

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: CPV)
 

Hội nghị có chủ đề “Đối tác cho tương lai”, được tổ chức trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Australia diễn ra năng động trên nhiều lĩnh vực. Đây là dịp để hai bên rà soát quan hệ 50 năm qua và trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ phát triển thực chất, hiệu quả, phù hợp khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập vào năm 2021. Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự các phiên họp chính và có một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.

Hội nghị góp phần định hướng cho quan hệ hai bên tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu, hiện thực hóa khát vọng của các nhà lãnh đạo trong hành trình phía trước. Là thành viên tích cực, chủ động trong ASEAN, đồng thời là một trong những đối tác quan trọng của Australia ở khu vực, Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy quan hệ ASEAN - Australia.

Australia là một trong những đối tác đầu tiên lập quan hệ đối thoại với ASEAN năm 1974; hai bên nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược năm 2014 và Đối tác chiến lược toàn diện (CSP) năm 2021. Australia tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại khu vực Đông Nam Á (TAC) năm 2005. Những cam kết mà hai bên đưa ra tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Australia lần này cho thấy cả hai bên đều đang quyết tâm cao để không chỉ khai thác hiệu quả hơn mối quan hệ này mà còn cùng hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế thịnh vượng và người dân thành công.

Trung Quốc khai mạc Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV

Sáng 5/3, Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại - tức Quốc hội Trung Quốc) khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Theo chương trình nghị sự, kỳ họp dự kiến sẽ kéo dài tới ngày 11/3.

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV tại Bắc Kinh, ngày 5/3/2024. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Tham dự sự kiện quan trọng này có Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, cùng gần 3.000 đại biểu đại diện cho các dân tộc, các tầng lớp nhân dân Trung Quốc.

Kỳ họp Quốc hội thường niên là một trong những sự kiện chính trị trọng đại nhất của Trung Quốc trong năm. Tại kỳ họp này, các đại biểu được nghe báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Lý Cường. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ công bố một loạt mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong năm nay.

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV thu hút sự chú ý quan tâm của đông đảo dư luận trong và ngoài Trung Quốc, bởi qua đây, thế giới sẽ có cái nhìn tổng thể về tình hình chính trị và kinh tế - xã hội của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thời gian qua, cũng như những định hướng phát triển trong thời gian tới trong bối cảnh nền kinh tế lớn thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là năm bản lề để đạt được các mục tiêu cũng như những nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025). Đây cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Trong năm 2024, CPPCC sẽ tập trung vào việc thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc, tích cực đưa ra các đề xuất, thúc đẩy sự đồng thuận rộng rãi, đồng thời tập trung trí tuệ và sức mạnh để đất nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong cả năm. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp liên bang

Vào lúc 21 giờ 25 phút ngày 7/3 theo giờ bờ Đông (tức 9 giờ 25 phút ngày 8/3 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu trình bày Thông điệp liên bang trước Quốc hội lưỡng viện.

 Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp liên bang. (Ảnh: TTXVN)

Đây là thông điệp liên bang cuối cùng của Tổng thống Biden trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới, điểm lại những thành quả trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, đồng thời cảnh báo về những gì ông coi là mối đe dọa đối với sự tồn tại của đất nước. Bài phát biểu thông điệp liên bang của Tổng thống Biden kéo dài hơn 1 giờ 7 phút, ngắn hơn năm ngoái khoảng 5 phút.

Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Biden tập trung vào các thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được trong 3 năm qua, đặc biệt là về kinh tế cũng như khái quát tầm nhìn của ông cho tương lai nước Mỹ.

Kết thúc bài phát biểu, Tổng thống Biden bày tỏ sự lạc quan về khả năng lãnh đạo đất nước của ông, đề cập đến tuổi tác của ông vốn là chủ đề gây tranh cãi. "Vấn đề mà đất nước chúng ta đang đối mặt không phải là chúng ta bao nhiêu tuổi mà là những ý tưởng của chúng ta đã bao nhiêu tuổi?", ông Biden nhấn mạnh.

Trong bối cảnh năm bầu cử Mỹ 2024, đặc biệt sau chiến thắng vang dội của ông Biden trong Đảng Dân chủ sau ngày Siêu thứ Ba, bản Thông điệp liên bang năm nay được xem như bài diễn văn vận động tranh cử quan trọng để ông Biden có thể tiếp tục ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa.

Thông điệp Liên bang 2024 của Tổng thống Joe Biden được phát trực tiếp trên tất cả các mạng truyền thông lớn, cùng với các nền tảng phát trực tuyến và các kênh truyền thông xã hội như YouTube. Đã có hơn 32 triệu người theo dõi trực tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp này. Lượng người theo dõi đã tăng khoảng 18% so với bài phát biểu năm ngoái.

Giá vàng thế giới cao nhất từ trước tới nay

Giá vàng tương lai đã tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch ngày 8/3 tại Sàn Giao dịch vàng Chicago Mercantile Exchange (COMEX) của Mỹ, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang mong chờ thông báo cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương).

Giá vàng thế giới cao nhất từ trước tới nay. (Ảnh minh họa: TASS/TTXVN)

Chốt phiên giao dịch ngày 8/3, giá vàng giao theo hợp đồng tháng 4/2024 đã tăng 20,30 USD, tương đương 0,94%, đứng ở mức 2.185,50 USD/ounce - mức cao nhất từ trước đến nay.

 Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Bộ Lao động Mỹ cùng ngày thông báo rằng trong tháng 2 vừa qua, nước này đã có thêm 275.000 vị trí việc làm trong khu vực phi nông nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên mức 3,9%.

Theo Giám đốc giao dịch kim loại David Meger của High Ridge Futures, các yếu tố tiền đề thúc đẩy đà tăng giá của vàng là kỳ vọng Fed vẫn sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay và sự suy yếu của đồng USD.

Vàng bắt đầu lập kỷ lục về mức giá vào ngày 5/3 khi "xô đổ" mức đỉnh xác lập hồi tháng 12/2023 trong bối cảnh bất ổn làm tăng sức hấp dẫn trú ẩn an toàn truyền thống của kim loại quý này. Nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong thời gian tới.

Thúc đẩy đầu tư và trao quyền kinh tế cho phụ nữ

Trong thông điệp đưa ra nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay (8/3/2024), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay là “Đầu tư cho phụ nữ” – nhằm nhắc nhở chúng ta rằng, việc chấm dứt chế độ phụ hệ đòi hỏi chúng ta cần có sẵn nguồn lực về tài chính. Bên cạnh đó, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh tính cần thiết cấp bách của những cơ chế tài chính để hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái.

Thúc đẩy đầu tư và trao quyền kinh tế cho phụ nữ. (Ảnh minh họa: WFP)

Với tốc độ đầu tư hiện nay, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ vẫn sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay (8/3/2024) là “Đầu tư cho phụ nữ” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những hành động cụ thể để cải thiện tình hình kinh tế của phụ nữ trên toàn thế giới.

UN Women cho rằng, sự chênh lệch giới tính, đặc biệt trong vấn đề thu nhập, đã để lại những tác động kinh tế sâu sắc. Theo cơ quan này, gần 60% vị trí việc làm của phụ nữ trên toàn cầu là không chính thức, với khoảng cách về lương vẫn tồn tại ở nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau.

Cơ quan này cho biết, bạo lực, xung đột và chênh lệch kinh tế là những mối đe dọa đáng kể đối với an ninh và vai trò tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế. Cũng theo tính toán của UN Women, tổn thất toàn cầu gây ra bởi các hành vi bạo lực đối với phụ nữ ước tính lên tới 1,5 nghìn tỷ USD.

UN Women cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống bảo trợ xã hội, như hỗ trợ tiền mặt, trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở phụ nữ và tăng cường an ninh và trao quyền kinh tế cho họ. Cơ quan này cũng hối thúc các bên liên quan xóa bỏ những chuẩn mực xã hội làm suy yếu sự đóng góp kinh tế của nữ giới, đồng thời tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc đưa ra quyết định./.

PV (tổng hợp)
False
Việt Nam là điểm đến đáng đầu tư nhất tại ASEANTin tức quốc tế; Tin tứcTinH.TViệt Nam là điểm đến đáng đầu tư nhất tại ASEAN/SiteAssets/VN-dautu24.jpg
03/03/2024 8:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trong bài viết đăng trên trang Mondaq số ra mới đây, Tiến sĩ Oliver Massmann, luật sư, kiểm toán quốc tế, cố vấn cho việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU giai đoạn 2021-2023 do Ủy ban châu Âu (EC) bổ nhiệm, đã nhận định rằng, Việt Nam là điểm đến đáng đầu tư nhất tại ASEAN trong những năm tới.

VN-dautu24.jpg

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Theo Tiến sĩ Oliver Massmann, đây là câu trả lời chung của nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi được hỏi về kế hoạch đầu tư trong những năm tới. Đó không phải là cách nói cường điệu về môi trường đầu tư cũng như tiềm năng hiện tại của Việt Nam mà dựa trên những cơ sở xác đáng và thực tế, trong đó phải tính đến việc đa dạng hóa kinh tế được cải thiện, hội nhập quốc tế, cải cách pháp luật đầu tư và chính sách kinh tế tốt.

Nghiên cứu “Thế giới năm 2050” của PwC kết luận rằng, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm cao thứ hai trên toàn thế giới, trung bình 5,3%/năm, từ năm 2014 đến năm 2050. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á cho đến năm 2050. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát được chính phủ kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng ở mức 3-5% cho cả năm, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát tối đa cho phép là 4,5% vào năm 2023. Hai chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng này đã phần nào thể hiện sự thành công của chính phủ trong việc phục hồi và duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô và lạm phát được kiểm soát, Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nỗ lực đạt được các chỉ số kinh tế chủ chốt của các nước dẫn đầu khu vực. Đáng chú ý, Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, mới nổi, công nghệ cao, sạch, phương pháp quản lý hiện đại và đóng góp tích cực vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, các luật mới của Việt Nam được coi là tự do và thân thiện với nhà đầu tư nhất trong khu vực như Luật Doanh nghiệp mới, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác công tư, đã được thông qua. Các rào cản trong kinh doanh, đầu tư được dỡ bỏ, mở đường cho môi trường thông thoáng, minh bạch và đầy cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.

PV

False
Tiếp tục phối hợp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh giữa tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia)Tin tức; Tin tức quốc tếTinHạnh ChâuTiếp tục phối hợp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh giữa tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia)/SiteAssets/Phoi-hop-Takeo-pcd24-6.jpg
29/02/2024 8:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 28/2, Sở Y tế An Giang tổ chức Hội nghị tăng cường phối hợp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) giữa tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia).

 Phoi-hop-Takeo-pcd24-1.jpg

Hội nghị do TS, BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang và Bác sĩ Chea Moneth, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Điều phối viên hợp tác sức khỏe biên giới kiểm dịch Campuchia - Việt Nam (Bộ Y tế Campuchia) chủ trì. Cùng dự có Bác sĩ Keam Piseth, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kandal; Bác sĩ Liem Krean, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Takeo; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh An Giang và cán bộ 2 tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia).

Phoi-hop-Takeo-pcd24-2.jpg

Tại hội nghị, Sở Y tế An Giang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang, đại diện tỉnh Kandal và Takeo đã chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm và trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch khu vực biên giới. Qua đó, cùng nhau phối hợp hoạt động, tăng cường hợp tác kiểm dịch y tế biên giới tại 2 cửa khẩu giữa tỉnh An Giang và 2 tỉnh Takeo, Kandal năm 2024 tại An Giang. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2023 và công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu; kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, các khó khăn, giải pháp. Đồng thời, thảo luận và định hướng cơ chế chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm thời gian tới. Trao đổi phân tích nhu cầu và kế hoạch hành động chung, nhằm nâng cao năng lực tại các cửa khẩu quốc tế và quốc gia giữa 2 nước.

 Phoi-hop-Takeo-pcd24-3.jpg

Năm 2023, An Giang và 2 tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia)  đã tăng cường và phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, hàng hóa, phương tiện xuất, nhập, quá cảnh qua biên giới. Phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A. Thông tin, truyền thông các văn bản và phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cúm A (H5N1), đậu mùa khỉ. Giám sát phát hiện và báo cáo trường hợp bệnh truyền nhiễm qua hệ thống máy đo thân nhiệt hồng ngoại từ xa, quan sát của kiểm dịch viên y tế và tự khai báo của người nhập cảnh. Duy trì phối hợp giữa các cơ quan hữu quan tại khu vực cửa khẩu và các lực lượng đối tác của nước bạn, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm tại biên giới.

 Phoi-hop-Takeo-pcd24-4.jpg

Phoi-hop-Takeo-pcd24-5.jpg

Phoi-hop-Takeo-pcd24-6.jpg

Hội nghị đã thống nhất tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh; xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên, hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin, cảnh báo sớm và phản ứng nhanh đối với dịch bệnh. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng dân cư vùng biên giới, nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

HẠNH CHÂU

True
Phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên hợp quốc Tin tức quốc tế; Tin tứcH.TPhiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên hợp quốc /SiteAssets/vna-potal-viet-nam-du-phien-hop-thuong-nien-cua-uy.jpeg
22/02/2024 11:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Nội dung của phiên họp năm nay tập trung thảo luận vai trò của Hiến chương LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình cũng như thực tiễn sử dụng biện pháp môi giới trong giải quyết tranh chấp.

vna-potal-viet-nam-du-phien-hop-thuong-nien-cua-uy.jpeg

Phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ

Từ ngày 20 - 28/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ bắt đầu diễn ra với sự tham gia của đại diện gần 90 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế.

Nội dung của phiên họp năm nay tập trung thảo luận vai trò của Hiến chương LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình cũng như thực tiễn sử dụng biện pháp môi giới trong giải quyết tranh chấp.

Phát biểu tại phiên họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định các giá trị, mục đích và nguyên tắc của Hiến chương đã trở thành nền tảng quan trọng của luật pháp quốc tế. Liên quan đến các biện pháp trừng phạt, đại diện Việt Nam nhấn mạnh các biện pháp này không giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác, chỉ nên là biện pháp cuối cùng và phải phù hợp với Hiến chương LHQ và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đại diện Việt Nam kêu gọi các Ủy ban về trừng phạt và chuyên gia xem xét, đánh giá các tác động đối với các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

vna-potal-viet-nam-nhan-manh-gia-tri-va-nguyen-tac-hien-chuong-lhq-la-nen-tang-cua-luat-phap-q.jpg

Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, phát biểu tại phiên họp

Về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, Tham tán Công sứ khẳng định Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế và ủng hộ các biện pháp nêu tại Điều 33 của Hiến Chương LHQ cũng như bất kỳ biện pháp hòa bình nào khác do các bên lựa chọn. Đại diện Việt Nam cho rằng với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập đóng vai trò môi giới - có thể là cá nhân, bất kỳ quốc gia/nhóm quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào - các bên tranh chấp có thể ngồi lại cùng nhau để bắt đầu đàm phán trực tiếp hoặc tìm kiếm các phương pháp giải quyết khác. Biện pháp này mang lại nhiều lợi ích cho các tranh chấp quốc tế vì có khả năng tranh chấp được giải quyết nhanh chóng hơn thông qua cơ chế tư pháp, đồng thời cũng trao quyền tự chủ cho các bên và giảm thiểu sự can thiệp của bên thứ ba.

Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ được thành lập năm 1975 để các nước thảo luận việc thực hiện Hiến chương. Hằng năm, Ủy ban đặc biệt đều tổ chức họp để các nước cùng bàn bạc và xem xét các đề xuất liên quan. Kể từ khi được thông qua năm 1945, đến nay, Hiến chương LHQ đã được sửa đổi 3 lần vào các năm 1963, 1965 và 1973./.

PV

False
Thế giới tuần qua: Những kỳ vọng mới Tin tức; Tin tức quốc tếTinH.TThế giới tuần qua: Những kỳ vọng mới /SiteAssets/TGtuan-18224-1.png
18/02/2024 9:00 SANoĐã ban hành
Tuần qua (12-18/2), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, với tâm điểm là cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn ở Indonesia. Cùng những kỳ vọng về một tương lai tươi sáng cho đất nước, cử tri Indonesia đang gửi gắm niềm tin vào vai trò dẫn dắt của một thế hệ lãnh đạo mới.

Ông Prabowo Subianto tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia

Ông Prabowo Subianto (trái) cùng ứng viên Phó tổng thống Gibran Rakabuming Raka tuyên bố chiến thắng tối 14/2. (Ảnh: Reuters)

Chỉ trong vòng 6 giờ (từ 7-13h), ngày 14/2, hơn 204,8 triệu cử tri Indonesia đã thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bầu ra Tổng thống, Phó Tổng thống cùng hơn 20.000 đại diện lập pháp ở cấp quốc gia và khu vực. 

Các cuộc thăm dò và kiểm phiếu nhanh do một số tổ chức uy tín tiến hành sau bầu cử cho thấy ông Prabowo Subianto đang dẫn đầu cuộc đua. Theo kết quả mới nhất, ứng cử viên Prabowo giành được 58,39% phiếu bầu, tiếp đến là ông Anies với 24,93% và ông Ganjar giành được 16,69%. Kết quả chính thức của cuộc tổng tuyển cử tại Indonesia sẽ được Ủy ban Bầu cử quốc gia công bố muộn nhất vào ngày 20/3 tới, song, các cơ quan khảo sát độc lập thường công bố kết quả “kiểm phiếu nhanh” tại các điểm bỏ phiếu vài giờ sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Trong các cuộc bầu cử trước đây, những kết quả “đếm nhanh” này không mấy khác biệt so với kết quả chính thức cuối cùng và nhiều ứng cử viên đã dựa vào kết quả đếm nhanh này để tuyên bố chiến thắng.

Dựa trên kết quả các cuộc kiểm phiếu nhanh, ông Prabowo Subianto đã tuyên bố giành thắng lợi vào tối 14/2. Chính trị gia 73 tuổi nhấn mạnh đây là chiến thắng cho toàn thể người dân, đồng thời cam kết sẽ thành lập một chính phủ bao gồm “những người Indonesia giỏi nhất”. Ông Prabowo Subianto  khẳng định đây là một chiến thắng cho toàn thể người dân. Ông cho biết sẽ bảo vệ mọi công dân, bất kể sắc tộc, tôn giáo hay thành phần xã hội, làm việc vì lợi ích tốt nhất của người dân Indonesia. Ông Prabowo nhấn mạnh các cử tri trẻ là những người ủng hộ chính trong cuộc bầu cử, đồng thời kêu gọi duy trì hòa bình cho đến khi có kết quả chính thức vào ngày 20/3 tới.

Cuộc bầu cử năm nay cũng đánh dấu sự thay đổi lãnh đạo đầu tiên tại quốc gia vạn đảo này sau 10 năm, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia khu vực cũng như thế giới. Là quốc gia đông dân thứ tư thế giới, Indonesia có tầm quan trọng chiến lược. Indonesia cũng là một trong những nước sản xuất than, dầu cọ và niken hàng đầu thế giới, đồng thời đứng đầu chuỗi cung ứng của nhiều công ty quốc tế. Tất cả điều đó cho thấy sự ổn định chính trị cũng như những chính sách của chính phủ mới Indonesia đưa ra sẽ có tác động lớn đến hòa bình ổn định, kinh tế khu vực và thế giới.

Kinh tế Nga tăng trưởng vượt mức trung bình trên thế giới

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở thủ đô Moscow, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN) 

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 12/2 xác nhận tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong năm 2023 là 3,6%, vượt mức trung bình trên thế giới.

Nhà lãnh đạo Liên bang Nga thông báo: “Tăng trưởng kinh tế năm ngoái cao hơn dự báo. Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Nga đã tăng thêm. Theo số liệu mới nhất là 3,6%.”

Tổng thống Putin lưu ý tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên toàn cầu là 3% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển là 1,5%. Ông nhấn mạnh điều rất quan trọng là động lực tăng trưởng đạt được dựa trên nội lực.

Ông thông báo: “Khối lượng sản xuất công nghiệp tăng 3,5% so với năm trước nữa. Đồng thời, ngành chế biến tăng thêm 7,5%.”
Tổng thống Putin nói rõ thêm rằng tốc độ tăng trưởng hai con số đã đạt được trong sản xuất máy tính, máy bay, tàu thủy, đồ nội thất, thiết bị điện và phương tiện đi lại.

Ông nhấn mạnh rằng ưu tiên của nhà nước Nga vẫn là tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân Nga cũng như hạnh phúc của gia đình họ.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Policy, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath cho biết nền kinh tế Nga đang phát triển tốt hơn dự kiến.

Trong báo cáo tháng Một, IMF đã nâng đáng kể dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong năm 2024 lên 2,6%, cao hơn mức 1,1% mà IMF đưa ra hồi tháng 10/2023.

Hội nghị An ninh Munich 2024: "Hòa bình thông qua đối thoại"

Hội nghị An ninh Munich năm nay được kỳ vọng sẽ tạo không gian đối thoại và hoà giải giữa các quốc gia. (Ảnh: securityconference)

Ngày 16/2, Hội nghị An ninh Munich 2024 đã khai mạc tại khách sạn Bayerischer Hof ở thành phố Munich, miền nam nước Đức. Diễn ra đến ngày 18/2, Hội nghị An ninh Munich 2024 quy tụ hơn 450 đại biểu tham dự, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các nhân vật hàng đầu của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các đại diện của ngành công nghiệp, truyền thông, giới nghiên cứu và xã hội dân sự để cùng tham gia tranh luận chuyên sâu về chính sách an ninh toàn cầu.

Các cuộc xung đột ở Gaza, Ukraine, vùng Sừng châu Phi và tương lai của Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được dự báo sẽ thống trị chương trình nghị sự của Hội nghị an ninh Munich năm nay.

Theo Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich 2024 Christoph Heusgen, với chủ đề “Hoà bình thông qua đối thoại”, Hội nghị An ninh Munich năm nay được kỳ vọng sẽ tạo không gian đối thoại và hoà giải giữa các quốc gia.

“Hội nghị An ninh Munich là một hội nghị có khát vọng toàn cầu. Điều này có nghĩa là chúng tôi muốn tập trung vào các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất. Chúng tôi không muốn giới hạn hội nghị trong cuộc xung đột ở chính châu Âu. Chủ đề chính sẽ là: Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy điểm sáng trong tất cả những cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi hi vọng Hội nghị an ninh Munich sẽ tạo cơ hội cho những bước tiến dù nhỏ. Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đi là “Hoà bình thông qua đối thoại” và chúng tôi muốn cung cấp một nền tảng cho các cuộc đối thoại này”, ông Heusgen nói.

Kể từ khi được hình thành cách đây 60 năm, Hội nghị An ninh Munich là diễn đàn hàng đầu thế giới về chính sách an ninh quốc tế, là nơi hình thành các sáng kiến ngoại giao nhằm giải quyết những mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của thế giới.

Bên cạnh các phiên hội nghị chính thức, Hội nghị An ninh Munich 2024 còn có khoảng 200 sự kiện bên lề được tổ chức bởi các tổ chức nghiên cứu hàng đầu và các đối tác khác từ khắp nơi trên thế giới và hàng chục sự kiện tiếp cận cộng đồng.

Ngoài sự kiện quan trọng nhất là hội nghị thường niên, Hội nghị An ninh Munich còn thường xuyên tổ chức các sự kiện cấp cao về các chủ đề và khu vực cụ thể, đồng thời xuất bản Báo cáo An ninh Munich hằng năm, tập hợp các số liệu và nghiên cứu liên quan về những thách thức an ninh quan trọng.

Thương vong sau thảm họa lở đất ở Philippines tiếp tục tăng

 Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tiếp tục được triển khai sau trận lở đất ở làng Masara, thành phố Maco, tỉnh Davao de Oro, Philippines. (Ảnh: China Daily)

Theo báo cáo mới nhất do giới chức Philippines công bố ngày 15/2, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa lở đất xảy ra hôm 6/2 tại miền Nam nước này đã lên tới 92 người, trong khi lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm hàng chục người mất tích.

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây lở đất tại thị trấn Maco thuộc tỉnh miền Nam Davao de Oro tối 6/2 đã khiến nhiều ngôi nhà và phương tiện bị vùi lấp. Những người thiệt mạng và mất tích là các công nhân của một công ty khai thác mỏ bị mắc kẹt bên trong hai chiếc xe bus bị chôn vùi bởi đất đá, bùn và cây cối đổ sập từ sườn núi xuống. Đây là hai xe bus đưa đón công nhân đến và đi từ khu khai thác mỏ.

Quân đội và các lực lượng vũ trang Philippines đã được huy động tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực bị ảnh hưởng. Giới chức tỉnh Davao de Oro cho biết có 36 người vẫn còn mất tích sau thảm họa lở đất.

Chỉ số Rủi ro Thế giới năm 2022 đã đưa Philippines lên vị trí đầu bảng trong số các quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới. Nằm trong "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, quần đảo này thường xuyên hứng chịu các cơn bão mạnh, gây ra lũ quét và lở đất, đồng thời bị thiệt hại nặng nề bởi động đất và núi lửa phun trào. 

Thảo luận ngừng bắn ở Dải Gaza rơi vào bế tắc

Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN) 

Ngày 14/2, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin các cuộc đàm phán do Mỹ bảo trợ giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas về việc thả con tin, thiết lập lệnh ngừng bắn đã gặp bế tắc khi Israel cảnh báo sẽ không nối lại tiến trình thảo luận ở Cairo (Ai Cập) nếu Hamas không thay đổi quan điểm.

WSJ dẫn lời quan chức tham gia tiến trình đàm phán cho biết Israel đã phản đối yêu cầu của Hamas về một lệnh ngừng bắn lâu dài và Israel rút hết lực lượng quân sự khỏi Gaza. Hai bên cũng bất đồng về số lượng tù nhân được thả. Israel đồng thời cảnh báo nếu Hamas không trở lại bản đàm phán với một đề xuất hợp lý hơn, Israel sẽ sớm mở chiến dịch quân sự nhằm vào Rafah.

Trước đó, này 13/2, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns đã kết thúc các cuộc đàm phán với các quan chức hàng đầu Trung Đông ở thủ đô Cairo, Ai Cập, nhưng không đạt bước tiến lớn nào hướng đến một thỏa thuận. Hãng tin Al-Qahera News cho biết cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh áp lực quốc tế gia tăng về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza, nơi các quan chức y tế cho biết hơn 28.000 dân thường Palestine đã thiệt mạng.

Qatar và Mỹ đã dẫn đầu các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn kéo dài vào cuối tháng 11/2023, kết quả là hơn 100 người bị bắt làm con tin đã được thả ra và đổi lại hơn 200 người Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel được phóng thích.

Kể từ đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phải chịu áp lực ngày càng tăng trên nhiều mặt trận, khi gia đình của những người bị bắt giữ kêu gọi một thỏa thuận để đảm bảo sự trở về của những người thân yêu của họ, trong khi các thành viên trong liên minh cầm quyền của ông thúc đẩy leo thang căng thẳng, và đồng minh chủ chốt Mỹ chỉ trích Israel về số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng ở Gaza./.

PV (t/h)
False
Tăng cường quan hệ hợp tác, đối ngoại, giữ vững an ninh vùng biên giới TX Tịnh Biên và các đơn vị giáp biên nước bạn CampuchiaTin tức; Tin tức quốc tếTinNguyễn HảoTăng cường quan hệ hợp tác, đối ngoại, giữ vững an ninh vùng biên giới TX Tịnh Biên và các đơn vị giáp biên nước bạn Campuchia/SiteAssets/TB-tiep-cpc-tet-1.jpg
03/02/2024 8:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Ngày 2/2, Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên Phạm Thành Nhơn chủ trì cùng các đơn vị, ban ngành, đoàn thể thị xã đón tiếp các đoàn công tác, đơn vị bảo vệ biên giới khu vực giáp biên nước bạn Campuchia đến thăm, chúc Tết nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

TB-tiep-cpc-tet-1.jpg
TB-tiep-cpc-tet-2.jpg

Quang cảnh buổi thăm, chúc Tết tại thị xã Tịnh Biên

Tại buổi đến thăm, thị xã Tịnh Biên đã trang trọng tiếp đón đại diện lãnh đạo các các địa phương, đơn vị giáp biên: Huyện Kirivong; Huyện Bourei Choi Sar; Huyện Kondes; Tiểu đoàn cảnh sát Bảo vệ Biên giới 603; Tiểu đoàn Bộ đội Biên phòng số 1; Cụm trưởng CKQT Phnom Denh; Công an CKQT Phnom Denh.; Hải quan CKQT Phnom Denh; Đơn vị kiểm dịch y tế thuộc CKQT Phnom Denh; Văn phòng BLO phụ trách cửa khẩu.

 TB-tiep-cpc-tet-3.jpg

Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên Phạm Thành Nhơn trao đổi tình hình phát triển kinh tế, an ninh biên giới với các đơn vị nước bạn

Theo đó, các đơn vị, địa phương nước bạn Campuchia đã cùng thị xã Tịnh Biên trao đổi thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự biên giới trong thời gian qua, phía lực lượng bảo vệ biên giới bạn và các đơn vị thị xã Tịnh Biên đã có mối liên hệ, trao đổi, hợp tác tốt trong tuần tra bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới mà 2 bên phụ trách. Bên cạnh, các đơn vị đã trao đổi những định hướng phối hợp, hỗ trợ nhau giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong năm 2024.

 TB-tiep-cpc-tet-4.jpg

 TB-tiep-cpc-tet-5.jpg

 TB-tiep-cpc-tet-6.jpg

Tặng quà Tết cho các lực lượng vũ trang và lãnh đạo thị xã Tịnh Biên

Chúc mừng năm mới Giáp Thìn 2024, các đơn vị nước bạn gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến lãnh đạo địa phương và toàn thể lực lượng vũ trang, Nhân dân thị xã Tịnh Biên luôn dồi dào sức khỏe, an khang, thịnh vượng, đạt nhiều thắng lợi to lớn do Đảng và Nhà nước giao phó. Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên Phạm Thành Nhơn cũng gửi lời chúc tốt đẹp đến các đoàn và chúc mối quan hệ giữa Tịnh Biên nói riêng, tỉnh An Giang nói chung và các tỉnh giáp biên của nước bạn Campuchia luôn phát triển, bền vững.

Thông qua hoạt động thăm hỏi, trao đổi thông tin giữa các đơn vị, góp phần duy trì tốt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa cấp ủy, chính quyền, nhân dân thị xã Tịnh Biên với cấp ủy, chính quyền, nhân dân 03 huyện giáp biên, các đơn vị có mối quan hệ gắn kết và các đơn vị bảo vệ biên giới của phía nước bạn Campuchia, góp phần ổn định an ninh biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ biên giới và phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm./.

Nguyễn Hảo

False
Liên hợp quốc kêu gọi các bước khẩn cấp nhằm giảm căng thẳng ở Gaza Tin tức; Tin tức quốc tếTinHT-TTLiên hợp quốc kêu gọi các bước khẩn cấp nhằm giảm căng thẳng ở Gaza /SiteAssets/Tong-TK-LHQ-24.jpg
31/01/2024 2:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Ngày 31/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẩn thiết kêu gọi các biện pháp nhằm giảm căng thẳng ở Gaza và các khu vực lân cận.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các bước khẩn cấp nhằm giảm căng thẳng ở Gaza (Ảnh: WAFA news agency)

Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban về việc Thực thi các Quyền bất khả xâm phạm của người Palestine, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã lên tiếng kêu gọi thực hiện các bước khẩn cấp để giảm leo thang tình hình và tránh kịch bản bạo lực lan rộng ở khu vực trước khi quá muộn.

“Khi chúng tôi tìm cách giải quyết các nhu cầu ngày càng tăng ở Gaza, chúng tôi đồng thời cũng tập trung vào tình hình đang xấu đi ở Bờ Tây bị chiếm đóng, bao gồm cả Đông Jerusalem… Tôi vô cùng quan ngại trước tình trạng bạo lực của người định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Các cuộc tấn công của người Palestine chống lại người Israel vẫn tiếp tục” – ông Guterres nói.

Từ thực tế nêu trên, Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định: “Tất cả bạo lực này phải chấm dứt và thủ phạm phải đối mặt với hậu quả”.

Cũng trong lời phát biểu cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc ca ngợi vai trò của Ủy ban về việc Thực thi các Quyền bất khả xâm phạm của người Palestine giữa lúc bạo lực leo thang, đặc biệt sau vụ tấn công của phong trào Hamas nhằm vào Israel ngày 7/10/2023 và các hoạt động quân sự tiếp theo của Israel ở Gaza.

Ông Guterres mô tả những gì đang diễn ra ở Gaza là “vết sẹo của nhân loại và lương tâm của chúng ta”. Bên cạnh đó, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng bày tỏ quan ngại về “sự chết chóc, sự tàn phá, sự di dời, đói khát, mất mát và đau buồn” mà người dân Gaza đã phải hứng chịu trong 120 ngày qua.

Đề cập đến xung đột tiếp diễn và các cuộc bắn phá không ngừng của Israel ở Gaza, người đứng đầu Liên hợp quốc cho rằng, tình trạng này đã dẫn đến thương vong trong dân thường và tàn phá với tốc độ và quy mô “không giống bất cứ điều gì chúng ta đã chứng kiến trong những năm gần đây."

Ngoài ra, ông Guterres cũng bày tỏ sự kinh hoàng trước các cuộc tấn công quân sự đã gây nhiều thương vong cho dân thường, khi mà hơn 26.750 người Palestine được cho là đã thiệt mạng ở Gaza, với hơn 2/3 trong số đó là phụ nữ và trẻ em.

Người đứng đầu Liên hợp quốc nêu rõ, bạo lực tiếp diễn nhiều ngày qua đã tác động nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng dân sự, với hơn 70% công trình bao gồm nhà cửa, bệnh viện, trường học, nước và cơ sở vệ sinh ở Gaza - đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng, dẫn đến 1,7 triệu người phải di dời.

Qua đó, ông Guterres tái khẳng định các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế, đồng thời khẳng định “không bên nào trong xung đột vũ trang có thể đứng trên luật pháp quốc tế”.

Khẳng định vai trò thiết yếu của UNRWA trong công tác cứu trợ tại Gaza

 Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Khan Younis phía Nam Dải Gaza, ngày 29/1/2024. (Ảnh: Xinhua)

Cũng trong lời phát biểu cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng đề cập đến những cáo buộc nghiêm trọng chống lại các nhân viên của Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho Người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA). Theo ông Guterres, UNRWA là "xương sống" của mọi phản ứng nhân đạo ở Gaza, chính vì vậy, tất cả các nước cần "đảm bảo tính liên tục của công việc mà UNRWA theo đuổi nhằm cứu lấy sinh mạng con người".

Trong bối cảnh hệ thống nhân đạo của Gaza trên bờ vực sụp đổ, với 2,2 triệu người đang phải vật lộn để tồn tại mà không được đáp ứng bất kỳ điều kiện cơ bản nào, Tổng thư ký kêu gọi "tiếp cận nhân đạo nhanh chóng, an toàn, không bị cản trở, mở rộng và bền vững trên khắp Gaza”.

Ông Guterres nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm nhiều điểm giao cắt để giảm bớt tắc nghẽn và đảm bảo việc tiếp cận nhân đạo liên tục, bên cạnh lời kêu gọi "ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức" ở Gaza.

Kết thúc bài phát biểu, Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các quyền bất khả xâm phạm của người dân Palestine cũng như thiết lập nền hòa bình và ổn định công bằng, lâu dài trong khu vực.

Qua đó, ông Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục kiên định trong cam kết thúc đẩy tiến trình hòa bình có ý nghĩa tại khu vực.

Lời kêu gọi trên được ông Guterres đưa ra trong bối cảnh một số nhà tài trợ chính thức như Mỹ, Đức, Anh và Thụy Điển - đã đình chỉ tài trợ cho UNRWA do cáo buộc cho rằng một số nhân viên của cơ quan này có liên quan tới cuộc tấn công hôm 7/10/2023 của phong trào Hồi giáo Hamas nhằm vào Israel.

Phát biểu trước cuộc họp Ủy ban về việc Thực thi các Quyền bất khả xâm phạm của người Palestine, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres bày tỏ: “Cá nhân tôi rất kinh hoàng trước những cáo buộc này… Hôm qua, tôi đã gặp các nhà tài trợ để lắng nghe mối quan tâm của họ và phác thảo các bước chúng tôi đang thực hiện để giải quyết các vấn đề này".

Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 31/1 cảnh báo việc ngừng tài trợ cho UNRWA sẽ gây ra “hậu quả thảm khốc” đối với người dân ở Gaza - khu vực đang bị chiến tranh tàn phá. Qua đó, ông Ghebreyesus kêu gọi các nước xem xét lại những thông báo ngừng tài trợ này.

Cũng trong ngày 31/1, Na Uy - một trong số ít nhà tài trợ lớn vẫn duy trì viện trợ cho UNRWA đã cảnh báo các nhà tài trợ khác về những hậu quả của quyết định đình chỉ tài trợ. Trong khi đó, những người đứng đầu một số tổ chức của Liên hợp quốc cũng cảnh báo quyết định cắt tài trợ cho UNRWA có nguy cơ gây ra tình trạng sụp đổ nhân đạo “thảm khốc” ở Gaza./.

T.Lan (Theo Xinhua, WAFA news agency)

False
Nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông Tin tức; Tin tức quốc tếTinH.TNguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông /SiteAssets/TG-2-tuanqua-gaza-2.jpg
14/01/2024 7:00 SANoĐã ban hành
(TUAG)- Tình hình tại Trung Đông vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, tình hình dịch COVID-19, hàng trăm máy bay bị đình chỉ hoạt động liên quan đến sự cố máy bay Boeing 737 MAX 9,… là một số sự kiện đáng chú ý của thế giới tuần qua (8-14/1).
TG-tuanquaanh-2-1.png
Lực lượng Houthi trên biển Đỏ. (Ảnh: AFP)

Gia tăng căng thẳng liên quan đến tình hình an ninh trên Biển Đỏ

Kể từ khi Israel mở chiến dịch quân sự ở Dải Gaza để trả đũa các vụ tấn công của phong trào Hồi giáo Hamas vào lãnh thổ Israel, lực lượng Houthi ở Yemen đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền đi qua tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ nhằm thể hiện đoàn kết với người Palestine.

Những cuộc tấn công của các tay súng Houthi ở ngoài khơi bờ biển Yemen làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động thương mại hàng hải quốc tế đi qua Biển Đỏ và dấy lên nguy cơ xung đột ở Dải Gaza lan rộng ra toàn khu vực.

Trong tuần qua, Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự nhằm vào nhiều mục tiêu Houthi trên khắp đất nước Yemen. Đây là những phản ứng đầu tiên của quân đội Mỹ nhằm đáp trả chiến dịch tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các tàu thương mại trên Biển Đỏ, kể từ khi xung đột nổ ra ở Gaza.

Các vụ tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ đã khiến nhiều hãng vận tải lớn quyết định để các tàu của hãng tạm dừng di chuyển qua Biển Đỏ và thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường dài hơn qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi. Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi Israel dừng xung đột ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo sẽ tấn công các tàu chiến Mỹ nếu Houthi trở thành mục tiêu tấn công.

Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ  cũng đã làm tăng đáng kể rủi ro cho các công ty vận tải biển cũng như làm gia tăng mối lo ngại về an ninh.

Biển Đỏ là một trong những tuyến đường thương mại lớn nhất trên thế giới. Các chuyên gia phân tích cho biết, chi phí vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng mạnh kể từ khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấn công các tàu thương mại ở vùng biển này vào cuối tháng 11/2023 và sự gián đoạn kéo dài trong hoạt động vận chuyển qua Biển Đỏ có thể đẩy lạm phát lên cao trên toàn cầu.

Ngày 10/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lên án, đồng thời yêu cầu lực lượng Houthi ở Yemen chấm dứt ngay lập tức các vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ.

Khủng hoảng nhân đạo gia tăng ở Gaza

Dải Gaza tiếp tục hứng chịu các cuộc ném bom dữ dội, dẫn đến thương vong đáng kể và phá hủy các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Tình hình đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực y tế. Các bệnh viện chỉ đáp ứng được 1/5 trong số 5.000 giường cần thiết để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu ở Gaza.

Bên cạnh đó, hơn 3/4 trong tổng số 77 trung tâm y tế ban đầu không còn hoạt động, khiến nhiều nơi không có các dịch vụ y tế cơ bản.

 Người dân bị thương điều trị tại Bệnh viện Al-Shifa ở thành phố Gaza. (Ảnh: WHO)

Cuộc khủng hoảng ở Gaza cũng đang tác động đến những người mắc bệnh mãn tính và sức khỏe tâm thần. Theo số liệu thống kê từ người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, hiện có khoảng 350.000 người mắc bệnh mãn tính và khoảng 485.000 người bị rối loạn sức khỏe tâm thần đang bị gián đoạn điều trị ở Gaza.

Cuộc xung đột tiếp diễn 3 tháng qua giữa Israel và phong trào Hamas đã khiến khoảng 1,9 triệu người Gaza phải rời bỏ nhà cửa. Nhiều người phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm do điều kiện sống kém, tình trạng quá tải ở các nơi tạm trú và bị hạn chế khả năng tiếp cận với nước, các cơ sở vệ sinh.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ nỗi “kinh hoàng” trước các báo cáo từ Hiệp hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine về một cuộc tấn công của Israel nhằm vào một trong những xe cứu thương của họ đã giết chết 4 nhân viên y tế và 2 bệnh nhân. Qua đó, người đứng đầu WHO kêu gọi chấm dứt bạo lực cũng như các cuộc tấn công vào nhân viên y tế và dân thường ở Gaza.

Mỗi tháng thế giới vẫn ghi nhận 10.000 ca tử vong do COVID-19

Rủi ro sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu do virus cùng các biến thể gây bệnh vẫn lưu hành ở tất cả các quốc gia. Trên đây là cảnh báo của bà Maria van Kerkhove, Giám đốc tạm quyền của WHO phụ trách công tác chuẩn bị và phòng ngừa dịch bệnh và đại dịch.

 Người dân tiêm chủng phòng ngừa dịch COVID-19. (Ảnh: Bangkok Post)

Phát biểu ngày 12/1 trong một cuộc họp báo đặc biệt ở Geneva (Thụy Sĩ), chuyên gia cấp cao của WHO này cho biết theo ước tính dựa trên phân tích nước thải, số ca mắc COVID-19 thực tế hiện nay cao hơn từ 2 đến 19 lần so với số trường hợp được báo cáo. Bà cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng hậu COVID (còn gọi là "long- COVID") ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người. Mặc dù số ca tử vong liên quan đến COVID-19 đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh điểm, nhưng hiện mỗi tháng vẫn có khoảng 10.000 ca tử vong do căn bệnh này tại 50 quốc gia trên thế giới. Bà bày tỏ lo ngại về sự tiến hóa của virus, với biến thể JN.1 của COVID-19 chiếm khoảng 57% số mẫu phân tích của WHO.

Theo Giám đốc Van Kerkhove, được xác định theo các tiêu chí cụ thể, gồm các triệu chứng như mệt mỏi nghiêm trọng, suy phổi, các vấn đề về thần kinh và suy tim kéo dài từ 4 đến 12 tháng hoặc lâu hơn sau giai đoạn cấp tính của bệnh, tình trạng hậu COVID là một vấn đề đáng lo ngại. Các ước tính cho thấy rằng cứ 10 ca nhiễm COVID-19 thì có 1 ca có thể dẫn đến tình trạng hậu COVID , bao gồm cả những ca nặng. Bà cho biết hiện chưa có phương pháp điều trị chứng hậu COVID vì đây là vấn đề quá mới.

 Chuyên gia y tế cấp cao WHO cũng cảnh báo về sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm cúm ở Bắc bán cầu, với tỷ lệ dương tính với cúm ở mức khoảng 20-21% vào tuần thứ 51 của năm 2023. Bà nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm chủng đồng thời cả cúm và COVID-19 để giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bà kêu gọi tiêm chủng nhắc lại nhiều hơn do tỷ lệ này ở mức thấp trên toàn cầu.

Tính đến cuối tháng 12/2023, các số liệu của WHO ghi nhận hơn 7 triệu người đã tử vong COVID-19.

Nhiều hãng hàng không đình chỉ hoạt động của máy bay Boeing 737 MAX 9

Ngày 11/1, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) thông báo đang điều tra kiểm soát chất lượng của Boeing sau sự cố một chiếc Boeing 737 MAX 9 bung cửa khi đang bay.

 Phần cửa trên của máy bay Boeing 737 MAX 9 mang số hiệu 1282 của Hãng Alaska Airlines bị bung trong quá trình bay, tại Portland, Oregon ngày 7/1/2024. (Ảnh: AFP)

Cửa thoát hiểm chiếc 737 MAX 9 mang số hiệu 1282 của hãng Alaska Airlines bung ra ở trên không, để lại một lỗ hổng bên hông máy bay khi máy bay đang ở độ cao gần 5 km ngay sau khi cất cánh từ Portland, Oregon, Mỹ, chở theo 177 người. Sau sự cố này, Alaska Airlines đã hủy tất cả các chuyến bay Boeing 737 MAX 9 cho đến ngày 13/1.

FAA cũng yêu cầu dừng bay đối với một số máy bay Boeing 737 MAX 9, đồng thời cho biết sẽ kiểm tra các quy trình của Boeing để đảm bảo máy bay của hãng an toàn khi bay.

Trước đó, hãng hàng không United Airlines, Alaska Airlines,… cũng đã quyết định đình chỉ hoạt động tất cả máy bay loại này của hãng. Cùng với Alaska Airlines, hãng hàng không United Airlines sở hữu đội bay MAX 9 lớn nhất thế giới. Cho đến nay, Boeing đã chuyển giao 218 máy bay 737 MAX 9 cho các hãng hàng không trên toàn thế giới.

Pháp có tân Thủ tướng trẻ nhất lịch sử

Ngày 9/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục nước này, ông Gabriel Attal, làm tân Thủ tướng. Theo đó, ông Attal, 34 tuổi trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp từ trước đến nay.

Ông Gabriel Attal vượt qua kỷ lục trước đây của ông Laurent Fabius, người được Tổng thống Francois Mitterrand bổ nhiệm làm lãnh đạo chính phủ ở tuổi 37 vào năm 1984.

 Tân Thủ tướng Pháp Gabriel Attal. (Ảnh: AFP) 

Việc bổ nhiệm ông Attal diễn ra sau khi Tổng thống Emmanuel Macron chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Elisabeth Borne, 62 tuổi, cùng nội các của bà sau 20 tháng tại nhiệm.

Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, bà Elisabeth Borne, đã từ chức trong bối cảnh Tổng thống Emmanuel Macron đang tìm cách tạo động lực mới cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) và Thế vận hội Paris vào mùa Hè tới.

Ông Attal, sinh năm 1989, gia nhập đảng Phục Hưng của Tổng thống Macron năm 2016 và nhanh chóng thăng tiến. Ông là phát ngôn viên Chính phủ Pháp trong giai đoạn đại dịch COVID-19, Quốc vụ khanh Bộ Tài chính và được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia và Thanh niên kể từ tháng 7/2023. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã nỗ lực nâng cao nhận thức về tình trạng bắt nạt ở trường học.

Ông Attal hứa hẹn mang đến một phong cách lãnh đạo hoàn toàn khác so với người tiền nhiệm Borne. Nếu bà Borne được đánh giá cao về sự nghiêm khắc và thẳng thắn, ông Attal lại là nhân vật được yêu thích nhất trong Chính phủ sau thời gian đảm nhiệm Bộ trưởng Giáo dục, một vị trí có tầm quan trọng chính trị.

Chuyên gia về Hiến pháp Pháp, ông Benjamin Morel cho rằng, việc bổ nhiệm ông Attal vào chức Thủ tướng là một chiến lược của Tổng thống Macron nhằm vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới đây./.

PV (tổng hợp)
False
Quân đội Hoàng gia Campuchia chúc Tết Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An GiangTin tức; Tin tức quốc tếTinGia KhánhQuân đội Hoàng gia Campuchia chúc Tết Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang/SiteAssets/Hoanggia-CPC-chuctet-bp-2.JPG
10/01/2024 6:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 9/1, đại tướng Điêng Sa Run (Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh Cảnh vệ Quân đội Hoàng gia Vương quốc Campuchia) làm trưởng đoàn sang thăm, chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang.

Hoanggia-CPC-chuctet-bp-1.jpg

Hoanggia-CPC-chuctet-bp-2.JPG

Quang cảnh buổi chúc Tết

Hai bên thông báo cho nhau tình hình biên giới; công tác đấu tranh, phòng, chống các loại tội phạm; xử lý, giải quyết các vụ việc liên quan; tổ chức kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân hai bên biên giới qua lại khám, chữa bệnh, thăm thân, trao đổi hàng hóa.

Đại tướng Điêng Sa Run gửi đến lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh An Giang cùng gia đình lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất, chúc lực lượng ngày càng phát triển, chúc tình đoàn kết hữu nghị giữa lực lượng vũ trang và Nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia đời đời bền vững.

Thay mặt Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang, đại tá Trần Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng chân thành cảm ơn ngài đại tướng cùng đoàn công tác đã dành thời gian đến chúc Tết cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh. Đồng thời, mong rằng thời gian tới, ngài đại tướng tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp dưới quan tâm phối hợp tốt hơn nữa với BĐBP tỉnh An Giang trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

GIA KHÁNH

False
Việt Nam - Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểmTin tức; Tin tức quốc tếTinQ.HViệt Nam - Lào tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác trọng điểm/SiteAssets/VN-Lao-hoptac24-2.jpg
07/01/2024 8:00 SANoĐã ban hành
Hai Thủ tướng cùng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.VN-Lao-hoptac24-1.jpg

Hai Thủ tướng cùng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Trong không khí thân mật và thắm tình đồng chí, anh em, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Sonexay Siphandone lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã đạt được trong thời gian qua; đặc biệt là chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, kinh tế phục hồi; đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đất nước Lào anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn và thách thức, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX, tiếp tục triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước Lào anh em đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam ngày nay; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Thủ tướng Sonexay Siphandone cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và trọng thị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào; nhấn mạnh vui mừng lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới; bày tỏ ấn tượng và chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, giúp không ngừng nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và coi đây là niềm cổ vũ, động viên to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Lào.

Nhân dịp này, Thủ tướng Sonexay Siphandone chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí nghĩa, chí tình mà Việt Nam dành cho Lào trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng phát triển đất nước.

Hai Thủ tướng cùng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực.

Quan hệ chính trị tiếp tục được củng cố, ngày càng tin cậy, gắn bó và giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao.

Hợp tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại tiếp tục là những trụ cột quan trọng, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, giúp củng cố nền tảng vững chắc của quan hệ hai nước.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục có chuyển biến tích cực. Việt Nam hiện có 241 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,47 tỷ USD, duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Tổng kim ngạch thương mại song phương trong năm 2023 dự kiến đạt hơn 1,5 tỷ USD.

Hợp tác trên các lĩnh vực khác, như giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch và giao lưu nhân dân… không ngừng được củng cố và tăng cường.

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai Chính phủ cụ thể hoá và thực hiện hiệu quả thoả thuận giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam - Lào và kết quả cuộc gặp Người đứng đầu ba đảng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Căm-pu-chia (CPP) Hun Sen; triển khai tốt các thoả thuận giữa hai Chính phủ, trong đó có Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào 2024.

Hai bên tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng, an ninh để xử lý hiệu quả các thách thức mới; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm ma túy; tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.

Hai bên đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa các địa phương hai nước; tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch; tiếp tục thúc đẩy các dự án đường cao tốc Vientiane - Hà Nội, đường sắt Vientiane - Vũng Áng và các dự án hợp tác trọng điểm khác; hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; tăng cường hợp tác ba bên giữa Việt Nam - Lào và đối tác phát triển phù hợp để thu hút, tạo thêm nguồn lực cho các dự án hợp tác; phối hợp rà soát, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam yên tâm làm ăn tại Lào.

Hai bên thực hiện hiệu quả các nghị định thư, đề án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy hợp tác y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có duy trì đoàn kết, lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN đối với những vấn đề an ninh, chiến lược của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, như ASEAN, Liên hiệp quốc, các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê-kông; và đặc biệt là không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác gắn bó giữa Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong năm 2024, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN.

VN-Lao-hoptac24-2.jpg

Chuyến công tác tại Việt Nam lần này của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone có ý nghĩa rất quan trọng, giúp duy trì và thúc đẩy đà phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước; tiếp tục tăng cường hơn nữa tình cảm thân thiết, sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ Việt Nam-Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe và chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; đồng chí Xaysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào.

Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng Chính phủ đã cùng chứng kiến lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác gồm: Nghị định thư hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam - Lào, Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Văn phòng Phủ Thủ tướng Lào, Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào; Kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào. 

False
Xây dựng niềm tin và hy vọng cho năm mới Tin tức; Tin tức quốc tếTinH.TXây dựng niềm tin và hy vọng cho năm mới /SiteAssets/dhd-22-12-2023.jpg
31/12/2023 6:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tổng thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp trước thềm năm mới, các nước mừng đón Giáng sinh, Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc... Đó là những thông tin đáng chú ý trong tuần cuối cùng của năm 2023.

Tổng thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp trước thềm năm mới

Trong thông điệp được truyền thông nước ngoài chia sẻ ngày 29/12, người đứng đầu Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ, 2023 là một năm đầy đau khổ, bạo lực và hỗn loạn về khí hậu. "Nhân loại đang đau khổ và hành tinh của chúng ta đang gặp nguy hiểm. Năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận” - ông Guterres nói.

 Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh:  UN)  

Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, các vấn đề toàn cầu cấp bách đang khiến những thách thức của thế giới trở nên nghiêm trọng hơn. Xung đột vẫn tiếp diễn, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn dân thường, nhiều người trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, đối mặt với nạn đói và bệnh tật. Nghèo đói tiếp tục đè nặng lên số phận của người dân, trong khi xung đột và chiến tranh ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ. Niềm tin cả giữa các quốc gia và trong cộng đồng đang “thiếu hụt”.

Nhìn về phía trước, người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng thế giới hãy biến 2024 thành năm của nỗ lực “xây dựng lại niềm tin và khôi phục hy vọng”.

“Nhân loại mạnh mẽ nhất khi chúng ta sát cánh cùng nhau. Năm 2024 phải là năm để xây dựng lại niềm tin và khôi phục lại hy vọng… Chúng ta phải cùng nhau vượt qua những chia rẽ để tìm ra giải pháp chung, bao gồm thực hiện hành động quyết liệt đối với tình trạng biến đổi khí hậu, tạo ra các cơ hội kinh tế và thiết lập một hệ thống tài chính toàn cầu công bằng hơn, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người” - ông Guterres nói.

Kết thúc thông điệp, ông Guterres tái khẳng định cam kết vững chắc của Liên hợp quốc trong việc đoàn kết thế giới vì hòa bình, phát triển bền vững và nhân quyền.

Thông điệp của nhà lãnh đạo Liên hợp quốc nhận được sự chú ý và hưởng ứng tích cực từ cộng đồng quốc tế, tạo động lực cho mọi người tham gia vào nỗ lực chung xây dựng tương lai tích cực hơn cho toàn nhân loại.

Các nước mừng đón Giáng sinh

Dù có những lo ngại về vấn đề an ninh hay xung đột, sự ảm đạm của tình hình kinh tế,... người dân các nước đều mong ước về những điều tốt lành nhân dịp đón Giáng sinh và năm mới 2024.

 Không khí đón Giáng sinh và năm mới ở Nga. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tại những địa điểm nổi tiếng của các nước ở châu Âu, trong tuần qua, không khí mừng đón Noel vẫn rộn ràng dù vấn đề an ninh được thắt chặt ở khắp nơi do lo ngại các cuộc tấn công khủng bố từ những phần tử cực đoan.

Tại Đức, cảnh sát đã điều động lực lượng đến đảm bảo an ninh tại nhà thờ chính tại Cologne sau khi nhận được thông tin cảnh báo về âm mưu xảy ra tấn công. Theo đó, khách tham quan bị cấm vào bên trong nhà thờ chính, trong khi những người đến dự Thánh lễ cầu nguyện Giáng sinh vào nửa đêm 24/12 đều bị kiểm tra an ninh gắt gao. Tại Áo, cảnh sát cũng đã tăng cường đảm bảo an ninh quanh các nhà thờ ở Vienna và các chợ Giáng sinh sau khi nhận được các thông tin về nguy cơ xảy ra tấn công. Tại Cộng hòa Séc, người dân đang có một mùa Giáng sinh và đón năm mới trong điều kiện an ninh tăng cường, đặc biệt tại thủ đô, sau vụ xả súng ngày 21/12 khiến 15 người thiệt mạng và 25 người bị thương. Các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn được gia tăng trên khắp nước Séc với trọng tâm là các địa điểm tập trung đông người như bến tàu xe, các khu chợ Giáng sinh, khu dân cư và trường học.

Tại khu vực Trung Đông vốn đầy biến động, người dân cũng tạm gác lại những muộn phiền của xung đột, của những khó khăn thường trực cuộc sống để chuẩn bị cho lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, mùa Giáng sinh năm nay trở nên lặng lẽ hơn ở Dải Gaza trong bối cảnh xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas vẫn đang diễn ra.

Tại châu Á, các hoạt động liên quan đến Giáng sinh và năm mới đã được tổ chức tại các nước nhằm thu hút người dân và khách du lịch tham gia. Ngoài trang trí Giáng sinh, nhiều trung tâm mua sắm còn tổ chức các khu chợ Giáng sinh và nhiều hoạt động khác để làm tăng bầu không khí lễ hội.

Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc

Việc Đại hội đồng thông qua Nghị quyết nêu trên ngay trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 không chỉ có nghĩa quan trọng với các nước chính thức kỷ niệm Tết Nguyên đán mà còn là tin vui cho gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới coi năm mới âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

 Nghị quyết công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc được thông qua tại phiên họp Đại hội đồng ngày 22/12/2023. (Ảnh: UN)

Ngày 22/12, tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán (Lunar New Year) là ngày nghỉ lễ hàng năm của Liên hợp quốc. Nghị quyết của Đại hội đồng nhấn mạnh Tết Nguyên đán là ngày lễ được kỷ niệm ở nhiều quốc gia thành viên, khuyến khích các cơ quan Liên hợp quốc không tổ chức họp vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch.

Việc Đại hội đồng thông qua Nghị quyết nêu trên ngay trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 không chỉ có nghĩa quan trọng với các nước chính thức kỷ niệm Tết Nguyên đán mà còn là tin vui cho gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới coi năm mới âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Đây là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với văn hoá cổ truyền Á Đông, là kết quả của quá trình phối hợp vận động tại Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo Liên hợp quốc hồi tháng 8/2023 và tích cực thúc đẩy vấn đề này.

Theo quy định, cán bộ nhân viên của Liên hợp quốc mỗi năm có 10 ngày nghỉ lễ. Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 22/12/2023 đã đưa Tết Nguyên đán (Lunar New Year - ngày đầu tiên năm mới âm lịch) trở thành 01 trong 10 ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc kể từ năm 2024.

Cháy xe bồn chở xăng tại Liberia, 40 người thiệt mạng

Ngày 27/12, giới chức Liberia thông báo số người thiệt mạng trong vụ cháy xe bồn chở xăng ở quận Bong, miền Trung nước này trước đó một ngày đã lên tới ít nhất 40 người.

 Hình ảnh về vụ cháy xe bồn chở xăng ở Liberia (Ảnh: sierraleonemonitor.com)

Giới chức y tế cho biết nhiều người vẫn phải đang nằm viện trong tình trạng bỏng nặng và dự báo số người thiệt mạng có thể tăng lên trong thời gian tới.

Trong khi đó, Phó Tổng thanh tra Cảnh sát quốc gia Liberia - ông B. Mulbah cho hay nhà chức trách đang gặp khó khăn trong việc xác định các nạn nhân sau vụ nổ.

Vào ngày 26/12, chiếc xe bồn chở xăng gặp tai nạn giao thông đã mất lái và lao xuống một con mương dọc đường Totota của quận Bong. Theo cảnh sát, người dân địa phương đã lao tới chiếc xe sau tai nạn để lấy nhiên liệu. Chiếc xe bồn sau đó đã phát nổ gây nhiều thương vong.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, an toàn đường bộ thấp và cơ sở hạ tầng yếu kém là nguyên nhân khiến các nước ở vùng sa mạc Sahara của châu Phi trở thành nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất thế giới, với tỷ lệ tử vong cao gấp ba lần so với mức trung bình ở châu Âu.

Giá rét khắc nghiệt tại nhiều nước châu Á

Ngày 30/12, hãng thông tấn Yonhap đưa tin Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) đã ban hành các cảnh báo tuyết rơi dày tại nhiều khu vực thuộc vùng thủ đô Seoul, trong khi nhiều vùng khác trên cả nước dự kiến sẽ có tuyết rơi hoặc mưa trước thềm Năm Mới 2024.

 Tuyết rơi dày ở Seoul, Hàn Quốc ngày 30/12/2023. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Theo KMA, cảnh báo được áp dụng từ 9h sáng tại khu vực Đông Bắc và Tây Seoul, cũng như ở Incheon - phía Tây thủ đô, một số vùng thuộc tỉnh Gyeonggi lân cận. Cảnh báo được đưa ra khi lượng tuyết rơi dự kiến dày từ 5 cm trở lên trong vòng 24 giờ. KMA cũng lưu ý có thể sẽ ban hành cảnh báo tuyết rơi dày ở các khu vực khác tại khu vực Seoul và nhiều khu vực sâu bên trong tỉnh Gangwon ở miền Đông do có nhiều đám mây tuyết kéo đến từ phía biển Hoàng Hải.

Trong khi đó, Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã ghi nhận kỷ lục về số giờ có nhiệt độ dưới 0°C trong tháng 12 kể từ năm 1951, sau khi một đợt lạnh quét qua nhiều vùng đất nước và gây ra bão tuyết, đẩy nhiệt độ xuống mức thấp lịch sử.

Các khu vực phía bắc và đông bắc của Trung Quốc đã trải qua đợt lạnh kỷ lục kể từ tuần trước, với một số khu vực có nhiệt độ ở mức âm 40°C trở xuống. Trước đó, tính từ ngày 11/12 đến ngày 24/12/2023, một trạm quan sát thời tiết ở Bắc Kinh đã ghi nhận hơn 300 giờ có nhiệt độ dưới mức đóng băng. Đây là mức cao nhất trong tháng kể từ khi hồ sơ bắt đầu được ghi lại vào năm 1951.

Thời tiết lạnh giá ở thủ đô Bắc Kinh cũng gây ra nhiều vấn đề với hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Nhiệt độ khắc nghiệt cũng cản trở nỗ lực cứu hộ sau trận động đất xảy ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải khiến ít nhất 127 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Nhật Bản cũng hứng chịu đợt giá rét khắc nghiệt với tuyết rơi dày tại nhiều địa phương. Tại Mông Cổ, đợt không khí lạnh mạnh có nguồn gốc từ Siberia, Nga cũng đã bao trùm, khiến nhiệt độ giảm sâu, gây gió mạnh và bão tuyết./.

PV (tổng hợp)
False
Thế giới tuần qua: Bất ổn đan xenTin tức; Tin tức quốc tếTinH.TThế giới tuần qua: Bất ổn đan xen/SiteAssets/TGtuan-24-12-3.png
24/12/2023 2:25 CHNoĐã ban hành

Tuần qua (18-24/12), bên cạnh tình hình xung đột tại Dải Gaza, thế giới tiếp tục phải đối mặt với những bất ổn trong bối cảnh WHO thông báo JN.1 là biến thể được quan tâm mới của SARS-CoV-2; Chính phủ Séc tuyên bố quốc tang sau vụ xả súng ở thủ đô Praha; hay động đất tại Trung Quốc khiến ít nhất 137 người thiệt mạng...

Hội đồng Bảo an LHQ lại hoãn bỏ phiếu dự thảo nghị quyết về Gaza

Khung cảnh tan hoang ở Gaza sau các vụ tấn công của Israel. (Ảnh: AFP)  

Ngày 21/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một lần nữa hoãn cuộc bỏ phiếu được trông đợi từ lâu về một dự thảo nghị quyết viện trợ nhân đạo cho Gaza do vấp phải sự phản đối từ Mỹ. Đây là lần thứ tư trong vòng một tuần, cuộc bỏ phiếu về nội dung này bị trì hoãn tại cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc.

Các nguồn tin ngoại giao chỉ ra nguyên nhân của sự trì hoãn là do Mỹ lo ngại về các điều khoản tham chiếu trong dự thảo nghị quyết liên quan tới việc chấm dứt thù địch giữa Palestine và Israel. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác cũng được đề cập tới là việc kiểm tra các xe tải viện trợ vào Gaza để đảm bảo chúng chỉ chở hàng hóa viện trợ nhân đạo. Dự thảo nghị quyết đề xuất Liên hợp quốc đảm nhận trách nhiệm này, song lại bị cả Mỹ và đồng minh thân cận là Israel phản đối.

Trước đó cùng ngày, Phó đại diện thường trực của Mỹ tại Liên hợp quốc - ông Robert Wood đã thông báo với các phóng viên rằng, các bên vẫn đang tích cực và đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến sự cần thiết phải có những thay đổi cụ thể trong bản dự thảo nghị quyết và những thay đổi này phải đủ quan trọng để có được sự ủng hộ.

Theo một báo cáo được 23 cơ quan nhân đạo và Liên hợp quốc công bố ngày 21/12, toàn bộ dân số 2,2 triệu người dân ở Gaza hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực hoặc một tình huống thậm chí còn thảm khốc hơn, với 576.600 người đang sống trong tình cảnh đói ăn nghiêm trọng.

Mức độ nghiêm trọng của nạn đói mà người dân Gaza phải gánh chịu thậm chí đã làm lu mờ cả tình cảnh đói kém gần đây ở Afghanistan và Yemen. Báo cáo cảnh báo nguy cơ xảy ra nạn đói đang "tăng lên mỗi ngày", với nguyên nhân là do viện trợ vào Gaza không đủ.

WHO thông báo JN.1 là biến thể được quan tâm mới của SARS-CoV-2

 Theo CDC, trường hợp nhiễm biến thể phụ JN.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào tháng 9/2023. (Ảnh: NDTV) 

Ngày 19/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”. Theo WHO, mức độ lây lan của JN.1 đang gia tăng nhanh chóng, song không gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng.

Tuyên bố cùng ngày của WHO nêu rõ, biến thể phụ JN.1 tiếp tục được báo cáo ở nhiều quốc gia, với mức độ phổ biến đã tăng nhanh trên toàn cầu và hiện đại diện cho phần lớn các ca nhiễm biến thể phụ thuộc dòng BA.2.86 được báo cáo.

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu sẵn có, WHO cũng chỉ ra nguy cơ sức khỏe của cộng đồng do biến thể phụ JN.1 gây ra được đánh giá ở mức thấp. Các loại vaccine hiện có tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc chống lại nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong do JN.1 cũng như các biến thể lưu hành khác của COVID-19.

Từ những lập luận nêu trên, cơ quan y tế Liên hợp quốc khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và các ca bệnh chuyển nặng bằng cách sử dụng tất cả các công cụ sẵn có, chẳng hạn như đeo khẩu trang ở những khu vực đông người hoặc thông gió kém…

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này ghi nhận ca nhiễm biến thể phụ JN.1 đầu tiên vào tháng 9/2023. Hiện biến thể phụ này đang chiếm khoảng 15% - 29% số ca bệnh tại Mỹ và đang trên đà trở thành biến thể thống trị trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo CDC hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy JN.1 có thể gia tăng nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng so với các biến thể đang lưu hành khác. 

Chính phủ Séc tuyên bố quốc tang sau vụ xả súng ở thủ đô Praha

Trường Đại học Charles (thủ đô Praha, Cộng hòa Séc) - nơi xảy ra vụ xả súng khiến 14 người thiệt mạng và 25 người khác bị thương (Ảnh: AP) 

Chính phủ Cộng hòa Séc tuyên bố quốc tang vào ngày 23/12 để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại trường Đại học Charles ở thủ đô Praha. Tuyên bố trên được đưa ra sau một cuộc họp bất thường. Theo đó, toàn quốc sẽ treo cờ rủ, người dân và các cơ quan, doanh nghiệp sẽ dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân.   

Phát biểu họp báo, Cảnh sát trưởng Praha, ông Martin Vondrasek xác nhận, vụ xả súng xảy ra tại Khoa Triết học của Đại học Charles chiều 21/12 khiến 14 người thiệt mạng và 25 người khác bị thương, trong đó có 10 người bị thương nặng. Ông cho biết thêm, cảnh sát đã phát hiện một kho vũ khí và đạn dược lớn bên trong tòa nhà Khoa Triết học nói trên.

Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành xác định danh tính các nạn nhân, trong đó có một người nước ngoài. Bộ trưởng Nội vụ Séc Vit Rakusan xác nhận đối tượng nổ súng đã chết. Trong khi đó, kênh truyền hình CNN Prima của Séc đưa tin thủ phạm sinh năm 1999, là sinh viên tại Khoa Triết học của Đại học Charles. Đối tượng này đã sát hại cha mình tại quê hương Hostoun, ngay phía Tây Praha trước khi thực hiện vụ nổ súng. Sau đó, đối tượng đã nổ súng vào cảnh sát và tự bắn vào cổ. 

Vụ xả súng tại trường Đại học Charles nói trên được coi là vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại quốc gia Trung Âu với hơn 10 triệu dân này.

Động đất tại Trung Quốc: Đã phát hiện 137 người tử vong

Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm nạn nhân tại các khu vực bị ảnh hưởng ở tỉnh Cam Túc. (Ảnh: Xinhua)  

Truyền thông Trung Quốc chiều 21/12 đưa tin, tính đến nay đã phát hiện 137 người thiệt mạng sau trận động đất có độ lớn 6,2 ở hai tỉnh Cam Túc và Thanh Hải, vùng Tây Bắc Trung Quốc xảy ra vào tối 18/12.

Tại tỉnh Cam Túc, 115 người được tìm thấy đã tử vong và 784 người bị thương. Tỉnh Cam Túc cho đến nay chưa báo cáo bất kỳ trường hợp mất tích nào do động đất.

Tỉnh Thanh Hải lân cận chứng kiến số người thiệt mạng tăng lên 22, 198 người bị thương và 12 người mất tích tính đến khoảng 21h ngày 20/12. 

Theo giới chức địa phương, 19 trạm y tế tạm thời và một bệnh viện dã chiến đã được lập để đáp ứng nhu cầu cứu chữa của các nạn nhân tại các khu vực động đất. 21 đội y tế đã nhanh chóng được điều tới 35 ngôi làng bị ảnh hưởng của trận động đất để tiến hành thăm khám tại từng nhà dân.

Hơn 207.000 ngôi nhà bị phá hủy và gần 15.000 ngôi nhà bị đổ sập do động đất ở tỉnh Cam Túc, ảnh hưởng đến trên 145.000 người.

Các cuộc thảo luận trực tuyến cho thấy cư dân mạng đang muốn tìm hiểu về tiến độ giải cứu nạn các nạn nhân của động đất ở Cam Túc với nhiều ý kiến lo ngại “thời gian vàng” để tìm kiếm những người sống sót trong đống đổ nát dưới giá rét đang dần cạn kiệt.

Những người bị mắc kẹt dưới những ngôi nhà đổ nát tiếp xúc lâu với nhiệt độ -10 độ C có nguy cơ bị hạ thân nhiệt nhanh chóng và chỉ có thể sống được từ 5 - 10 giờ ngay cả khi không bị thương. Phần lớn những gia đình bị ảnh hưởng do những trận động đất kể trên là người Hồi, một nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở các tỉnh và khu vực phía Tây Trung Quốc như Cam Túc, Ninh Hạ và Thiểm Tây.

Trong ngày 20/12, lực lượng cứu hộ đã đưa một số nạn nhân của trận động đất ở Cam Túc đến nơi an toàn. Những người sống sót sau trận động đất này sẽ phải đối mặt với tình trạng bất ổn trong những tháng mùa đông sắp tới mà không có nơi trú ẩn lâu dài dưới nhiệt độ đóng băng.

UNICEF báo động khủng hoảng nước sạch tại Gaza

 UNICEF báo động khủng hoảng nước sạch tại Gaza. (Ảnh: Reuters) 

Ngày 20/12, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell cảnh báo, việc thiếu nước uống an toàn ở Gaza có thể dẫn đến cái chết bi thảm của “nhiều trẻ em” vì bệnh tật.

Theo bà Russell, việc tiếp cận đủ lượng nước sạch là vấn đề sống còn… "Trẻ em và gia đình của các em đang phải sử dụng nguồn nước không an toàn, bị nhiễm mặn hoặc ô nhiễm nặng. Nếu không có nước sạch, sẽ có thêm nhiều trẻ em chết vì bệnh tật trong những ngày tới” – quan chức UNICEF nói.

Cảnh báo nhân đạo trên được bà Russel đưa ra sau hơn 10 tuần liên tiếp Gaza phải hứng chịu bom đạn do các cuộc giao tranh kéo dài giữa lực lượng Hamas và Israel. Xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa tìm nơi trú ẩn bên trong hoặc gần Cơ quan Cứu trợ của Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine ở khu vực Cận Đông (UNRWA).

Tuy nhiên, theo UNICEF, những đứa trẻ phải di dời gần đây ở tỉnh miền Nam Rafah chỉ được sử dụng từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Trong khi các dịch vụ cung cấp nước đang bên bờ vực sụp đổ.

Kể từ khi khủng hoảng bùng phát ở Gaza, UNICEF và các đối tác đã cung cấp nhiên liệu để vận hành giếng, nhà máy khử muối, vận chuyển nước và quản lý chất thải, cung cấp nước đóng chai và dụng cụ chứa nước cho hơn 1,3 triệu người. Ngoài ra, hơn 45.000 thùng chứa nhiên liệu cùng ít nhất 130.000 bộ dụng cụ vệ sinh gia đình, bao gồm các sản phẩm vệ sinh cùng hàng trăm nghìn bánh xà phòng cũng đã được cung cấp cho người dân ở Gaza.

Theo UNICEF, trong bối cảnh hiện nay, người dân Gaza đang rất cần đến máy phát điện để vận hành các công trình cấp nước và vệ sinh, cùng với ống nhựa để sửa chữa hệ thống ống nước bị hỏng. Tuy nhiên, việc đưa những thiết bị này vào Gaza đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bà Russell cho rằng, các vụ ném bom liên miên, hạn chế nhiên liệu và vật liệu đang cản trở các tiến bộ quan trọng ở Gaza./.

PV
False
Thế giới tuần qua: COVID-19 bùng phát tại nhiều nước Đông Nam ÁTin tức; Tin tức quốc tếTinH.TThế giới tuần qua: COVID-19 bùng phát tại nhiều nước Đông Nam Á/SiteAssets/untitled-2.png
17/12/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Tuần qua (11-17/12), bên cạnh tình hình chiến sự ở Gaza, dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến của Hội nghị COP28 khi các bên tham dự đã đạt được đồng thuận cuối cùng về một thỏa thuận "lịch sử" nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.

Hội nghị COP28 đạt thỏa thuận lịch sử về nhiên liệu hóa thạch

Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed Al Jaber phát biểu trong phiên họp toàn thể bế mạc COP28, ngày 13/12/2023. (Ảnh: Xinhua) 

Ngày 13/12, các nước tham dự Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã bế mạc và thông qua thỏa thuận cuối cùng. Thỏa thuận này mở đường cho việc giảm mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.

Thỏa thuận trên đặc biệt kêu gọi chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý, qua đó tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Văn bản này cũng kêu gọi tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, đẩy nhanh nỗ lực giảm sử dụng than và tăng tốc các công nghệ như thu giữ và lưu trữ carbon để có thể làm sạch các ngành công nghiệp khó khử carbon.

Việc thực hiện thỏa thuận COP28 tùy thuộc vào từng quốc gia, thông qua các chính sách và các khoản đầu tư của riêng từng nước. Dầu, khí đốt và than đá vẫn chiếm khoảng 80% năng lượng của thế giới. Việc đốt than, dầu và khí đốt là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Những loại nhiên liệu này cũng chiếm hơn 3/4 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Thỏa thuận đạt được ở Dubai sau 2 tuần đàm phán căng thẳng gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách về mong muốn của toàn thế giới về việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, điều mà các nhà khoa học cho là hy vọng tốt nhất và cuối cùng để thoát khỏi thảm họa khí hậu.

 Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận "lịch sử" nhưng nói thêm rằng, thành công thực sự của thỏa thuận nằm ở việc chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào.

FED giữ nguyên lãi suất

Chủ tịch FED Jerome Powell. (Ảnh: EFE)  

Ngày 13/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bỏ phiếu để giữ lãi suất, hiện ở mức cao nhất trong 22 năm, trong cuộc họp thứ ba liên tiếp, tuy nhiên cũng đưa ra tín hiệu dự kiến sẽ thực hiện 3 lần cắt giảm vào năm 2024 tới.

Trong một tuyên bố, FED nêu rõ quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt trong khoảng từ 5,25% đến 5,50% cho phép các nhà hoạch định chính sách xác định "mức độ của bất kỳ biện pháp củng cố chính sách bổ sung nào có thể phù hợp."

FED đã nâng lãi suất 11 lần kể từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát. Lạm phát Mỹ hiện đã chậm lại đáng kể so với mức đỉnh 40 năm vào hè năm ngoái.

Kết quả này khiến giới chuyên gia dự đoán FED sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong bối cảnh cơ quan này tiếp tục cuộc chiến nhằm giảm đà lạm phát, hướng tới mục tiêu dài hạn là 2%.

Bên cạnh quyết định về lãi suất, FED cũng công bố dự báo kinh tế cập nhật, nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và giảm xuống vào năm 2024.

Hamas sẵn sàng đàm phán nhằm chấm dứt xung đột với Israel

Khung cảnh tan hoang tại Khan Younis, miền Nam Dải Gaza. (Ảnh: Reuters) 

Thủ lĩnh lực lượng Hamas của Palestine, ông Ismail Haniyeh ngày 13/12 cho biết Hamas sẵn sàng đàm phán với Israel về bất kỳ thỏa thuận hoặc sáng kiến nào có thể dẫn đến một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Trong bài phát biểu được phát sóng trên kênh truyền hình Al Jazeera, ông Haniyeh khẳng định phong trào này sẵn sàng thảo luận về bất kỳ thỏa thuận hoặc sáng kiến nào có thể chấm dứt xung đột với Israel, đồng thời cho rằng bất kỳ thỏa thuận nào về tương lai của Dải Gaza mà không có sự tham gia của Hamas sẽ không thể thành công.

Ông Haniyeh nói thêm Hamas hoan nghênh nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và đánh giá cao những nỗ lực của Saudi Arabia và Ủy ban Bộ trưởng Arab-Hồi giáo nhằm chấm dứt xung đột ở dải đất ven biển của Palestine đang bị phong tỏa này.

Xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra từ ngày 7/10 đã gây nhiều thương vong và tổn thất nặng nề cho cả đôi bên. Số liệu cập nhật cho thấy, chiến sự tiếp diễn nhiều ngày qua đã khiến ít nhất 18.608 người Palestine thiệt mạng và 50.594 người khác bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza. Trong khi đó, các cuộc tấn công của Hamas vào Israel cũng khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng.

Theo một nghiên cứu của Liên hợp quốc công bố ngày 13/12, thiệt hại kinh tế của cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas ở Dải Gaza đối với các nước láng giềng Arab bao gồm Liban, Ai Cập và Jordan có thể tăng lên hơn 10 tỷ USD trong năm nay và đẩy hơn 230.000 người vào cảnh nghèo đói

EU cam kết tái định cư cho gần 61.000 người tị nạn

Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Ngày 14/12, Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU), bà Ylva Johansson cho biết EU cam kết tái định cư gần 61.000 người tị nạn tại một số quốc gia thành viên trong 2 năm tới.

Phát biểu với báo giới bên lề Diễn đàn về Người tị nạn Toàn cầu của Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Johansson cho biết: “Từ năm 2015, chúng tôi đã tái định cư và thông qua các chương trình tiếp nhận nhân đạo để bảo vệ 175.000 người ở EU và bây giờ tôi vui mừng thông báo rằng trong năm 2024-2025, tôi đã có cam kết của 14 nước thành viên sẽ giải quyết và tiếp nhận nhân đạo cho gần 61.000 người.”

Tuy nhiên, bà không nêu rõ đó là những nước nào.

Khoảng 31.000 người trong số này sẽ được tái định cư thông qua các chương trình do Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) điều hành. Con số này cao hơn so với những năm gần đây.

Các chương trình tái định cư của UNHCR tạo điều kiện cho những người đã chính thức xin quy chế bảo hộ tị nạn tại một quốc gia nào đó sẽ được chuyển đến một quốc gia khác đồng ý tiếp nhận họ, cấp cho họ sự bảo vệ quốc tế và cuối cùng cấp cho họ quy chế thường trú nhân.

Theo bà Johansson, trong 3 năm qua, các thành viên khối đã cấp quy chế bảo hộ tị nạn cho khoảng 1 triệu người, đồng nghĩa với việc EU đang tiếp nhận "20% số người tị nạn trên thế giới".

Triển vọng nhân đạo toàn cầu ảm đạm, Liên hợp quốc huy động 46 tỷ USD cứu trợ

Trẻ em Palestine tại một nơi trú ẩn tạm thời ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, ngày 13/12/2023. (Ảnh: Xinhua) 

Ngày 11/12, Liên hợp quốc thông báo cần 46,4 tỷ USD trong năm 2024 để cung cấp những hỗ trợ "đảm bảo sự sống" cho khoảng 180 triệu người trong hoàn cảnh tuyệt vọng trên toàn thế giới.

Cụ thể, trong báo cáo "Triển vọng nhân đạo toàn cầu" năm 2024 mới công bố, Liên hợp quốc đánh giá các cuộc xung đột, những tình huống khẩn cấp về khí hậu và sự sụp đổ của không ít nền kinh tế đang đè nặng lên nhóm những người dễ bị tổn thương nhất.

Trong khi thế giới đang tập trung chú ý tới cuộc xung đột ở Dải Gaza, toàn bộ khu vực Trung Đông, Sudan và Afghanistan cũng là những điểm nóng cần các chiến dịch cứu trợ nhân đạo quy mô lớn.

Tuy nhiên, Liên hợp quốc lại phải giảm quy mô đợt huy động quỹ hằng năm và số lượng người sẽ được cứu trợ trong năm 2024 so với năm nay, do hoạt động quyên góp giảm.

Năm 2023, các chương trình nhân đạo chỉ huy động được 35% trong tổng số 56,7 tỷ USD vốn kêu gọi, đánh dấu năm thiếu hụt quỹ nghiêm trọng nhất. Với số vốn này, Liên hợp quốc đã cứu trợ và bảo vệ cho 128 triệu người. Chỉ còn vài tuần nữa là hết năm 2023 và nhiều khả năng đây sẽ là năm đầu tiên số tiền từ thiện hằng năm cho các quỹ nhân đạo giảm kể từ năm 2010.

Do đó, Liên hợp quốc đã giảm số tiền kêu gọi huy động xuống còn 46,4 tỷ USD cho năm 2024 và sẽ tập trung cung cấp hỗ trợ cho những nhóm cần nhất.

COVID-19 bùng phát tại nhiều nước Đông Nam Á

 Bộ Y tế Malaysia khuyến cáo người dân đeo khẩu trang để phòng chống dịch COVID-19 (Ảnh: Bernama)

Dịp cuối năm, các ca mắc COVID-19 tại nhiều nước Đông Nam Á đồng loạt gia tăng khiến các nhà chức trách phải áp đặt các quy định phòng dịch khẩn cấp.

Số ca mắc mới COVID-19 tại Malaysia tăng gần gấp đôi trong tuần qua, giới chuyên gia y tế nước này cho rằng đã đến lúc người dân phải đeo khẩu trang trở lại.

Tổng Thư ký Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Muhammad Radzi Abu Hassan cho biết, mặc dù số ca mắc mới gia tăng nhưng tình hình chung vẫn trong tầm kiểm soát và không gây ra gánh nặng đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện có. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng nhẹ và không cần nhập viện. Tuy nhiên, mức tăng gần gấp đôi số ca nhiễm mới trong thời gian ngắn gây lo ngại.

Trong khi đó, giới chức Indonesia đã đặt các sân bay ở nước này trong tình trạng cảnh báo cao độ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc căn bệnh này đang tăng cao tại Singapore.

Ngày 9/12, Văn phòng Y tế cảng (KKP) thuộc Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta ở ngoại ô thủ đô Jakarta cho biết đã tăng cường nhiều biện pháp giám sát các du khách trong và ngoài nước như một biện pháp phòng ngừa trước kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Tiến sĩ Manoon Leechawengwongs, chuyên gia hô hấp tại Bệnh viện Vichaiyut ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, dẫn số liệu của bệnh viện này cho biết có 545 số ca mắc COVID-19 được báo cáo trong tháng 11.

Nhận định số ca mắc COVID-19 đang gia tăng đều đặn và đã vượt qua bệnh cúm trong cùng một thời gian, Tiến sĩ Manoon cho biết ông đang theo dõi chặt chẽ tình hình COVID-19 trong tháng 12 để đưa ra được bức tranh rõ ràng hơn về việc liệu số ca mắc có tiếp tục gia tăng hay không. Ông cũng khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm bệnh./.

PV (tổng hợp)

False
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung QuốcTin tức; Tin tức quốc tếTinAdminTuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc/SiteAssets/tuyenbochung-VN-TQ.jpg
13/12/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023.

 tuyenbochung-VN-TQ.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung như sau:

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.|

Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, lý tưởng niềm tin tương thông, con đường phát triển gần gũi, cùng chung chí hướng, chia sẻ tương lai chung, đều nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh, nỗ lực vì sự nghiệp cao cả hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống hữu nghị “mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”, tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Phía Việt Nam ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu. Các sáng kiến nêu trên có mục tiêu đề ra là nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn nhân loại, vì sự nghiệp hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của nhân dân thế giới, đáp ứng mong muốn xây dựng thế giới tốt đẹp của nhân dân các nước.

Hai bên nhất trí cho rằng, phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Theo các định hướng trên, hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước vào giai đoạn mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, chung tay thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới phát triển, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

2. Trong bầu không khí hữu nghị, thẳng thắn, hai bên thông báo cho nhau tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước, cũng như lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội; vui mừng trước những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử mà mỗi Đảng, mỗi nước đã đạt được trong sự nghiệp phát triển đất nước, thực hiện hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước mình; cho rằng điều này thể hiện đầy đủ sức sống và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Trung Quốc.

Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc đạt được trong 10 năm thời đại mới và những thành quả quan trọng đã đạt được trong việc quán triệt thực hiện tinh thần Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, dưới sự định hướng của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục làm phong phú và mở mang con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, không ngừng hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Phía Trung Quốc ủng hộ và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong gần 40 năm đổi mới, 10 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung sửa đổi năm 2011)”, đặc biệt là những thành quả quan trọng, toàn diện kể từ sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam đạt tới tầm cao chưa từng có. Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, xây dựng Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045. Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ, thúc đẩy đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị, phát huy vai trò ngày càng quan trọng hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới.

3. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc; trân trọng sự giúp đỡ quý báu và vô tư mà hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước dành cho nhau trong các thời kỳ; nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần phải kế thừa tốt, bảo vệ tốt, phát huy tốt. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn đánh giá cao và trân trọng sự ủng hộ mạnh mẽ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước.

Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã xác lập phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. 15 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008 đến nay, hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được tiến triển tích cực, toàn diện. Bước vào thời đại mới, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sau khi bế mạc Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành chuyến thăm mang tính lịch sử tới Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới.

Hướng tới tương lai, phía Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng.

Phía Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đây là lựa chọn chiến lược của hai bên.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định ủng hộ hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước kiên trì tự chủ chiến lược, tự chủ lựa chọn con đường phát triển phù hợp với tình hình đất nước mình; kiên trì xử lý thỏa đáng và tích cực giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, đóng góp tích cực hơn nữa cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Trên cơ sở những nhận thức chung nêu trên, trong bối cảnh tình hình thế giới trải qua những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và chưa từng có tiền lệ, hai bên đồng ý kiên trì định hướng chính trị của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, nhìn nhận và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, tuân theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”, lấy dịp 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện làm thời cơ, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

4. Để tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, tích cực thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào 6 phương hướng hợp tác lớn dưới đây, xác định mục tiêu, hoàn thiện cơ chế, đưa ra biện pháp, đôn đốc thực hiện:

4.1. Tin cậy chính trị cao hơn

Để tập trung nắm bắt phương hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi chiến lược, kiên trì đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, củng cố hơn nữa tin cậy chính trị.

(1) Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa giao lưu mật thiết giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm song phương, cử đặc phái viên, đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi chiến lược về các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương và tình hình khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, định hướng và chỉ đạo chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới.

(2) Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò đặc biệt của kênh Đảng, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, điều phối của cơ chế Gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò thúc đẩy, điều phối của các cơ quan đối ngoại của hai Đảng; nâng cao hiệu quả giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương, các tổ chức đảng địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên; thông qua cơ chế Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ, trao đổi đoàn kênh Đảng, tăng cường giao lưu, tham khảo lẫn nhau về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong các lĩnh vực như tổ chức, tuyên giáo/tuyên truyền, kiểm tra kỷ luật, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp, dân vận/mặt trận thống nhất, kinh tế - xã hội. Tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

(3) Hai bên nhất trí triển khai tốt Thỏa thuận về làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong thời kỳ mới giữa Bộ Ngoại giao hai nước; duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao; tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, tăng cường giao lưu cấp Vụ (Cục) tương ứng, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ, ủng hộ và tạo thuận lợi cho việc cải thiện điều kiện trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện ngoại giao hai nước.

(4) Phía Việt Nam tái khẳng định kiên định thực hiện chính sách “một Trung Quốc”, công nhận Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Việt Nam cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các khu vực trên sẽ duy trì ổn định và phát triển thịnh vượng. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao điều này. Phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc duy trì ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và thúc đẩy đoàn kết dân tộc."

4.2. Hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn

Hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước. Để bảo vệ an ninh của nước mình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực và thế giới, hai bên nhất trí tăng cường các cơ chế hợp tác về quốc phòng, công an, an ninh, tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao, nghiên cứu xây dựng cơ chế giao lưu giữa các cơ quan tư pháp tương ứng của hai nước, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:

(1) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước; phát huy tốt vai trò của các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng và Đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; triển khai hiệu quả “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025” giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như công tác chính trị, đào tạo cán bộ, nghiên cứu chung; tăng cường hơn nữa hợp tác về công nghiệp quốc phòng, diễn tập và huấn luyện chung, y tế hậu cần, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tiếp tục đi sâu hợp tác biên phòng, thúc đẩy triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền, khuyến khích các đồn trạm biên phòng của hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị, tăng cường phối hợp về quản lý và bảo vệ biên giới. Tiếp tục triển khai tốt tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và hoạt động tàu quân sự thăm nhau; làm sâu sắc cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước.

(2) Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước; phát huy tốt vai trò của các cơ chế Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược; thiết lập cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị và Đường dây nóng giữa Bộ Công an hai nước. Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an của Việt Nam và cơ quan an ninh, thực thi pháp luật của Trung Quốc trong các lĩnh vực an ninh, tình báo, đặc biệt là đi sâu hợp tác về bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống như phòng chống khủng bố, phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng, an ninh mạng, quản lý xuất nhập cảnh, di dân, vượt biên trái phép, truy bắt tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài. Đi sâu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực an ninh kinh tế, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, cải cách mở cửa. Tăng cường giao lưu tình báo giữa hai bên và phối hợp chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong các vấn đề chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu” của các thế lực thù địch, phản động. Tăng cường hợp tác trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; thúc đẩy hợp tác đào tạo cán bộ. Tăng cường hợp tác bảo vệ an toàn của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân của nước này ở nước kia.

(3) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các lĩnh vực; tích cực thực hiện nghĩa vụ của các điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên. Triển khai có hiệu quả “Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự”, “Hiệp định dẫn độ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”; thúc đẩy “Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chuyển giao người bị kết án tù” đi vào thực hiện có hiệu quả; thúc đẩy Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước đạt kết quả thực chất, cùng nhau hoàn thiện cơ chế tương trợ về tư pháp giữa hai bên; nghiên cứu việc thiết lập các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại biên giới; thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp địa phương có chung đường biên giới với các hình thức phù hợp.

4.3. Hợp tác thực chất sâu sắc hơn

Nhằm kiên trì hợp tác cùng thắng, phục vụ sự phát triển của hai nước, thúc đẩy kinh tế khu vực và thế giới phục hồi, tăng trưởng bền vững, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế hợp tác tương ứng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư ngành nghề, thương mại, nông nghiệp, tài chính tiền tệ; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, cơ quan giao thông vận tải, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:

(1) Cùng xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” và “Vành đai và Con đường”

Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai với Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.

Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Khuyến khích doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, cầu, đường sắt, điện sạch, viễn thông, logistics; tiếp tục phối hợp mật thiết, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, tăng cường hợp tác logistics.

(2) Đầu tư

Hai bên nhất trí triển khai tốt khu hợp tác kinh tế - thương mại, trọng điểm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh. Khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín, công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia trong lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của mỗi nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp này. Đẩy nhanh triển khai các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Trung Quốc cho Việt Nam, trong đó có Dự án Xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Y dược cổ truyền.

Hai bên nhất trí đi sâu trao đổi kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai nước, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của hai nước triển khai trao đổi, kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi. Tích cực tìm kiếm khả năng tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực khoáng sản then chốt trên nguyên tắc thị trường và tinh thần thực chất, bền vững, bảo đảm an ninh chuỗi sản xuất và cung ứng năng lượng.

(3) Thương mại

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô thương mại song phương theo hướng cân bằng, bền vững. Phát huy tốt vai trò của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; tăng cường hợp tác trên các nền tảng như Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE), Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO), Hội chợ hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair); mở rộng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của nước này sang nước kia. Hai bên nhất trí, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, bảo đảm hài hòa về tiêu chuẩn đối với hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại song phương. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường đối với nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy nhập khẩu các loại cá tầm của Trung Quốc, tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức ngành nghề của hai bên, thúc đẩy các ngành nghề liên quan của hai nước phát triển lành mạnh.

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hiệu quả bảo đảm thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng giữa hai nước và trong khu vực. Nâng cao hiệu suất thông quan, thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua khu vực mốc 1088/2-1089 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091) thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc); phân luồng hợp lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, bảo đảm các cửa khẩu biên giới trọng điểm vận hành thông suốt. Hai bên nhất trí sẽ tích cực phát huy vai trò của Nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục khai thác tiềm năng thương mại song phương; thúc đẩy thực hiện “Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc”, duy trì an toàn, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng giữa hai nước. Hai bên nhất trí, phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về thương mại điện tử, thúc đẩy doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác thương mại điện tử.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới; tích cực thúc đẩy mở mới, nâng cấp cửa khẩu biên giới. Tiếp tục triển khai hiệu quả “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân”. Nghiên cứu triển khai hợp tác cấp “Chứng nhận Doanh nghiệp ưu tiên” (AEO) của nhau, tăng cường giao lưu, hợp tác “một cửa”, tiếp tục làm sâu sắc hợp tác về thực thi pháp luật chống buôn lậu, thúc đẩy Hành động phối hợp thực thi pháp luật quốc tế “Con rồng Mê Kông” đạt được nhiều thành quả hơn nữa.

Phía Trung Quốc ủng hộ việc mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh, các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu (Trung Quốc) phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước; sẵn sàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam sớm mở thêm các văn phòng xúc tiến thương mại tại các địa phương liên quan của Trung Quốc.

Hai bên ủng hộ chính quyền các địa phương hai nước thiết lập cơ chế phối hợp công tác, nhất là các địa phương có quy mô kinh tế và dân số tương đối lớn trong nội địa, cùng nhau tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác nâng hiệu suất hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc.

(4) Tài chính, tiền tệ

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và giữa các cơ quan giám sát, quản lý tài chính của hai nước. Phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ, nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ giữa hai nước. Ủng hộ hai bên đi sâu hợp tác tại Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, cung cấp hỗ trợ về vốn cho các dự án liên quan theo chiến lược, chính sách và quy trình của Ngân hàng.

(5) An ninh lương thực và phát triển xanh

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy hợp tác về kỹ thuật nông nghiệp và trao đổi chính sách nông nghiệp, nghiên cứu triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp các-bon thấp, nông nghiệp số, nông nghiệp xanh, bảo vệ đất và nguồn nước, thúc đẩy các sản phẩm xanh, phát thải các-bon thấp, phát triển bền vững; tăng cường trao đổi, điều phối chính sách về bảo đảm an ninh lương thực.

Hai bên nhất trí tích cực tham gia và xây dựng quan hệ đối tác hợp tác năng lượng sạch toàn cầu. Làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực như bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, ô tô năng lượng mới, bao gồm quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên châu Á, bảo tồn các loài hoang dã di cư, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại giữa khu vực biên giới. Phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam tham gia vào các hoạt động liên quan của Liên minh quốc tế phát triển xanh “Vành đai và Con đường”.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản; triển khai hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp môi trường biển và hải đảo, triển khai hợp tác thả cá giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ. Sớm ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; thực hiện tốt Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên nhất trí trao đổi số liệu thủy văn mùa lũ, triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như quản lý tổng hợp tài nguyên nước, ngăn ngừa thiên tai lũ lụt, hạn hán, nước uống an toàn khu vực nông thôn, tưới tiêu tiết kiệm, khoa học kỹ thuật thủy lợi. Tổ chức đối thoại chính sách cấp cao về sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới; tăng cường phối hợp về phòng chống hạn hán, ngập lụt và bảo đảm an toàn đập thủy điện. Tăng cường trao đổi thông tin dự báo khí tượng, thời tiết, thời tiết nguy hiểm và hợp tác phát triển dịch vụ khí tượng khu vực châu Á.”

4.4. Nền tảng xã hội vững chắc hơn

Nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị, thúc đẩy giao lưu và hiểu biết, gắn bó lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, củng cố nền tảng xã hội của quan hệ hai Đảng, hai nước, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế giao lưu giữa cơ quan tuyên giáo/tuyên truyền của hai Đảng, truyền thông chủ lực và các nhà xuất bản, giữa các cơ quan văn hóa, du lịch, thanh niên và địa phương; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan giáo dục, y tế, y học cổ truyền, hàng không dân dụng, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:

(1) Tuyên truyền

Cơ quan tuyên giáo/tuyên truyền của hai Đảng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Khuyến khích hai nước triển khai hợp tác truyền thông, xuất bản báo chí, phát thanh, điện ảnh, truyền hình, tăng cường sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị  giữa nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ.

(2) Văn hóa và du lịch

Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc xây dựng Trung tâm Văn hóa tại Việt Nam; phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thiết lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc, vận hành tốt Cung Hữu nghị Việt - Trung. Phía Việt Nam tích cực ủng hộ Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội triển khai hoạt động.

Hai bên ủng hộ các tổ chức văn hóa, đoàn nghệ thuật, trường đào tạo văn hóa - nghệ thuật của hai nước triển khai giao lưu, hợp tác. Tăng cường phối hợp, trao đổi chính sách du lịch giữa hai nước, phối hợp khai thác các tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch. Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác Văn hóa và Du lịch Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2023 - 2027, tăng cường giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch nhanh chóng phục hồi và phát triển lành mạnh. Vận hành tốt thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) an toàn, hiệu quả, tạo nền tảng để vận hành chính thức, khuyến khích các du khách hai bên tham quan Khu cảnh quan. Ủng hộ doanh nghiệp vận tải hàng không của hai bên tăng thêm chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc căn cứ theo nhu cầu thị trường.

(3) Giáo dục, thể thao, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; khuyến khích tăng cường trao đổi lưu học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy hai nước; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam thông qua các chương trình học bổng du học tại Trung Quốc; thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục hai nước; tích cực phát huy vai trò của Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội, làm sâu sắc hợp tác giáo dục dạy nghề, giáo dục số và thể thao. Tăng cường giao lưu giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động trên cơ sở triển khai hiệu quả các thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới của các tỉnh/khu biên giới hai nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động vùng biên giới hai nước. Thúc đẩy các chương trình giao lưu, hợp tác phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng, an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học công nghệ Việt Nam - Trung Quốc; tích cực tăng cường hợp tác kết nối trong các lĩnh vực về quy định quản lý pháp quy an toàn hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tăng cường giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực trên.

(4) Y tế sức khỏe và phòng chống thiên tai

Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hợp tác, giao lưu trong các lĩnh vực y tế, sức khỏe, bao gồm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, y học cổ truyền, phòng chống thiên tai. Ủng hộ địa phương hai nước triển khai hợp tác về cùng chia sẻ thông tin và liên hợp phòng chống dịch bệnh qua biên giới.

(5) Giao lưu địa phương, nhân dân và thanh niên

Hai bên nhất trí ủng hộ các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh/khu biên giới triển khai giao lưu, hợp tác. Nâng cao hiệu quả của các cơ chế giao lưu định kỳ giữa các tổ chức đoàn thể Việt Nam - Trung Quốc như công đoàn, phụ nữ, thanh niên; tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ Hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc, Diễn đàn nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, Liên hoan Nhân dân biên giới; tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo trẻ, doanh nghiệp trẻ, tình nguyện viên trẻ hai nước.

4.5. Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn

Để bảo vệ công bằng, chính nghĩa và lợi ích chung quốc tế, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh của khu vực, kiến tạo môi trường bên ngoài có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và quan hệ Việt - Trung, hai bên nhất trí kiên trì phát huy chủ nghĩa đa phương, tăng cường phối hợp và hợp tác đa phương, cùng nhau bảo vệ hệ thống quốc tế lấy Liên hợp quốc làm hạt nhân và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế.

(1) Hai bên nhất trí tăng cường cơ chế tham vấn về nhân quyền, chính sách giữa hai Bộ Ngoại giao và giao lưu không định kỳ giữa Cơ quan đại diện thường trú tại hai nước, cũng như Phái đoàn/Văn phòng đại diện của hai nước thường trú tại nước thứ ba hoặc tổ chức quốc tế.

(2) Phía Việt Nam hoan nghênh quan điểm xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại mà phía Trung Quốc đưa ra nhằm thúc đẩy những giá trị chung về hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, dân chủ, tự do; ủng hộ và sẵn sàng chủ động tham gia các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu phù hợp với khả năng, điều kiện, nhu cầu của Việt Nam; cùng thực hiện tốt Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030; trao đổi, điều phối chính sách, ủng hộ lẫn nhau và triển khai hợp tác thực chất trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

(3) Hai bên khẳng định tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, nỗ lực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Phía Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ Sáng kiến An ninh toàn cầu, hai bên sẽ nghiên cứu triển khai hợp tác phù hợp trong khuôn khổ Sáng kiến An ninh toàn cầu. Tiếp tục duy trì trao đổi, phối hợp mật thiết trên các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu.

(4) Hai bên cho rằng, các nước có tiền đồ vận mệnh liên quan chặt chẽ với nhau, các nền văn minh khác nhau chung sống bao dung, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Phía Việt Nam ủng hộ Sáng kiến Văn minh toàn cầu, vì hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa và tiến bộ của nhân loại, sẵn sàng nghiên cứu triển khai hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến này.

(5) Hai bên chủ trương các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề  nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy việc tăng cường đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền, không dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

(6) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các tổ chức và cơ chế quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á - Âu (ASEM), ủng hộ nhau ứng cử các vị trí tại các tổ chức quốc tế.

(7) Hai bên ủng hộ ASEAN duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang không ngừng diễn biến, thay đổi. Trung Quốc ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển. Đẩy nhanh xây dựng Khu thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN phiên bản 3.0,làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

(8) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác Mê Công - Lan Thương, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai vì hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia Mê Công - Lan Thương. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công (GMS).

(9) Hai bên nhất trí, nỗ lực bảo vệ các nguyên tắc cơ bản và giá trị cốt lõi của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thúc đẩy cải cách cần thiết trong WTO, đặc biệt là khôi phục hoạt động bình thường cơ chế giải quyết tranh chấp xét xử hai cấp và có sức ràng buộc. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ WTO, hai bên cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên đang phát triển, thúc đẩy WTO phát huy vai trò hiệu quả hơn.

(10) Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định. Hai bên sẵn sàng cùng thực hiện tốt Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.

4.6. Bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn

Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

(1) Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tăng cường cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và các nhóm công tác trực thuộc; tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

(2) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật nghề cá và hợp tác nuôi trồng, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật trên Biển Đông. Tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

(3) Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Thực hiện cơ chế Cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) và Cuộc họp nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về triển khai “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, cùng duy trì ổn định trên biển.

(4) Hai bên nhất trí trong năm 2024 cùng nhau kỷ niệm 25 năm phân định biên giới trên đất liền và 15 năm ký kết 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

5. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần quan trọng vào phát huy tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, nâng tầm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước nhất trí chỉ đạo các ban, bộ, ngành hữu quan và địa phương hai nước Việt Nam - Trung Quốc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giao lưu tương ứng, xác định rõ đơn vị có trách nhiệm và phương hướng thực hiện, căn cứ theo phân công nhiệm vụ và tình hình thực tế, xây dựng phương án triển khai chi tiết, kịp thời báo cáo tiến triển hợp tác với Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phụ trách công tác đánh giá, giám sát, đôn đốc, điều phối các công việc giai đoạn tiếp theo, báo cáo Lãnh đạo cấp cao mỗi bên về tình hình tiến triển hợp tác. Căn cứ theo nhu cầu, hai bên trao đổi, kết nối, rà soát tình hình triển khai và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua hiệp thương hữu nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Nhân dân Việt Nam về sự tiếp đón hết sức trọng thị, thân tình và hữu nghị; trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sớm thăm lại Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Hà Nội, ngày 13/12/2023.

BBT

False
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang tham gia buổi làm việc với lãnh đạo Nghiệp đoàn giới chủ doanh nghiệp của PhápTin tứcTinHải LamBí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang tham gia buổi làm việc với lãnh đạo Nghiệp đoàn giới chủ doanh nghiệp của Pháp/SiteAssets/BT-AG-lamviec-tai-Phap-2.jpg
08/12/2023 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 6/12, tại thủ đô Paris, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cùng Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc; Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Nghiệp đoàn giới chủ doanh nghiệp của Pháp (MEDEF).

 BT-AG-lamviec-tai-Phap-1.jpg

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về môi trường đầu tư tại Việt Nam, lợi thế, tiềm năng hợp tác của các doanh nghiệp Pháp với những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư tại mỗi tỉnh, thế mạnh và cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài của từng địa phương.

Ông François Corbin, Phó Chủ tịch MEDEF International kiêm Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Pháp-Việt thuộc MEDEF, bày tỏ vui mừng được đón tiếp các lãnh đạo cấp cao của ba tỉnh Nam Định, Quảng Bình và An Giang, coi đây là một dịp rất đặc biệt khi được làm việc với đại diện các địa phương ở ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

Ông cho biết Nghiệp đoàn giới chủ Pháp hiện có hơn 750.000 công ty thành viên. Hằng năm, MEDEF International tổ chức nhiều phái đoàn lãnh đạo của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Pháp, với các dự án cụ thể, đến các nước có tiềm năng hợp tác đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo ông Corbin, Việt Nam là một thị trường luôn được MEDEF International quan tâm ưu tiên thúc đẩy. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, được xây dựng từ rất nhiều năm qua, MEDEF International thường xuyên tổ chức đưa các đoàn doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam và trong năm 2024 tới, các hoạt động này tiếp tục được triển khai.

Ông Corbin cho rằng dư địa hợp tác giữa hai nước còn nhiều, hai bên lại có lịch sử chung, có quan hệ truyền thống lâu đời và đó là lý do để thúc đẩy mối quan hệ lên tầm cao mới trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế tới giáo dục, y tế, văn hóa. Buổi gặp mặt chính là cơ hội để các bên tìm ra những điểm mạnh của nhau, cũng như những cơ hội hợp tác trong tương lai.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương của Việt Nam đã kêu gọi MEDEF International thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cho các doanh nghiệp Pháp vào Việt Nam nói chung và đến với Quảng Bình, Nam Định và An Giang nói riêng. Với những lợi thế và điểm mạnh khác nhau, cả ba tỉnh thành này đều là những địa phương rất năng động, sáng tạo và mong muốn thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư kinh tế với Pháp.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang khẳng định: An Giang là một trong bốn tỉnh, thành trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long" từ năm 2019. Trong những năm gần đây, tỉnh An Giang đã triển khai rất nhiều hoạt động để thúc đẩy không gian kinh tế với hạ tầng cơ sở và môi trường cởi mở, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào địa phương. Bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện hạ tầng tốt, với chất lượng nguồn nhân lực, cùng tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tỉnh đồng thời áp dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh và quy định của pháp luật. Đặc biệt trong đó là các chính "cấp phép, cho phép" sang "hỗ trợ, chăm sóc, phục vụ nhà đầu tư".

 BT-AG-lamviec-tai-Phap-2.jpg

Ảnh lưu niệm

Ông Corbin đánh giá buổi làm việc với đoàn lãnh đạo ba địa phương Quảng Bình, Nam Định và An Giang rất ý nghĩa và hiệu quả vì đã giúp cho MEDEF International có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và rõ ràng về lợi thế và tiềm năng đầu tư rất cụ thể của các địa phương tại Việt Nam, cũng như quyết tâm và ý chí của lãnh đạo các tỉnh nói trên đối với việc thu hút vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Thay mặt MEDEF International, ông cảm ơn lãnh đạo các địa phương Việt Nam đã tới làm việc với MEDEF International, và hứa sẽ truyền tải thông điệp và nội dung của cuộc họp tới cộng đồng doanh nghiệp Pháp, để các doanh nghiệp Pháp thấy được những lĩnh vực mới, sức hút mới của Việt Nam nói chung và ba địa phương Quảng Bình, Nam Định và An Giang nói riêng.

Ông tin tưởng trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội hợp tác và đầu tư giữa hai bên, theo đó, việc xác định rõ những nội dung hợp tác tiềm năng, những dự án hợp tác cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm các doanh nghiệp phù hợp./.

HẢI LAM (tổng hợp)

False
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giớiTin tức; Tin tức quốc tếTinH.TTuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới/SiteAssets/Tuyenbo-VN-NB-23-1.jpg
28/11/2023 7:20 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida nhất trí ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì Hoà bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” tại cuộc hội đàm vào ngày 27/11, qua đó khẳng định mong muốn của hai nước cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực lên tầm cao mới và mở rộng sang những lĩnh vực hợp tác mới.

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới- Ảnh 1.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: TTXVN

Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân Phan Thị Thanh Tâm đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27 đến ngày 30/11/2023.  Trong chuyến thăm, Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản hội kiến và chiêu đãi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự lễ đón chính thức, duyệt đội danh dự, hội đàm, phát biểu báo chí chungvà cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã có phát biểu chính sách tại Quốc hội Nhật Bản và thăm tỉnh Fukuoka.

Chuyến thăm Nhật Bản lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân diễn ra trong bối cảnh nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023) đang được tổ chức giữa Nhật Bản và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 50 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ hai nước, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida đã nhất trí ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì Hoà bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” tại cuộc hội đàm vào ngày 27/11/2023, qua đó khẳng định mong muốn của hai nước cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực lên tầm cao mới và mở rộng sang những lĩnh vực hợp tác mới.

Hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc nền tảng định hướng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, bao gồm tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Đánh giá về sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

1. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển ấn tượng, mạnh mẽ, và toàn diện của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, đặc biệt là kể từ khi quan hệ hai nước được nâng cấp thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì Hòa bình và Thịnh vượng ở châu Á vào năm 2014. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc hai nước trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau sau 50 năm, trong đó nhấn mạnh Nhật Bản hiện là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đối tác lớn thứ 2 về hợp tác lao động, thứ 3 về đầu tư và du lịch, thứ 4 về thương mại của Việt Nam. Thủ tướng Kishida khẳng định Nhật Bản cam kết ủng hộ một Việt Nam “mạnh, độc lập, tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công”.

2. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm các cuộc tiếp xúc, trao đổi thường xuyên và hợptác cấp cao và các cấp giữa hai bên đã được duy trì thường xuyên, và các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành hai nước đã được mở rộng và triển khai hiệu quả. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp táctrên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục, du lịch, nông nghiệp, môi trường, y tế, lao động, thông tin, truyền thông, giao thông-vận tải, xây dựng, tư pháp, giao lưu nhân dân, và hợp tác giữa các địa phương… đã ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

3. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao đóng góp tích cực của viện trợ phát triển chính thức Nhật Bản (ODA) và đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với công cuộc dựng nước, sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và toàn diện của Việt Nam trong nhiều năm qua và khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì vị trí là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về hợp tác kinh tế. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời, đầy nghĩa tình của Chính phủ và người dân Nhật Bản giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

4. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng khi giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng mật thiết. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản, đạt hơn 520.000 người. Cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng, lên tới 22.000 người. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cộng đồng người Việt Nam và Nhật Bản tại hai nước đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và là tác nhân quan trọng cho sự phát triển bền vững của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp quan trọng của người lao động Việt Nam - khoảng một phần tư số người lao động nước ngoài tại Nhật Bản, bao gồm thực tập sinh kỹ thuật (185.600 người) và lao động kỹ năng đặc định (97.500 người) và kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, dịch vụ quốc tế (87.900 người) đối với sự phát triển kinh tế của cả hai nước.

5. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển trong lĩnh vực giao lưu văn hóa, hợp tác du lịch giữa hai nước, đặc biệt là sự mở rộng cả về quy mô, chất lượng và sức lan tỏa của các lễ hội Việt Nam, lễ hội Nhật Bản, góp phần tích cực vào việc tăng cường sự hiểu biết, tình cảm hữu nghị và gắn kết xã hội giữa người dân hai nước.

6. Hai nhà lãnh đạo nhất trí chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản tháng 9 vừa qua là những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cả hai nước trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao hơn 500 hoạt động kỷ niệm đang và sẽ được triển khai tại cả hai nước trong tất cả các lĩnh vực, được thực hiện bởi các cơ quan trong lĩnh vực công và tư, nổi bật là các Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, các lễ hội được tổ chức tại cả hai nước như Lễ hội Việt Nam và Lễ hội Nhật Bản, các hội thảo, diễn đàn về kinh tế, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giao lưu văn hóa bao gồm hòa nhạc, trình diễn võ thuật như Vovinam (võ Việt Nam), các chương trình nghệ thuật truyền thống như biểu diễn kịch Kyogen, vở Opera “Công nữ Anio”. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí những dự án này đã kết nối thanh niên năng động của hai nước, qua đó đặt nền móng để quan hệ hai nước phát triển vượt bậc hơn nữa trong thời gian tới và hướng ra thế giới trên cơ sở quan hệ đối tác bình đẳng.

7. Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đánh giá cao những đóng góp tích cực và xây dựng của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài, và bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo cho rằng quy mô hợp tác song phương đã được mở rộng, đóng góp vào hoà bình và thịnh vượng không chỉ cho đất nước và nhân dân hai nước, mà còn của khu vực châu Á và trên thế giới.

Đối thoại và tiếp xúc đa tầng, đa cấp

8. Hai nhà lãnh đạo khẳng định duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao hằng năm, qua đó góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Hai bên khẳng định tăng cường giao lưu trên tất cả các kênh, bao gồm kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương của hai nước, đặc biệt là giao lưu giữa các nghị sĩ, bao gồm giữa hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Đoàn Thanh niên, nghị sĩ trẻ, nghị sĩ nữ…, qua đó củng cố nền tảng vững chắc và tin cậy chính trị cho quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.

9. Hai bên thống nhất tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế đối thoại song phương, bao gồm các cơ chế cấp Bộ trưởng như Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, Ủy ban hỗn hợp về thương mại, năng lượng và công nghiệp, Đối thoại Hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, Đối thoại chính sách biển Việt Nam - Nhật Bản và các cơ chế đối thoại định kỳ cấp Thứ trưởng giữa hai nước trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, xây dựng, giao thông-vận tải, giảm thiểu rủi ro thiên tai. Hai nhà lãnh đạo đã giao các bộ, ngành hai nước nghiên cứu thiết lập mới các cơ chế hợp tác song phương, bảo đảm thực chất, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của hai bên, ví dụ như trong các lĩnh vực về khoa học-công nghệ, y tế, tư pháp, giáo dục và đào tạo.

10. Hai bên hoan nghênh quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai Bộ Ngoại giao và nhất trí tiếp tục ủng hộ và hợp tác để các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của hai nước hoạt động thuận lợi.

Hợp tác an ninh và quốc phòng

11. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng trên cơ sở Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản hướng tới thập kỷ tiếp theo ký tháng 4/2018, Biên bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương ký tháng 10/2011, cùng các thỏa thuận khác giữa hai Bộ Quốc phòng.

12. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tăng cường trao đổi đoàn các cấp, duy trì và nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại, tham vấn quốc phòng hai nước; tăng cường hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, tẩy độc đi-ô-xin, các lĩnh vực quân y, cứu trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao trang thiết bị và công nghệ quốc phòng cho Bộ Quốc phòng Việt Nam. Hai bên khẳng định tăng cường tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế, diễn đàn quốc phòng, an ninh khu vực có sự tham gia của hai nước. Trên cơ sở Hiệp định về chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng ký tháng 9/2021, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc theo đuổi thực hiện các quy trình cho việc chuyển giao này.

13. Thủ tướng Kishida giải thích Nhật Bản đã thiết lập khuôn khổ hợp tác mới, có tên là “Viện trợ an ninh chính thức” (OSA) nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác an ninh, và đóng góp vào việc duy trì và củng cố hòa bình và an ninh quốc tế. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ghi nhận ý kiến của Thủ tướng Kishida và hai nhà lãnh đạo nhất trí giao các cơ quan liên quan trao đổi về nội dung của khuôn khổ mới này.

14. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh hợp tác về an toàn và an ninh trên biển thông qua việc tăng cường các hoạt động hợp tác, bao gồm huấn luyện chung, chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực của lực lượng cảnh sát biển hai nước.

15. Hai nhà lãnh đạo khẳng định ý định tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, tình báo và cảnh sát. Đặc biệt, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại, tăng cường trao đổi đoàn, chia sẻ thông tin, phối hợp đánh giá, dự báo về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, phổ biến cho công dân nước này sinh sống tại nước kia về pháp luật và quy định của nước sở tại, và nghiên cứu mở rộng hợp tác nhằm ứng phó, giải quyết các thách thức trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như an ninh mạng, an ninh kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia bao gồm lừa đảo trực tuyến và qua điện thoại từ nước ngoài, tội phạm mạng và buôn bán người.

Liên kết hai nền kinh tế, bảo đảm an ninh kinh tế

16. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước và khẳng định tầm quan trọng của hợp tác để đảm bảo an ninh kinh tế. Nhật Bản tái khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để minh chứng cho nỗ lực này, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ERIA (Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á) đã có báo cáo chính sách “Việt Nam 2045” trình hai nhà lãnh đạo để tham khảo trong công tác hoạch định chính sách hướng tới công nghiệp hoá và hiện đại hoá Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao chính sách kinh tế mới của Thủ tướng Kishida về vòng tuần hoàn tăng trưởng và phân phối công bằng.

17. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ nhận thức chung rằng vốn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản (ODA) cho Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm qua và khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác nhằm làm sôi động hóa hợp tác ODA với Nhật Bản, thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, chất lượng cao ở Việt Nam. Theo đó, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh triển vọng giá trị vốn vay bằng đồng Yen trong tài khóa Nhật Bản 2023 có thể lần đầu vượt 100 tỷ Yen kể từ tài khóa Nhật Bản 2017. Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giải quyết các khó khăn còn tồn đọng trong quá trình thực hiện các dự án ODA của Nhật Bản, bao gồm cả các dự án hợp tác kỹ thuật tại Việt Nam, thông qua một cơ chế hợp tác; và chia sẻ ý định thúc đẩy và triển khai các dự án ODA mới của Nhật Bản trong khuôn khổ Hiến chương ODA mới, bao gồm sáng kiến “Đồng sáng tạo vì mục tiêu chung” trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, trong đó ghi nhận tầm quan trọng của các yếu tố như tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản và linh hoạt.

18. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ nhận thức chung về tính cấp thiết trong việc thúc đẩy các dự án kinh tế lớn, bao gồm các dự án sử dụng nguồn ODA và FDI của Nhật Bản; khẳng định sẽ xác định cụ thể các dự án này sớm nhất có thể, từ đó, nghiên cứu khả năng thiết lập nhóm công tác điều phối giữa hai Chính phủ tại Việt Nam nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn này.

19. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ triển khai giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản vào đầu năm sau. Trong quá trình này, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ rà soát lại Sáng kiến chung nhằm giải quyết các thách thức mới mà cả hai quốc gia đang gặp phải dựa trên nguyên tắc quan hệ đối tác bình đẳng. Trong bối cảnh đó, hai nhà lãnh đạo xác định các nội dung nghị sự chung sẽ trao đổi là “Cộng đồng Phát thải bằng 0 châu Á/Tăng trưởng xanh” (AZEC/GX), “Đổi mới sáng tạo/Chuyển đối số” (Innovation/DX), “Củng cố các chuỗi cung ứng, bao gồm việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ” và “Xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao”, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được các kết quả cụ thể, bao gồm tăng cường đầu tư trong từng lĩnh vực nêu trên.

20. Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn tăng cường tính chống chịu của các chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất ổn định vì lợi ích của cả hai bên, trong đó có tính đến tầm quan trọng của chuỗi cung ứng minh bạch, đa dạng, an toàn, bền vững và ổn định. Khẳng định rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đa dạng hóa và nâng cấp mạng lưới chuỗi cung ứng của Nhật Bản thông qua công nghệ số và các lĩnh vực khác, Nhật Bản bày tỏ ý định triển khai các biện pháp góp phần vào tiến trình đa dạng hóa và nâng cấp cuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản, và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu và thực chất hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Nhật Bản. Việt Nam bày tỏ sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Hai bên bày tỏ sẵn sàng cùng phát triển các dự án đồng sáng tạo hướng tới tương lai.

21. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả “Tầm nhìn Trung và Dài hạn về hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản”, qua đó thúc đẩy hợp tác nông nghiệp chất lượng cao thông qua thu hút đầu tư, công nghệ và chuyển giao tri thức, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên thông qua các dự án ODA. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thông qua “Kế hoạch hợp tác ASEAN – Nhật Bản MIDORI” đã được nhất trí tại Hội nghị Bộ trưởng Nông, Lâm nghiệp ASEAN – Nhật Bản, góp phần đẩy mạnh hợp tác hướng tới tăng cường tính chống chịu và bền vững của hệ thống nông nghiệp và thực phẩm thông qua đổi mới và bảo đảm an ninh lương thực khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định hai bên sẽ trước hết đẩy nhanh tham vấn chuyên gia liên chính phủ về kiểm dịch động thực vật để mở cửa thị trường đối với quả bưởi của Việt Nam và quả nho của Nhật Bản trong thời gian sớm, sau đó sẽ tham vấn về mở cửa thị trường đối với quả chanh leo của Việt Nam và quả đào của Nhật Bản.

22. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định nhận thức rằng các biện pháp toàn diện chống lại vấn đề vi phạm bản quyền trên không gian mạng như các trang mạng sao chép lậu truyện tranh Nhật Bản là cần thiết từ góc độ thúc đẩy phát triển kinh tế lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hai bên hoan nghênh tiến triển trong các lĩnh vực đến nay, và khẳng định cần tăng cường triển khai các biện pháp đạt tiêu chuẩn bảo hộ quốc tế mạnh, toàn diện, và hiệu quả hơn.

23. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ ý định tăng cường hợp tác kinh tế liên quan tới các vấn đề về biển, bao gồm khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, du lịch, giao lưu địa phương và giao lưu nhân dân

24. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm trong các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt và công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy hoạt động đào tạo dành cho cán bộ cấp chiến lược của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, và đào tạo nghề. Hai nhà lãnh đạo khẳng định Đại học Việt – Nhật là dự án hợp tác biểu tượng trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước và sẽ tiếp tục hợp tác liên quan tới việc phát triển trường Đại học. Hai bên khẳng định tăng cường nỗ lực khuyến khích học sinh Việt Nam học tại Nhật Bản, tăng cường trao đổi trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước và thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật thông qua nhiều biện pháp, trong đó bao gồm nâng cao chất lượng ở Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc thúc đẩy nghiên cứu Nhật Bản học và Việt Nam học, bao gồm việc học tiếng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giao lưu văn hóa giữa hai nước.

25. Chính phủ hai nước đã hỗ trợ cải thiện giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động như lễ hội du lịch - văn hóa tổ chức ở mỗi quốc gia. Tiếp theo sự hỗ trợ này, hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ và thể thao, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Hai nhà lãnh đạo khẳng định thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hóa dựa trên chuyên môn, công nghệ, và kinh nghiệmcủa Nhật Bản.

26. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tạo môi trường thuận lợi cho công dân hai nước đi lại nhằm thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân. Nhật Bản đánh giá cao việc Việt Nam kéo dài thời hạn lưu trú miễn thị thực cho công dân Nhật Bản lên 45 ngày và tạo điều kiện cấp thị thực điện tử cho công dân Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực, mở rộng diện cấp thị thực điện tử, và cấp thị thực ra vào nhiều lần cho công dân Việt Nam qua lại Nhật Bản vì mục đích cá nhân.

27. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những tiến triển mới trong hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời gian qua và tái khẳng định đây là kênh thiết thực và hiệu quả để tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực bao gồm kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch và lao động, đồng thời củng cố nền tảng hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ giữa các địa phương bằng nhiều hình thức, khuyến khích đối thoại, bao gồm việc thiết lập diễn đàn giữa các địa phương hai nước.

28. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ nhận thức chung về việc phái cử thực tập sinh, lao động cũng như du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hai bên sẽ thúc đẩy phái cử thực tập sinh và lao động Việt Nam trong các lĩnh vực phù hợp nhu cầu của hai nước. Hai bên đồng thời sẽ hợp tác để hỗ trợ các thực tập sinh, lao động Việt Nam tìm việc làm phù hợp sau khi về nước.

29. Nhật Bản khẳng định sẽ quan tâm nhiều hơn đểtạo điều kiện cho người Việt Nam tại Nhật Bản hòa nhập vào xã hội Nhật Bản, đóng vai trò tích cực trong cộng đồng ở sở tại, và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước. Việt Nam bày tỏ mong muốn cải thiện thu nhập và điều kiện sống của người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, điều kiện sinh sống và an sinh xã hội cho người Việt Nam tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ xem xét rà soát Chương trình Thực tập sinh Kỹ năng và thiết lập một chương trình mới nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai nước sẽ tăng cường chia sẻ thông tin, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, lao động, và du học sinh Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí giao các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định song phương về an sinh xã hội.

Hợp tác trong một số lĩnh vực mới như năng lượng, môi trường, khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

30. Hai nhà lãnh đạo chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

31. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực lưới điện thông minh, thành phố thông minh, phát triển thị trường điện, nội địa hóa ngành năng lượng. Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào thị trường khí hóa lỏng tại Việt Nam, trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện khí hóa lỏng tại Việt Nam.

32. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong phát triển và đổi mới sáng tạo lĩnh vực kinh tế số, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Liên quan tới các lĩnh vực như chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, và ngành công nghiệp lõi tiềm năng mới như bán dẫn, hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định cam kết hợp tác phát triển các ngành này. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc tạo thuận lợi cho dòng chảy dữ liệu tự do xuyên biên giới, phát triển kết nối số, và thúc đẩy lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vào nền kinh tế số.

Hợp tác trong một số lĩnh vực khác

33. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp nhằm tăng cường sự tin cậy lẫn nhau; bao gồm hợp tác trên cơ sở Hiệp ước tương trợ tư pháp song phương trong các vấn đề hình sự, Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên biên giới mà hai bên là thành viên, Tuyên bố chung Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Tư pháp ASEAN – Nhật Bản và Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp trong lĩnh vực luật pháp và tư pháp.

34. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong nhiều năm qua và hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác, bao gồm nâng cao năng lựctrong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

35. Hai nhà lãnh đạo xác nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác y tế giữa hai nước trong khuôn khổ AHWIN và Chiến lược Sức khỏe Toàn cầu của Nhật Bản, bao gồm các lĩnh vực phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ung thư, các bệnh không lây nhiễm (NCDs), già hóa dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, dược phẩm, và trang thiết bị y tế. Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực y tế, hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng chính sách y tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho các chương trình hợp tác song phương giữa các cơ sở y tế, các viện nghiên cứu, phát triển nền tảng hợp tác thông qua Trung tâm Y tế tiên tiến Việt Nam (MEV) và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế của hai nước.

36. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác về xây dựng, giao thông vận tải, giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển đô thị trong đó Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy các dự án, bao gồm dự án quản lý không gian ngầm, công trình ngầm đô thị và Giảm Rủi ro thiên tai liên quan tới nước, “Smart JAMP” - chương trình thành phố thông minh dựa trên quan hệ đối tác chung ASEAN - Nhật Bản, tiêu chuẩn quốc gia về cảng biển…

Các vấn đề  khu vực và quốc tế

37. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên thượng tôn pháp luật và các nguyên tắc đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác và đạt được hòa bình, ổn định, và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Kishida tái khẳng định rằng Việt Nam và ASEAN là những đối tác quan trọng giúp Nhật Bản hiện thực hóa Tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), và Nhật Bản sẵn sàng ủng hộ Việt Nam và ASEAN, bao gồm trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và trong triển khai Tuyên bố chung cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 23 về Hợp tác về AOIP. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những nỗ lực ủng hộ không ngừng của Nhật Bản cho sáng kiến AOIP – vốn có các nguyên tắc nền tảng về thúc đẩy hòa bình và hợp tác tương đồng với FOIP của Nhật Bản, cũng như các nỗ lực của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực thông qua các sáng kiến khác nhau nhằm hiện thực hóa FOIP dựa trên các nguyên tắc chung này.

38. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; hoan nghênh những thành tựu nổi bật của hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong 50 năm qua. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 26 đã thông qua Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ, đóng góp tích cực vào việc củng cố mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Nhật Bản một cách thực chất, hiệu quả và cùng có lợi và tái khẳng định cam kết tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo vào tháng 12/2023.

39. Hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp cùng nhau nâng cao hiệu quả và vai trò của hợp tác Mekong-Nhật Bản trong thời gian tới. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của phát triển bền vững và quản lý nước và các tài nguyên liên quan ở lưu vực sông Mekong, và chia sẻ ý định thúc đẩy hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa cơ chế hợp tác Mekong- Nhật Bản với các tổ chức ở tiểu vùng Mekong, bao gồm Ủy hội sông Mekong và khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

40. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác toàn diện tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) và các diễn đàn khác nhằm đóng góp tích cực và hiệu quả cho việc duy trì hoà bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vữngở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Kishida bày tỏ ủng hộ việc Việt Nam ứng cử đăng cai Năm APEC 2027.

41. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao vai trò của Nhật Bản là Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) nhiệm kỳ 2023-2024. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ ủng hộ cải cách Liên Hợp Quốc, bao gồm cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng phối hợp nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm việc mở rộng nhóm các thành viên thường trực và không thường trực. Thủ tướng Kishida bày tỏ cảm ơn Việt Nam tiếp tục ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi cơ quan này được cải tổ. Hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

42. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông và tái khẳng định tầm quan trọng của việc tránh có các hành động đơn phương nhằm nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép, và làm gia tăng căng thẳng. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động kinh tế hợp pháp không bị cản trở trên Biển Đông, tự kiềm chế, và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời tái khẳng định UNCLOS là cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện nhất về biển. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ghi nhận tiến triển trong quá trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một COC hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và không phương hại tới quyền của bất kỳ bên nào.

43. Thủ tướng Kishida tái khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm đạt đượcgiải pháp khả thi, lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện nay, nhất là việc sớm thực hiện Đồng thuận Năm điểm nhằm cải thiện tình hình ở Myanmar. Hai nhà lãnh đạo nhắc lại lời kêu gọi chấm dứt bạo lực, đối thoại xây dựng giữa các bên liên quan. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn Nhật Bản đã ủng hộ vai trò và các nỗ lực của ASEAN liên quan đến vấn đề Myanmar, bao gồm tham gia vào các hoạt động viện trợ nhân đạo thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai (AHA). Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác về vấn đề Myanmar, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và thực hiện Đồng thuận Năm điểm trong giải quyết tình hình tại Myanmar.

44. Hai nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm và bày tỏ quan ngại về tình hình gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, bao gồm các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và cho rằng các vụ thử này không có lợi cho hòa bình và an ninh tại khu vực. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và việc thực thi đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như tính cấp bách của việc tất cả các bên liên quan tiếp tục theo đuổi giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên, bao gồm giải giáp toàn bộ vũ khí hủy diệt hàng loạt và các loại tên lửa đạn đạo ở mọi tầm bắn phù hợp với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác nhằm giải quyết ngay vấn đề bắt cóc.

45. Về Ukraine, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cần thiết cần tạo dựng hòa bình công bằng và lâu dài, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc.

46. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Gaza. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng các nguyên tắc và thông lệ trong luật pháp quốc tế liên quan đến việc bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự. Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi thả ngay các con tin, và tăng cường hơn nữa các nỗ lực ngoại giao để làm dịu tình hình trong thời gian sớm nhất. Theo đó, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh thỏa thuận cho phép tạm ngừng bắn vì lí do nhân đạo và thả các con tin.

47. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Để duy trì và củng cố Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) như là hòn đá tảng của cơ chế không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các biện pháp minh bạch. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân theo “Kế hoạch hành động Hiroshima” của Thủ tướng Kishida và nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với nghị quyết “Các bước xây dựng lộ trình chung hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân” của Nhật Bản được thông qua tại Ủy ban Một của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 27 tháng 10 năm 2023. Thủ tướng Kishida đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam.

48. Hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp chặt chẽ hướng tới thành công của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình tham gia. Việt Nam cam kết tích cực cân nhắc tham gia Triển lãm Làm vườn Quốc tế tại Yokohama, Nhật Bản năm 2027.

49. Hai nhà lãnh đạo đồng ý thúc đẩy hơn nữa thương mại tự do và khẳng định sự cần thiết phải phối hợp với các bên liên quan để bảo đảm việc thực thi đầy đủ, hiệu quả và minh bạch các hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định CPTPP và RCEP. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng các thành viên khác duy trì tuân thủ các tiêu chuẩn cao của CPTPP, bảo đảm mang lại lợi ích quan trọng không chỉ cho hai nước mà còn đối với ổn định và thịnh vượng của khu vực và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh tiến triển đến nay của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) nhằm mang lại những lợi ích cụ thể cho người dân, nền kinh tế và doanh nghiệp của hai nước và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

50. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác tích cực giữa hai nước trong các lĩnh vực như các mục tiêu phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng trưởng xanh, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, và kinh tế tuần hoàn, bao gồm thông qua Chương trình Chiến lược vì Khí hậu và Môi trường ASEAN (SPACE) – vốn đã được ASEAN hoan nghênh. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh tiến triển trong quá trình triển khai các thỏa thuận và cam kết toàn cầu giữa hai nước về phát triển bền vững, trong đó có Chương trình Nghị sự 2030 vì Phát triển Bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Khung Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai Sendai giai đoạn 2015 - 2030.

51. Thủ tướng Kishida khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc thực hiện hiệu quả hai mục tiêu: phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định để trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Theo đó, Cộng đồng Phát thải bằng 0 châu Á (AZEC) và các sáng kiến liên quan như Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI) sẽ đóng góp những cách tiếp cận thực tiễn và phản ảnh đúng điều kiện thực tế ở các quốc gia châu Á, đồng thời cũng phù hợp với quan hệ Đối tác vì Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP). Thủ tướng Kishida cũng bày tỏ ý định hợp tác xây dựng chính sách và thể chế của Việt Nam thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, và đào tạo nguồn nhân lực từ Nhật Bản thông qua các khuôn khổ nêu trên. Đồng thời, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam nhằm giảm rác thải nhựa và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

52. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chân thành cảm ơn Nhà vua và Hoàng hậu, Thủ tướng Kishida và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Chủ tịch nước, Phu nhân và Đoàn đại biểu Việt Nam sự tiếp đón trọng thị và nồng nhiệt.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Thủ tướng Kishida thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp và Thủ tướng Kishida đã bày tỏ cảm ơn lời mời này.

P.V

False
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản Tin tức; Tin tức quốc tếTinH.TChủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản /SiteAssets/ttxvn-2511-chu-tich-nuoc-len-duong-2803.jpg
26/11/2023 7:00 SANoĐã ban hành
Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, ngày 26/11, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11.
 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị Người đứng đầu Nhà nước và là chuyến thăm Nhật Bản thứ tư của các Chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tháp tùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân Phan Thị Thanh Tâm có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến; Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ; Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh; Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu.

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Nhật Bản cũng là năm đánh dấu chín năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương thành Đối tác Chiến lược sâu rộng./.

Theo TTXVN
False
Nguy cơ “bẫy địa - chính trị” ở khu vực Đông Nam Á và hàm ý đối với Việt NamTin tức quốc tế; Tin tứcBài viếtTCCSNguy cơ “bẫy địa - chính trị” ở khu vực Đông Nam Á và hàm ý đối với Việt Nam/SiteAssets/Bay-chinh-tri-23-1.jpg
22/11/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc hội đàm tại San Francisco (Mỹ), ngày 15/11/2023. (Nguồn: Getty Images)

"ĐỊA - CHÍNH TRỊ" VÀ "BẪY ĐỊA - CHÍNH TRỊ"

Khái niệm “địa - chính trị” phản ánh sự phân tích các ảnh hưởng địa lý đối với các mối quan hệ quyền lực trong quan hệ quốc tế. Những triết lý về tác động chính trị của địa lý đã xuất hiện trong tư tưởng chính trị phương Tây sớm nhất từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cuộc tranh luận phần lớn tập trung vào tác động đối với chính trị thế giới của các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong đó, nổi lên như An-phrét Thay-ơ Ma-han (Alfred Thayer Mahan, Mỹ) với “thuyết sức mạnh biển”, Hâu-pho Mác-kin-đơ (Halford Mackinder, Anh) với “thuyết sức mạnh trên đất liền”... Năm 1897, nhà địa lý người Đức Phri-đơ-rích Rát-deo (Friedrich Ratzel) cho rằng địa - chính trị bắt nguồn từ địa lý chính trị với “thuyết tổ chức nhà nước” của ông và lý thuyết “không gian sinh tồn” được đưa ra sau đó. Đến năm 1899, Ru-đôn-phơ Ca-dơ-lân (Rudolf Kjellén) đã mô tả địa - chính trị là “lý thuyết về quốc gia như một thực thể hoặc hiện tượng địa lý trong không gian”(1). Ở Đức, A. Hít-le trong thời kỳ Đế chế thứ ba đã sử dụng lý thuyết về “không gian sinh tồn” làm cơ sở để phát động Chiến tranh thế giới thứ hai. Đối với C. Hau-sô-phơ, cha đẻ của địa - chính trị Đức, “địa - chính trị là khoa học quốc gia mới về quốc gia,... một học thuyết về tính quyết định không gian của tất cả quá trình chính trị, dựa trên nền tảng rộng lớn của địa lý, đặc biệt là địa lý chính trị”(2). Gioóc-phrây Pác-cơ (Geoffrey Parker) cho rằng, địa - chính trị là “nghiên cứu về quan hệ quốc tế từ góc độ không gian hoặc địa lý”(3), trong khi Giôn A-gơ-niu (John Agnew) định nghĩa lĩnh vực này là “kiểm tra các giả định, chỉ định và hiểu biết về địa lý tham gia quá trình hình thành chính trị thế giới”(4). Bên cạnh đó, phân tích lịch sử của T. Ma-han(5) về sự trỗi dậy của đế quốc Anh là điểm khởi đầu cho cuộc tranh luận địa - chính trị. Ông lập luận rằng, việc kiểm soát các tuyến đường biển có ý nghĩa quyết định bởi xu hướng thương mại hàng hải và tài sản thuộc địa được kiểm soát bởi một quốc gia hàng hải có vị trí tốt. Với sự ra đời của đường sắt, H. Mác-kin-đơ(6) cho rằng sức mạnh trên đất liền sẽ lấn át sức mạnh trên biển. Thông qua lý thuyết “vùng trung tâm” của mình, vốn tập trung vào các khu vực nội địa rộng lớn của Á - Âu có thể tiếp cận bằng đường sắt, H. Mác-kin-đơ lập luận bất kỳ quốc gia nào có thể kiểm soát vùng trung tâm sẽ kiểm soát chính trị thế giới và do đó gây ra mối đe dọa cho một đế chế trên toàn thế giới. Ngược lại, theo N. Xpai-cơ-men(7), khu vực “ngoại vi” (rimland) của Á - Âu, trải dài theo hình lưỡi liềm từ châu Âu đến Đông Á, có xu hướng thống nhất trong tay một quốc gia và quốc gia kiểm soát nó sẽ có khả năng thống trị thế giới. Sự phổ biến của lý thuyết địa - chính trị đã giảm sau Chiến tranh thế giới thứ hai do sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã làm giảm tầm quan trọng của các yếu tố địa lý trong cán cân quyền lực chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, địa - chính trị tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị quốc tế, làm cơ sở cho chiến lược ngăn chặn (chủ yếu là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản) của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, được phát triển bởi Gioóc-giơ Ken-nân (George Kennan)(8) như một chiến lược địa - chính trị nhằm hạn chế sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Liên Xô. Các nhà địa lý chính trị cũng bắt đầu mở rộng khái niệm địa - chính trị, bao gồm các yếu tố kinh tế cũng như quân sự. Trong thời kỳ đương đại, địa - chính trị thường tập trung vào các quan niệm cụ thể về quyền lực góp phần vào sự ổn định của quốc gia và hệ thống quốc tế(9). Địa - chính trị hiện đại đã phát triển qua năm giai đoạn: cuộc chạy đua giành quyền bá chủ của đế quốc, địa - chính trị Đức, địa - chính trị Mỹ, Chiến tranh lạnh - lấy quốc gia làm trung tâm so với địa lý phổ quát và thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Cho đến nay, quan niệm về địa - chính trị còn nhiều tranh cãi và có nhiều trường phái khác nhau. Theo Giáo sư kinh tế Giép-phrây Đa-vít Sác (Jeffrey D. Sachs) của Đại học Cô-lôm-bi-a (Mỹ)(10), hiện nay có ít nhất năm lý thuyết chính về địa - chính trị. Ba lý thuyết đầu tiên là các biến thể của Lý thuyết ổn định bá quyền. Lý thuyết thứ tư là trường phái của chủ nghĩa hiện thực quốc tế. Lý thuyết thứ năm về chủ nghĩa đa phương dựa trên tầm quan trọng ưu việt của hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách. Do đó, nghiên cứu về lý thuyết địa - chính trị được xem là “mê cung” đối với giới học thuật. Tuy nhiên, có hai cách hiểu cơ bản về khái niệm “địa - chính trị”: 1) Địa - chính trị cổ điển, trường phái này tập trung vào mối quan hệ qua lại giữa lợi ích lãnh thổ và quyền lực của nhà nước và môi trường địa lý. Các học giả và chính trị gia thường cho rằng địa lý là cố định và mang tính quyết định, định hình mạnh mẽ các lựa chọn chính trị của các nhà lãnh đạo; 2) Địa - chính trị phê phán, có xu hướng tập trung nhiều hơn vào vai trò của diễn ngôn và ý thức hệ. Vì vậy, thay vì khái niệm hóa địa lý là bất định, địa lý được coi là linh hoạt hơn và có thể được giải thích. Nếu địa - chính trị cổ điển tập trung vào lãnh thổ, tài nguyên và vị trí, thì các cách tiếp cận phê phán lại tập trung vào cách thức tương tác giữa con người và vật chất tạo ra “địa - chính trị”.

Mặc dù chưa có sự thống nhất khái niệm về địa - chính trị, song có thể khái quát: địa - chính trị là cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát các “thực thể địa lý” với quy mô toàn cầu, và việc sử dụng các thực thể địa lý đó vì lợi ích chính trị. Có thể thấy, địa - chính trị là cách thức mà quyền lực chính trị được liên kết với không gian địa lý. Nhưng ngày nay, địa - chính trị thường được sử dụng rộng rãi để chỉ chính trị quốc tế và thậm chí là các khía cạnh của chính trị trong nước, đặc biệt khi chính sách tác động đến quan hệ giữa các quốc gia.

Khái niệm “bẫy địa - chính trị” là thuật ngữ phát triển từ khái niệm địa - chính trị và thiên về yếu tố nguy cơ của địa - chính trị, do các quốc gia tạo ra có chủ đích (chủ yếu là các nước lớn) trong các vấn đề chính trị quốc tế. Cho đến nay, trong giới học thuật chưa có định nghĩa cụ thể nào về “bẫy địa - chính trị”. Tuy nhiên, có thể hiểu “bẫy địa - chính trị” là khi một quốc gia rơi vào “nguy cơ” hay “rủi ro” địa - chính trị dẫn đến phải trả giá cho nguy cơ đó, thậm chí quốc gia đó có thể rơi vào xung đột và cao nhất là chiến tranh. Một số trường hợp bẫy địa - chính trị hiện nay trên thế giới có thể kể đến, như cuộc xung đột Nga - U-crai-na, khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, căng thẳng chính trị hai bờ eo biển Đài Loan (Trung Quốc)(11).

Gần với khái niệm “bẫy địa - chính trị” là khái niệm về nguy cơ hay rủi ro địa - chính trị. Rủi ro địa - chính trị được hiểu là những nguy cơ tiềm ẩn về chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội có thể xuất hiện khi một quốc gia tham gia vào các hoạt động, hợp tác quốc tế. Thông thường, chúng xuất hiện bất cứ khi nào có sự thay đổi lớn về quyền lực, xung đột hoặc khủng hoảng. Những rủi ro này có thể có tác động mạnh mẽ đến chính quốc gia đó và thế giới. Có nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra rủi ro địa - chính trị, chẳng hạn như sự bất ổn về kinh tế, quan hệ chính trị đối ngoại hay sức mạnh quân sự của quốc gia đó. Trong những năm gần đây, tiến trình toàn cầu hóa góp phần làm trầm trọng thêm những rủi ro này thông qua gia tăng tính liên kết của các nền kinh tế - xã hội trên thế giới. Hậu quả tiềm ẩn của rủi ro địa - chính trị có thể là tích cực hoặc tiêu cực, một mặt, rủi ro có khả năng gây ra sự bất ổn về kinh tế và chính trị, từ đó có thể dẫn đến bạo lực và xung đột; mặt khác, có thể thúc đẩy đổi mới và sáng tạo khi các quốc gia nỗ lực giảm thiểu rủi ro. Rủi ro địa - chính trị thường khó dự đoán theo cách này vì nó phụ thuộc vào cách thức mà các quốc gia phản ứng.

NGUY CƠ "BẪY ĐỊA - CHÍNH TRỊ" Ở ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Nhìn tổng thể, nguy cơ về rủi ro địa - chính trị ngày càng hiện hữu ở khu vực Đông Nam Á khi cạnh tranh địa - chính trị ngày càng gia tăng giữa các nước lớn. Đông Nam Á nói chung là một trong những khu vực nhạy cảm về địa - chính trị, là “vùng trũng” an ninh của thế giới, do đó các nước trong khu vực phải đối diện với các nguy cơ an ninh và mâu thuẫn chính trị - an ninh ngày càng lớn. Việc các nước lớn gia tăng tranh giành ảnh hưởng địa - chính trị sẽ tạo sức ép đối với các quốc gia trong khu vực và nguy cơ các nước trở thành đối tượng của “chiến tranh ủy nhiệm” là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi một quốc gia trở thành công cụ địa - chính trị trong chiến lược cạnh tranh của các nước lớn thì rõ ràng quốc gia đó sẽ rơi vào “bẫy địa - chính trị”, nhất là khi các nước lớn sử dụng chiến lược kiềm chế, ngăn chặn, hoặc gia tăng sức ép buộc các nước nhỏ trong khu vực phải liên kết với bên thứ ba nhằm chống lại sức ép đó. Chính vì vậy, việc tránh nguy cơ “bẫy địa - chính trị” là vấn đề quan trọng nhằm duy trì không gian sinh tồn và phát triển đối với các quốc gia Đông Nam Á.

Từ kinh nghiệm lịch sử, các nước Đông Nam Á luôn phải đề phòng trước sự can dự hoặc cạnh tranh của các cường quốc bên ngoài. ASEAN phải lường trước những kịch bản xấu nhất, đó là buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn hoặc sự thống trị của các nước lớn với cái giá phải trả là lợi ích của ASEAN(12). Khi ASEAN được thành lập vào năm 1967, khu vực này đã phải đối mặt với một loạt thách thức rất khác so với hiện nay bởi Đông Nam Á một lần nữa nổi lên như một địa bàn trọng điểm trong cạnh tranh địa - chính trị giữa các cường quốc. Khoảng cách địa lý gần gũi với Trung Quốc đã khiến Đông Nam Á trở thành mục tiêu tự nhiên cho những nỗ lực của nước này nhằm mở rộng lợi ích địa - chính trị của mình, bao gồm cả việc khẳng định các yêu sách lãnh thổ với việc gia tăng sức mạnh quân sự ở Biển Đông và bảo vệ Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI)(13).  Trong khi đó, Mỹ tiếp tục duy trì hệ thống đồng minh theo mô hình “trục và nan hoa” ở châu Á - Thái Bình Dương, mà hiện tại là “trục và nan hoa +” (mạng lưới đồng minh và đối tác).

Không chỉ vậy, ASEAN đang phải đối mặt với nguy cơ về sự thiếu đoàn kết nội bộ. Nếu không có sự cải tổ, các quốc gia thành viên của khối có thể trở thành tâm điểm trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Khi căng thẳng giữa các nước lớn gia tăng, ASEAN chịu sức ép từ cả hai bên, cũng như bị chi phối bởi các lợi ích, phải chọn bên và đánh mất vai trò trung tâm trong khu vực(14). Nếu mâu thuẫn địa - chính trị giữa các nước lớn vượt tầm kiểm soát thì có thể đẩy khu vực Đông Nam Á vào “bẫy địa - chính trị”. Kịch bản “Chiến tranh lạnh mới” giả định rằng, khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ xấu đi, cuộc xung đột kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ có thể tạo ra một thế giới bị phân cực tương tự như Chiến tranh lạnh. Một thế giới như vậy sẽ khiến nhiều quốc gia nằm giữa các phạm vi ảnh hưởng và có thể dẫn đến các xung đột ủy nhiệm hay còn gọi là chiến tranh ủy nhiệm(15).

Điều đáng lo ngại nhất của các quốc gia Đông Nam Á hiện nay đối với cục diện địa - chính trị khu vực theo như đánh giá của Thủ tướng Ma-lai-xi-a Ma-ha-thia Mô-ha-mét năm 2019, đó là về xung đột quân sự có thể phát sinh từ những nỗ lực của Mỹ nhằm triển khai sức mạnh hải quân ở Biển Đông nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc(16). Theo học giả Pi-tơ T.C. Chang, Đông Nam Á coi Trung Quốc là một thách thức, nhưng không phải là mối đe dọa hiện hữu như Mỹ nhìn nhận về Trung Quốc. Những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc có nguy cơ lôi kéo thế giới vào chiến tranh(17). Theo đó, việc gây áp lực buộc các nước Đông Nam Á lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tạo nguy cơ làm suy giảm vai trò của Mỹ tại khu vực, bởi phần lớn các quốc gia Đông Nam Á coi cạnh tranh nước lớn là nhân tố gây bất ổn đối với cục diện chính trị khu vực. Các nhà lãnh đạo trong khu vực dường như đều không muốn bị buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Năm 2019, Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long đã cảnh báo cả Trung Quốc và Mỹ không nên cố chia rẽ Đông Nam Á hoặc gây áp lực cho các nhà lãnh đạo của khu vực này. Ông nhấn mạnh, các sáng kiến hợp tác khu vực có thể củng cố các thỏa thuận hợp tác hiện có lấy ASEAN làm trung tâm. Những sáng kiến này không được “tạo ra các khối đối thủ, khoét sâu thêm các đường đứt gãy hoặc buộc các nước phải đứng về bên nào”(18). Tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), trước thềm Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ (tháng 5/2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, “trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc”(19). Ngày 14/7/2023, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Giô-cô Uy-đô-đô nhấn mạnh rằng, ASEAN sẽ không trở thành “đấu trường cạnh tranh” hay lực lượng ủy nhiệm cho bất kỳ quốc gia nào, đồng thời kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế một cách nhất quán(20).

Bay-chinh-tri-23-2.jpg

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo các nước ASEAN dự lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 43 tại Jakarta (indonesia), ngày 5/9/2023. (Nguồn: chinhphu.vn)

Vậy, ASEAN và các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, làm thế nào để tránh nguy cơ rơi vào “bẫy địa - chính trị”? Mục tiêu của các quốc gia ASEAN cần duy trì đó là thúc đẩy một khu vực vì sự hợp tác chứ không phải là khu vực của cạnh tranh giữa các nước lớn. ASEAN cần vận dụng kinh nghiệm trong việc ứng phó với các nước lớn, phải cùng nhau hành động để bảo đảm khu vực sẽ được hưởng lợi từ cả Mỹ và Trung Quốc. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ các nước trong khu vực đối diện với “bẫy địa - chính trị”.

Ngoài ra, ASEAN cần nỗ lực duy trì chính sách cân bằng hoặc chính sách phòng ngừa rủi ro, đồng thời thực hiện phương châm “không chọn bên” trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng củng cố vai trò trung tâm của mình, các nước ASEAN không chỉ tập trung vào Mỹ và Trung Quốc, mà còn cả các quốc gia tầm trung. Điều này được xem là yếu tố then chốt để ASEAN cũng như các quốc gia thành viên không bị cuốn vào vòng xoáy chiến lược của các nước lớn. Trung lập và không liên kết là con đường phía trước của khối(21).

Cạnh tranh địa - chính trị gay gắt giữa các nước lớn hiện nay làm gia tăng nguy cơ với các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, rơi vào “bẫy địa chính trị”.

Thứ nhất, rủi ro địa - chính trị sẽ khó tránh khỏi nếu các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc “lựa chọn” Đông Nam Á trở thành nơi cọ xát địa - chính trị và các bên đều không ngừng tiến hành các hành động cứng rắn tại khu vực, trong đó có Biển Đông; đồng thời, các bên có thể có những tính toán sai lầm và rơi vào “bẫy Thucydides”(22). Điều đó sẽ khiến Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á có thể sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan về mặt an ninh, nguy cơ làm suy giảm, thậm chí mất đi sự tự chủ về mặt chiến lược. Do đó, việc buộc phải “chọn bên” trong đối đầu giữa các nước lớn, hoặc là nơi ủy nhiệm cho một bên nào đó (như cách nói của Tổng thống In-đô-nê-xi-a Gi. Uy-đô-đô) là điều đặc biệt nghiêm trọng đối với các nước trong khu vực.

Thứ hai, cạnh tranh địa - chính trị giữa các nước lớn ở trạng thái nguy hiểm khi các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng các hành động cạnh tranh theo mô hình “trò chơi có tổng bằng không”, mà thiếu vắng yếu tố hợp tác tại khu vực. Điều này sẽ đặt các nước nhỏ trong khu vực rơi vào “hiểm cảnh” hay thế tiến thoái lưỡng nan. Do vậy, nỗ lực chống chính trị cường quyền và ý định của các nước lớn muốn sử dụng khu vực Đông Nam Á thành địa bàn cạnh tranh địa chiến lược, đồng thời gia tăng yếu tố đối thoại và hợp tác giữa các nước tại khu vực; chủ động và tích cực trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế và nâng cao chính nghĩa, thúc đẩy thượng tôn luật pháp quốc tế chính là yếu tố then chốt để các nước trong khu vực bảo vệ quốc gia trước rủi ro ngày càng gia tăng của cạnh tranh địa - chính trị giữa các cường quốc hiện nay.

Trong bối cảnh cạnh tranh địa - chính trị phức tạp hiện nay, để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, tránh rơi vào thế kẹt trong quan hệ giữa các nước lớn, Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”; coi ASEAN là một trong những yếu tố có tính “nền tảng” trong chính sách đối ngoại và tích cực ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN - phương cách bảo đảm tương lai phát triển của khối, cũng như củng cố vai trò, vị trí và tiếng nói của các quốc gia thành viên; đề cao chủ nghĩa đa phương, tiếp tục gia tăng hợp tác với các quốc gia tầm trung, như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a,...; đẩy mạnh “tự chủ chiến lược”, gia tăng “sức đề kháng” trong bối cảnh cạnh tranh địa - chính trị ngày càng phức tạp, khó dự báo như hiện nay.

Tóm lại, hiện nay cạnh tranh địa - chính trị ngày càng phức tạp, khó dự báo, rủi ro địa - chính trị ngày càng gia tăng và “bẫy địa - chính trị” ngày một rõ nét, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, khiến ASEAN và các nước thành viên dễ lâm vào tình thế buộc phải chọn bên khi căng thẳng Mỹ - Trung Quốc gia tăng và vượt tầm kiểm soát. Trước bối cảnh đó, việc kiên trì thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như chính sách trung lập trong quan hệ quốc tế có thể giúp các quốc gia trong khu vực tránh bị cuốn vào xung đột địa - chính trị quốc tế hiện nay./.

PGS. TS. DƯƠNG VĂN HUY
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

_________________________

(1) Rudolf Kjellén: Staten som Lifsform (Tạm dịch: Nhà nước như một hình thức của cuộc sống), Leipzig: Hirzel, 1917, tr. 34 - 35, 203, dẫn theo Hans Weigert: Generals and Geographers (Tạm dịch: Các vị tướng và các nhà địa lý), New York: Oxford University Press, 1942, tr.106-109.

(2) Richard Hennig: Geopolitik: Die Lehre vom Staat als Lebewesen (Tạm dịch: Địa - chính trị: Nghiên cứu về nhà nước như một thực thể sống), Leipzig: Hirzel, 1931, tr.9, dẫn theo Andrew Gyorgy: Geopolitics (Tạm dịch: Địa chính trị), Berkeley: University of California Press, 1944, tr.183.

(3) Geoffrey Parker: Geopolitics: Past, Present and Future (Tạm dịch: Địa - chính trị: Quá khứ, hiện tại và tương lai), London: Pinter, 1998, tr.5.

(4) John Agnew: Western Geopolitical Thought in the Twentieth Century (Tạm dịch: Tư tưởng địa - chính trị phương Tây trong thế kỷ XX), New York: St. Martin’s, 1985, tr.2.

(5) Xem thêm: Mahan, Alfred Thayer: The Influence of Seapower on History (Tạm dich: Ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với lịch sử), Gutenberg. Org, 1890; Mahan, A. T.: Sea Power in its Relations to the War of 1812 (Tạm dịch: Quyền lực biển trong mối quan hệ với cuộc chiến tranh năm 1812), Vol. 1, Boston: Little, Brown, 1905.

(6) Xem thêm: Dodds, K., & Sidaway, J. D. : Halford Mackinder and the “Geographical Pivot of History”: A Centennial Retrospective (Tạm dịch: Halford Mackinder và “Xoay trục địa lý của lịch sử”: Nhìn lại một trăm năm), The Geographical Journal, 170 (4), 2004, tr.292-297.

(7) Xem thêm: E. Kasperson, Julian V. Minghi (eds.): The Structure of Political Geography (Tạm dịch: Cấu trúc của địa - chính trị), Routledge, 2011.

(8) Sempa, F. P.: George F. Kennan and the geopolitics of containment (Tạm dịch: George F. Kennan và địa - chính trị về sự kiềm chế), Competition Forum, Vol. 16, No. 1, 2018, tr.179-183; Lambert, A.: Post-Cold war NATO enlargement and the geopolitical instrumentalization of ‘Liberal Peace’: Lessons from George Kennan (Tạm dịch: Sự mở rộng của NATO thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh và công cụ hóa địa - chính trị của “Hòa bình Tự do”: Bài học từ George Kennan), Geopolitics and International Relations, 2021, tr.221-243.

(9) Ramsha Tariq and Aiysha Safdar Ali: Analysing the Credibility of Meta - Geopolitical Framework: Implications of Kindleberger on China (Post - BRI) (Tạm dịch: Phân tích độ tin cậy của khuôn khổ siêu địa - chính trị: Hàm ý của Kindleberger đối với Trung Quốc (Hậu BRI)), Margalla Papers, Issue-II, 2022, tr.72-86.

(10) Jeffrey D. Sachs: The New Geopolitics (Tạm dịch: Địa - chính trị mới), Horizons, No. 22, 2023, tr.10-21.

(11) Mehmet Akif Uslu: The three geopolitical traps set by the US (Tạm dịch: Ba cái bẫy địa - chính trị do Mỹ giăng ra), https://www.dailysabah.com/opinion/op-ed/the-three-geopolitical-traps-set-by-the-us.

(12) Yasuyuki Ishida: Japan - India Relations and ASEAN Centrality in the Indo - Pacific (Tạm dịch:  Tam giác Ấn Độ - Nhật Bản - ASEAN: Sự xuất hiện của một trục Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể xảy ra) , Tlđd, tr.41.

(13) (16) Kelly Olsen: The US - China rivalry could become dangerous, Asian leaders and experts warn (Tạm dịch: Các nhà lãnh đạo và chuyên gia châu Á cảnh báo: Đối đầu Mỹ - Trung Quốc có thể trở nên nguy hiểm), https://www.cnbc.com/2019/05/31/us-china-rivalry-may-become-dangerous-asian-leaders-and-experts-warn.html.

(14) Thitinan Pongsudhirak: Geopolitical upheavals divide Southeast Asia”(Tạm dịch: Biến động địa - chính trị chia rẽ Đông Nam Á), https://www.gisreportsonline.com/r/southeast-asia-divides-upheaval/.

(15) Bohl, D., Hanna, T., Mapes, B. R., Moyer, J. D., Narayan, K., & Wasif, K.: Understanding and forecasting geopolitical risk and benefits (Tạm dịch: Hiểu và dự báo rủi ro địa - chính trị và lợi ích), SSRN, 2017, tr.66.

(17) Peter T. C. Chang: Asean wants no part in US - China rivalry or an unjust war over Taiwan (Tạm dịch: ASEAN không muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc hay một cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với Đài Loan (Trung Quốc), https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3213646/asean-wants-no-part-us-china-rivalry-or-unjust-war-over-taiwan.

(18) Gregg A. Brazinsky: U.S. - China Rivalry: The Dangers of Compelling Countries to Take Sides (Tạm dịch: Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc: Sự nguy hiểm của việc buộc các nước phải chọn bên), https://www.usip.org/publications/2023/03/us-china-rivalry-dangers-compelling-countries-take-sides.

(19) Thủ tướng: Những lựa chọn của Việt Nam trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược, https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-nhung-lua-chon-cua-viet-nam-trong-mot-the-gioi-day-bien-dong-canh-tranh-chien-luoc-20220512064541363.htm.

(20) Hữu Chiến, Đào Trang: AMM-56: ASEAN cam kết tiếp tục tăng cường đoàn kết và thống nhất, https://www.vietnamplus.vn/amm56-asean-cam-ket-tiep-tuc-tang-cuong-doan-ket-va-thong-nhat/874979.vnp.

(21) Neutrality and Non-alignment Are the Way Forward For ASEAN (Tạm dịch: Trung lập và không liên kết là con đường phía trước cho ASEAN), https://thediplomat.com/2023/02/neutrality-and-non-alignment-are-the-way-forward-for-asean/.

(22) “Bẫy Thucydides” được hiểu là cái kết của một cường quốc đang thống trị và một cường quốc đang trỗi dậy muốn thay đổi trung tâm quyền lực của nhau được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh. Lý thuyết này xuất hiện từ thời kỳ chiến tranh giữa Nhà nước Sparta và Athens của Hy Lạp và hai cuộc chiến tranh thế giới, song không phải tất cả (ví dụ như giữa Mỹ thay thế Anh...). Xem thêm: Graham Allison: Định mệnh chiến tranh - Liệu Mỹ và Trung Quốc có tránh được bẫy Thucydides, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2020.

Nguồn: TC Cộng sản
False
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ ứng phó với biến đổi khí hậu Tin tức quốc tế; Tin tứcTinH.TTăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ ứng phó với biến đổi khí hậu /SiteAssets/Chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-tiep-dac-phai-vien-tong-thong-my-ve-khi-hau-2.jpg
17/11/2023 7:00 SANoĐã ban hành
(TUAG)- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đặc phái viên John Kerry nhằm nâng cao nhận thức và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; khẳng định Việt Nam mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực này.

Sáng 16/11 (theo giờ địa phương), tại San Francisco, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về Khí hậu John Kerry nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023.

Tại buổi tiếp, Đặc phái viên John Kerry chân thành cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của Việt Nam đối với Tổng thống Joe Biden và đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, cho rằng chuyến thăm với những kết quả cụ thể cùng việc nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đánh dấu chương mới trong quan hệ hai nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry. Ảnh: TTXVN 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao việc hai bên đang tích cực triển khai các thoả thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, phát triển quan hệ ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu và ổn định. Chủ tịch nước hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Đặc phái viên John Kerry thời gian qua quan tâm thúc đẩy như ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đặc phái viên John Kerry nhằm nâng cao nhận thức và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực này, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, đáp ứng lợi ích và quan tâm của nhân dân hai nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh chuyển đổi năng lượng cần phải đảm bảo nguyên tắc công bằng. Việt Nam đang tiếp tục triển khai các biện pháp tổng thể và quyết liệt để thúc đẩy tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc thông qua Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam với trọng tâm là sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Chủ tịch nước hoan nghênh các khuyến nghị của Đặc phái viên Kerry, mong muốn phía Hoa Kỳ tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa trong triển khai các dự án hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, tối đa hóa tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry. Ảnh: TTXVN  

Đặc phái viên John Kerry cảm ơn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dành thời gian tiếp đoàn, khẳng định Hoa Kỳ nhất quán coi trọng quan hệ với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động và thực chất tại khu vực. Ông John Kerry khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm, quản lý bền vững tài nguyên, hỗ trợ khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có theo cách thân thiện với môi trường và với chi phí hợp lý nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu nhập khẩu; hỗ trợ nâng cao nâng lực quản lý trong lĩnh vực môi trường, phù hợp với Việt Nam.

Ông Kerry đánh giá cao việc ngay sau khi thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), Việt Nam đang khẩn trương trao đổi với các đối tác quốc tế để sớm hoàn tất Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) triển khai thực hiện nội dung Tuyên bố trong giai đoạn ít nhất từ 3 đến 5 năm tiếp theo. Ông Kerry cũng nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng triển khai hợp tác cấp cao với Việt Nam để thúc đẩy Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đạt những kết quả tích cực.

Đặc phái viên John Kerry khẳng định, với tư cách là người bạn lâu năm của Việt Nam, ông sẽ tiếp tục ủng hộ hỗ trợ tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Đồng bằng sông Cửu Long./.

Theo TTXVN
False
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa KỳTin tức; Tin tức quốc tếTinP.HChủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ/SiteAssets/Chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-bat-dau-tham-du-tuan-le-cap-cao-apec-2023-tai-hoa-ky-5.jpg
16/11/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, sáng 15/11 (theo giờ địa phương), tại TP. San Francisco, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự buổi trao đổi chính sách tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ (CFR).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ- Ảnh 1.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến phát biểu và trao đổi chính sách tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ - Ảnh: TTXVN

CFR là tổ chức tham vấn, nghiên cứu độc lập về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ với sự góp mặt của nhiều cựu chính trị gia, nhà nghiên cứu tên tuổi tham gia phân tích sâu về các vấn đề quốc tế và tham vấn chính sách đối ngoại.

Sự kiện có sự tham dự ông Michael Froman, Chủ tịch CRF và nhiều chuyên gia, học giả, cùng một số cơ quan báo chí tại Hoa Kỳ. Cuộc trao đổi được điều hành bởi ông Scott Marciel, một diễn giả uy tín, nghiên cứu viên Oksenberg-Rohlen tại Viện Nghiên cứu quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford, từng đảm trách nhiều chức vụ trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, phụ trách khu vực Đông Nam Á, từng là nhà ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên làm việc tại Hà Nội sau chiến tranh.

Phát biểu đề dẫn, Chủ tịch CFR Michael Froman nhấn mạnh đến sự phát triển ấn tượng của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vai trò ngày càng lớn của hợp tác kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ khi thương mại hàng hóa song phương tăng lên 139 tỷ USD - gấp hơn 300 lần so với năm 1995. Năm ngoái, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ. 

Đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực, ông Michael Froman cho rằng, các sáng kiến kinh tế trong khu vực cũng được tăng cường nhờ sự tham gia của Việt Nam. Điều này có được là có phần nhờ vào cơ chế chính sách đặc biệt của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hiệu quả của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đề cập đến việc hai nước nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện; đồng thời tăng cường hợp tác phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, khoa học và công nghệ, chống biến đổi khí hậu, giao lưu nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, ông Michael Froman cho rằng đây là những tín hiệu mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ song phương.

Phát biểu trước các học giả Hoa Kỳ, giới thiệu những nét chính về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, qua gần 40 năm Đổi mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế phát triển nhanh; hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 ở châu Á, một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có thương mại quốc tế lớn, thuộc nhóm 3 nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ASEAN trong gần 10 năm qua. Là thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã trở thành một phần trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Đồng thời, tỉ lệ hộ nghèo giảm theo chuẩn của LHQ, từ trên 50% (năm 1986) nay giảm xuống còn 4,3%. Chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường. Cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng nguồn nhân lực được đẩy mạnh. Cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong quá trình đổi mới, nhân dân được đặt ở vị trí trung tâm, là cội nguồn sức mạnh, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ này, Việt Nam tập trung phát triển nhanh và bền vững, trên cơ sở ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Trong quá trình ấy, người dân với tất cả quyền con người, quyền công dân là trung tâm của các chính sách và hoạch định tương lai, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ- Ảnh 2.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, qua gần 40 năm Đổi mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: “Từ truyền thống và triết lý của dân tộc mình, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới, Việt Nam xác định và nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cùng với đó, chúng tôi thực hiện đường lối quốc phòng "bốn không" là: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

Việt Nam ủng hộ việc củng cố, nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương, đa phương và tăng cường phối hợp quốc tế để làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa, chấm dứt xung đột; để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và cứu trợ nhân đạo quốc tế...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc lại sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, năm tháng sau ngày Việt Nam độc lập (16/02/946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Truman bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do những điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử, mong muốn ấy đã phải trải qua nhiều thác ghềnh, thử thách.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp như ngày nay; từ cựu thù trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện. Đây thực sự là hình mẫu trong lịch sử quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh. Kết quả này là do sự nỗ lực cùng nhau vượt qua những thử thách, thăng trầm lịch sử của nhiều thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: “Phương châm của Việt Nam trong quan hệ Hoa Kỳ là 'gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai'. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tin cậy nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng. Lãnh đạo Hoa Kỳ đã khẳng định ủng hộ một nước Việt Nam 'mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng'. Chúng tôi xác định Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ- Ảnh 3.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam mong muốn Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ được thực hiện một cách đầy đủ - Ảnh: TTXVN

Trao đổi với các học giả CFR, trả lời câu hỏi của ông Scott Marciel về thỏa thuận tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong phát triển sản xuất chất bán dẫn, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam mong muốn Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ được thực hiện một cách đầy đủ, trong đó có vấn đề hợp tác sản xuất chất bán dẫn, chíp và lĩnh vực công nghệ cao. 

Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ cần quan tâm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Và việc này cần thực hiện bằng quyết sách chính trị; không nên theo quy định một cách cứng nhắc. Cùng với đó, Hoa Kỳ cần sớm tháo gỡ việc xếp hạng Việt Nam trong nhóm nước hạn chế hỗ trợ hợp tác về chíp, chất bán dẫn. Việt Nam cũng mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao về vấn đề này. Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng vì trong chuyến công tác Hoa Kỳ lần này có các thỏa thuận hợp tác của các trường đại học Hoa Kỳ hỗ trợ đào tạo sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trả lời câu hỏi của một phóng viên về vấn đề vai trò của người Mỹ gốc Việt trong tiến trình thúc đẩy hợp tác hai nước, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có người Việt Nam ở Hoa Kỳ, là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Trong thành tựu đổi mới 40 năm vừa qua, đất nước Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong đó có đóng góp của Việt kiều tại Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam tại các nước khác trên thế giới. 

Chủ tịch nước mong muốn người Việt Nam tại Hoa Kỳ hòa nhập tốt vào cộng đồng sở tại; ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đời sống kinh tế-xã hội của Hoa Kỳ. Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt đầu tư tại Việt Nam. Chủ tịch nước hoan nghênh và mong muốn người Việt tại Hoa Kỳ thường xuyên về Việt Nam để chứng kiến thực tiễn và những đổi thay của đất nước, chia sẻ hơn với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam hiện nay. “Trăm nghe không bằng một thấy”, người Việt ở Hoa Kỳ về Việt Nam chắc chắn sẽ vui mừng trước những thay đổi của đất nước thời gian qua, Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ- Ảnh 4.

Các thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ - Ảnh: TTXVN

Trả lời câu hỏi của một học giả về sự phát triển của thương hiệu xe hơi VinFast, Chủ tịch nước cho biết trong công nghệ sản xuất ô tô, Việt Nam là nước đi sau. Đến nay tỉ lệ sản xuất, xuất khẩu xe hơi trong thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài chưa nhiều. Nhưng Việt Nam thúc đẩy sản xuất công nghệ xanh, sạch trong sản xuất xe hơi. Do đó, xe điện VinFast là một cố gắng của doanh nghiệp Việt Nam trong triển khai định hướng sản xuất công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Liên quan đến câu hỏi về vấn đề những khó khăn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nỗ lực, chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà Việt Nam cần có sự ủng hộ, giúp đỡ về quyết tâm chính trị, thông qua những hành động cụ thể của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là việc hỗ trợ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bởi đây là vấn đề liên quan đến dòng chảy sông Mekong, cần có sự chung tay của cộng đồng khu vực và quốc tế. Chủ tịch nước cũng bày tỏ cảm ơn và mong muốn Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này.

Nguồn: TTXVN

False
Nỗ lực góp phần thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ Tin tức; Tin tức quốc tếTinH.TNỗ lực góp phần thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ /SiteAssets/Chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-bat-dau-tham-du-tuan-le-cap-cao-apec-2023-tai-hoa-ky-2.jpg
15/11/2023 6:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG) - Chủ tịch nước đánh giá cao sự đóng góp các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là góp phần chuẩn bị tốt cho việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, chiều 14/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ; Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và các cơ quan đại diện Việt Nam tại San Francisco và Houston.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

Báo cáo Chủ tịch nước, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng cho biết các cơ quan đại diện Việt Nam có cơ chế phối hợp công tác đạt hiệu quả tích cực, thường xuyên tổ chức các cuộc họp cả về công tác Đảng và nhiệm vụ chuyên môn. Các cơ quan cũng đều tích cực thực hiện nhiệm vụ chung là thúc đẩy ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, bảo hộ công dân…, góp phần huy động nguồn lực phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam. Thời gian qua, mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp, mới đây nhất, hai bên đã xác lập Đối tác Chiến lược Toàn diện. Bên cạnh đó, uy tín của Việt Nam được nâng lên khi đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, qua đó, tạo thuận lợi cho các cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho biết năm 2023 là năm Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều hoạt động đối ngoại song phương sôi động, cả cấp cao và cấp bộ trưởng; do đó, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nỗ lực tham gia chuẩn bị tốt cho các hoạt động đối ngoại quan trọng này. Các cơ quan cũng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo hộ công dân. Hiện tại, Hoa Kỳ có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam đang theo học, đứng thứ 5 thế giới và đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm tới Việt Nam và hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã hiện diện tại Việt Nam.

Báo cáo về hoạt động của Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đặng Hoàng Giang cho biết toàn thể cán bộ cơ quan đều đoàn kết, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoại giao đa phương theo chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao vai trò, uy tín của Việt Nam tại các cơ chế chung của Liên hợp quốc, tham gia có trách nhiệm giải quyết các vấn đề toàn cầu trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vui mừng gặp mặt các cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa kỳ, một địa bàn quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân với các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

Nhấn mạnh đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết thời gian qua, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, tích cực và hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ tịch nước đánh giá cao sự đóng góp của ngành ngoại giao đối với thành quả to lớn đó, trong đó có các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là góp phần chuẩn bị tốt cho việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện; tham gia chuẩn bị tốt cho chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC của Chủ tịch nước và các bộ, ngành, địa phương.

Chủ tịch nước nhấn mạnh kết nối giữa doanh nghiệp và các địa phương có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiện thực hóa các cam kết, thỏa thuận cấp cao; nhận định việc Việt Nam-Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện mang lại cơ hội hợp tác rất lớn giữa hai nước cả về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học, sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, từ cam kết đến thực hiện là cả một quá trình, do đó Chủ tịch nước mong muốn Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ nỗ lực thúc đẩy để sớm cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác. Chủ tịch nước cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình này.

Với Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Chủ tịch nước đề nghị cần góp phần mở rộng quan hệ Việt Nam với các tổ chức quốc tế, tăng cường thiết lập các đối tác hợp tác, nâng cao vị thế, uy tín của quốc tế của Việt Nam. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại San Francisco và Houston tăng cường xúc tiến hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với các địa phương của Hoa Kỳ, thúc đẩy Việt kiều đầu tư về nước. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo hộ công dân; tích cực thông tin, trao đổi, chia sẻ để kiều bào Việt Nam tại Hoa Kỳ hiểu đúng, đầy đủ và chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam hiện nay; giải đáp các băn khoăn, vướng mắc của bà con./.

Theo TTXVN
False
Chủ tịch nước đến San Francisco, bắt đầu chương trình dự Tuần lễ Cấp cao APECTin tức; Tin tức quốc tếTinTTXVNChủ tịch nước đến San Francisco, bắt đầu chương trình dự Tuần lễ Cấp cao APEC/SiteAssets/Chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-bat-dau-tham-du-tuan-le-cap-cao-apec-2023-tai-hoa-ky-1.jpg
15/11/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Vào khoảng 9h sáng 14/11 (giờ địa phương, tức khoảng 0h sáng 15/11 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế San Francisco, Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joe Biden.

Lễ đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Sân bay Quốc tế San Francisco, Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN.

Đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper; đại diện Ban Tổ chức APEC 2023. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng và Phu nhân; Đại sứ Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco. 

Theo Ban Tổ chức, việc lựa chọn thành phố San Francisco làm địa điểm tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2023 phản ánh ưu tiên của Diễn đàn năm nay, đó là “Kết nối, Sáng tạo và Bao trùm”. Nằm bên bờ Thái Bình Dương, San Francisco đã trở thành “cây cầu” kinh tế văn hóa kết nối giữa Mỹ và châu Á, với một phần ba dân số là người Mỹ gốc Á. San Francisco không chỉ có tổng sản phẩm nội địa lớn (khoảng 500 tỷ USD), là khu vực kinh tế lớn thứ tư nước Mỹ, mà còn là một trung tâm kinh tế lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ước tính, giao dịch thương mại hai chiều giữa thành phố này và các nền kinh tế APEC hàng năm còn có thể lên tới 100 tỷ USD. Không chỉ có vậy, San Francisco có kết nối đa dạng và sâu sắc với APEC qua các thành phố kết nghĩa, thiết lập Tổng lãnh sự quán, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa. Đặc biệt, Vịnh San Francisco cũng chính là điểm đến, nơi đặt trụ sở của các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và là “cái nôi” của ngành công nghiệp sáng tạo, tiên phong toàn cầu.

Theo chương trình, trong khuôn khổ các sự kiện của Tuần lễ Cấp cao APEC 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ cùng các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực; đề ra những định hướng hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác. Việt Nam sẽ cùng các thành viên thúc đẩy tinh thần đối thoại, xây dựng, trách nhiệm, đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng hợp tác, cùng hành động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.

Dự kiến trong chương trình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tham dự và phát biểu dẫn đề tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp (CEO Summit); tham dự các buổi đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với đối tác, khách mời; dự Hội nghị Cấp cao Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương… Chủ tịch nước cũng sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương với các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC, Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023.

Đối với các hoạt động song phương, dự kiến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ có các buổi tiếp xúc các Nhà Lãnh đạo Hoa Kỳ; tham dự và phát biểu, trao đổi chính sách tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ (CFR); dự Bàn tròn kết nối doanh nghiệp, địa phương về công nghệ cao. Dự kiến, Chủ tịch nước cũng sẽ gặp gỡ lãnh đạo một số công ty và tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ.

Các hoạt động của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và các hoạt động song phương với Lãnh đạo Cấp cao và các đối tác Hoa Kỳ, nhất là tại bang California sẽ là những hành động cụ thể nhằm triển khai Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vừa qua, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối các địa phương./.

Quang Vũ/TTXVN
False
Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ với Campuchia Tin tức; Tin tức quốc tếTinTTXVNViệt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ với Campuchia /SiteAssets/Chutichnuocvovanthuongtiepdaituongteaseihapho-1.jpg
13/11/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Chiều 13/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đang có chuyến thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN 

Vui mừng gặp Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tin tưởng, chuyến thăm góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng, quân đội hai nước cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam-Campuchia. Chủ tịch nước chúc mừng Đại tướng Tea Seiha được Đảng, Nhà nước, Quân đội Campuchia tin tưởng, giao trọng trách; bày tỏ tin tưởng, dưới sự trị vì của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia do Samdech Techo Hun Sen đứng đầu và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ Hoàng gia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu, Nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới. 

Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dành thời gian tiếp; bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Đại tướng và đoàn sự đón tiếp nồng ấm, trọng thị trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại tướng trên cương vị mới.

Đại tướng Tea Seiha thông báo với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Hai bên đã trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương; đồng thời nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng Việt Nam là đối tác rất quan trọng của Bộ Quốc phòng Campuchia. Nhân dịp này, Đại tướng cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ, giúp đỡ Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Campuchia.  

Đại tướng chia sẻ, trong Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ mới hiện nay có nhiều thành viên mới và các thành viên đều nỗ lực kế thừa, phát huy những thành quả của các thế hệ trước đã tạo dựng, tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp, tình đồng chí, anh em giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển hơn nữa.  

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN 

Cảm ơn Đại tướng Tea Seiha đã chia sẻ chân thành về quan hệ hợp tác giữa Quân đội và Nhân dân hai nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ với Campuchia, coi đây là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong tổng thể quan hệ hai nước, hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng và quân đội hai nước đạt kết quả tích cực, thực chất, sâu rộng, hiệu quả trên tất cả lĩnh vực, cả trong khuôn khổ song phương và đa phương, thực sự là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Campuchia.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao kết quả hội đàm rất thành công giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng hai nước; đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích, ủng hộ, tạo điều kiện để hợp tác giữa hai quân đội, hai Bộ Quốc phòng Việt Nam – Campuchia ngày càng thực chất, hiệu quả.  

Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn hai Bộ Quốc phòng tăng cường phối hợp chia sẻ thông tin quốc phòng, chia sẻ về các vấn đề khu vực, quốc tế để hợp tác ngày càng tốt hơn. Hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã có, tiếp tục coi trọng hợp tác trong đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng sĩ quan, nhất là sĩ quan trẻ. Hai bên tiếp tục phối hợp để quản lý tốt biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, mang lại lợi ích cho Nhân dân hai nước; thúc đẩy đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới còn lại. Chủ tịch nước khuyến khích Bộ Quốc phòng hai nước tăng cường giao lưu quân đội các địa phương, quân khu, quân đoàn, qua đó chia sẻ kinh nghiệm trong huấn luyện và xây dựng quân đội mỗi nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn hai bên tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao và các cấp, là cơ sở quan trọng thúc đẩy hợp tác hai nước. Qua Đại tướng Tea Seiha, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời thăm hỏi tới Quốc vương Norodom Sihamoni và Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk; Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Thủ tướng Hun Manet và các vị lãnh đạo cấp cao Vương quốc Campuchia, mong sớm được đón các nhà lãnh đạo Campuchia thăm Việt Nam.

Quang Vũ/TTXVN
False
Thế giới tuần qua: Nóng tình hình chiến sự ở Gaza Tin tức; Tin tức quốc tếTinĐảng Cộng sản VNThế giới tuần qua: Nóng tình hình chiến sự ở Gaza /SiteAssets/TG-tuan-2-11-a.jpg
12/11/2023 11:00 SANoĐã ban hành
Tuần qua (6-12/11), tình hình chiến sự ở Gaza vẫn trở thành tâm điểm chú ý của dư luận thế giới. Sau hơn 1 tháng bùng phát, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas vẫn nóng lên từng ngày…

Chiến sự không ngừng leo thang ở Gaza

Một cư dân ở thành phố Gaza đứng giữa đống đổ nát của những tòa nhà đã bị phá hủy ở khu phố al-Zahra. (Ảnh: Anadolu Agency)

Tuần qua đánh dấu một tháng trôi qua kể từ khi nổ bùng phát xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas với các con số thương vong thống kê giữa đôi bên không ngừng tăng. Chiến sự đang có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông với nhiều hệ lụy nguy hiểm. Những nỗ lực ngoại giao quốc tế nhằm hạ nhiệt chiến sự và bảo vệ mạng sống của dân thường vô tội, đang bất lực trước bom đạn và toan tính chính trị của các bên liên quan.

Ngày 9/11, Israel tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công ở trung tâm thành phố Gaza trong vài ngày tới, giữa lúc Chính quyền Tel Aviv vừa nhất trí tạm dừng hoạt động quân sự 4 tiếng hằng ngày tại phía Bắc Dải Gaza để cho phép người dân ở khu vực này chạy nạn khỏi cuộc chiến giữa Israel với phong trào Hamas. 

Cùng ngày, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Herzi Halevi cùng người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa Shin Bet – ông Ronen Barg đã thị sát phía bắc Dải Gaza. Nhân dịp này, ông Halevi yêu cầu các chỉ huy quân đội Israel "tiến lên bằng sức mạnh, một cách có hệ thống và tăng tốc”.

Sau một tháng, xung đột tại Dải Gaza cướp đi sinh mạng của 10.022 người Palestine, cao hơn số người chết trong gần hai năm chiến sự ở Ukraine. Những diễn biến mới nhất cho thấy, thương vong tại Gaza dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao khi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt từ hai bên. Diệt trừ hoàn toàn tổ chức Hamas vẫn là mục tiêu số 1 của quân đội Israel.

Đáng quan ngại hơn, chiến sự có thể lan rộng ra phía bắc Israel khi lực lượng Hezbollah ở Lebanon có thể mở mặt trận mới nhằm kéo giãn quân đội Tel Aviv và hỗ trợ Hamas. Trong khi nhiều thế lực ở Trung Đông như Iran, Syria… cũng đang thể hiện quan điểm ủng hộ với người Palestine.

Đàm phán thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan không có tiến triển

Khói bốc lên sau một trận giao tranh ở Sudan. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN) 

Ngày 7/11, Saudi Arabia thông báo các bên tham chiến ở Sudan đã không đạt được tiến triển nào nhằm hướng tới lệnh ngừng bắn sau vòng hòa đàm mới nhất tại Jeddah, song hai bên tái khẳng định cam kết tôn trọng các thỏa thuận trước đây, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo.

Hãng thông tấn Saudi Arabia (SPA) đưa tin "các nhà hòa giải lấy làm tiếc" về việc các bên tham chiến tại Sudan "đã không thể nhất trí về lệnh ngừng bắn trong vòng đầu tiên này, do không có giải pháp quân sự nào có thể được chấp nhận cho cuộc xung đột hiện nay."

Theo SPA, trong vòng đàm phán mới này, hai bên tham chiến ở Sudan đã đồng ý hợp tác với Liên hợp quốc "để vượt qua những trở ngại trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo." Hai bên cũng nhất trí về "các biện pháp xây dựng lòng tin."

Giao tranh giữa quân đội Sudan và lực lượng bán vũ trang RSF nổ ra hồi giữa tháng Tư do căng thẳng liên quan đến kế hoạch chuyển tiếp sang chế độ dân sự.

Đến nay xung đột đã tàn phá thủ đô Khartoum và nhiều thành phố lớn khác tại Sudan, gây ra tình trạng xung đột sắc tộc ở khu vực Darfur, cũng như khiến hơn 5,75 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Lũ lụt hoành hành tại khu vực miền Đông châu Phi

Lũ lụt hoành hành tại khu vực miền Đông châu Phi đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Thực tế đó đã nhấn mạnh những rủi ro về khí hậu ngày càng gia tăng và diễn biến khó lường ở khu vực vốn chịu nhiều tác động từ tình trạng hạn hán.

Ngày 6/11, truyền thông nước ngoài dẫn tin từ Hiệp hội Chữ thập đỏ Kenya cho biết, lũ lụt ở Kenya cuối tuần qua đã khiến nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, tàn phá hàng trăm mẫu đất nông nghiệp và ít nhất 15 người thiệt mạng ở nước này.

Mưa xối xả quét qua vùng đất vốn thường khô hạn, khiến nước chảy tràn qua nhiều ngôi làng và cuốn trôi các đường phố. Truyền thông địa phương đưa tin thảm họa đã buộc 4.000 gia đình phải sơ tán.

Trong khi đó, lũ lụt cũng đang tiếp tục ảnh hưởng tới các quốc gia Đông phi lân cận, với hàng chục người thiệt mạng ở Ethiopia và Somalia.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), ngày 6/11, cho biết, lũ lụt nặng nề trong mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 tại Somalia đã khiến hơn 113.000 người phải di dời và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm nghìn người. Các bang Tây Nam và Jubbaland bị tác động nặng nề nhất khi thiên tai ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 536.608 người tại khu vực này.

Theo Liên hợp quốc, trận mưa này xảy ra một năm sau khi quốc gia Sừng châu Phi hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ, kết hợp với bạo lực và giá lương thực tăng do xung đột Ukraine khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ.

Tín hiệu tích cực trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, tháng 11/2022. Ảnh: Reuters 

Mỹ và Trung Quốc vừa nối lại tham vấn về kiểm soát vũ khí sau 4 năm gián đoạn. Vòng tham vấn lần này được dư luận đặc biệt quan tâm khi diễn ra vào thời điểm hai bên đang xúc tiến kế hoạch cho một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại San Francisco trong tuần tới.

Ông Mallory Stewart - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Cục Kiểm soát, xác minh và tuân thủ Vũ khí, dẫn đầu phái đoàn Mỹ, trong khi phái đoàn Trung Quốc có đại diện là Cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí Tôn Hiểu Ba thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tham dự cuộc thảo luận mang tính xây dựng về vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Washington ngày 6/11.

Cuộc tham vấn Mỹ-Trung lần này tập trung vào việc hai bên ngăn chặn hiểu lầm trong lĩnh vực ổn định chiến lược, thay vì bàn về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ là đảm bảo sự cạnh tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và những bất đồng địa chính trị khác không chuyển sang xung đột. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tính minh bạch về hạt nhân của Trung Quốc và sự tham gia thực chất vào các biện pháp thiết thực nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro chiến lược trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hạt nhân và không gian vũ trụ.

Cuộc đàm phán hiếm hoi về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực cải thiện quan hệ. Nhà Trắng khẳng định đang đẩy mạnh các nỗ lực hướng tới cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại San Francisco vào ngày 15 – 17/11.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 8/11, khi được đề nghị xác nhận thông tin về cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết: “Trước mắt, việc xúc tiến cuộc gặp ở San Francisco không hoàn toàn dễ dàng, chúng tôi cũng không để mọi chuyện tự diễn ra”. Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh hai bên cần quay lại các nội dung đã được hai nhà lãnh đạo nhất trí tại Bali, Indonesia và thực sự hành động theo những nội dung này. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, điều quan trọng đối với cả hai bên là vượt qua những gián đoạn hay trở ngại, tăng cường hiểu biết chung và thúc đẩy các kết quả tiềm năng.

2023 có thể là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua

Các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm nay 'gần như chắc chắn' là năm nóng nhất trong 125.000 năm, sau khi dữ liệu cho thấy tháng trước là tháng 10 nóng nhất trong cùng giai đoạn.

Tháng 10 của năm 2023 đã phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ tháng 10 trước đó, được thiết lập vào năm 2019, với mức chênh lệch lớn, theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU.

"Kỷ lục đã bị phá vỡ bằng 0,4 độ C, đây là một mức chênh lệch rất lớn", Reuters dẫn lời Phó giám đốc C3S Samantha Burgess phát biểu ngày 8/11.

Trên toàn cầu, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình trong tháng 10 cao hơn 1,7 độ C so với cùng tháng trong giai đoạn 1850-1900, những thập niên mà Copernicus định nghĩa là thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong một tuyên bố, C3S cho biết việc kỷ lục nhiệt độ tháng 10 bị phá vỡ có nghĩa là năm 2023 hiện "gần như chắc chắn" là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Kỷ lục trước đó là năm 2016, năm mà hiện tượng El Nino cũng xảy ra.

Mức nhiệt kỷ lục năm 2023 là kết quả của hiệu ứng nhà kính gây ra từ các hoạt động của con người, kết hợp với sự xuất hiện của hiện tượng El Nino, làm ấm vùng nước bề mặt ở phía Đông Thái Bình Dương.

Các nhà khoa học đã kêu gọi cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải trong thập kỷ tới, không thể để tình trạng lũ lụt, cháy rừng, bão và sóng nhiệt tàn khốc trong năm nay trở thành điều bình thường mới./.

PV
False
Quan hệ Nga - EU ngày càng xấu điTin tức quốc tế; Tin tứcTinH.TQuan hệ Nga - EU ngày càng xấu đi/SiteAssets/Chutich-Chau-Au-eu.jpg
30/10/2023 3:00 CHNoĐã ban hành
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã quyết định Nga phải chi trả cho việc tái thiết Ukraine. (Ảnh: Euronews)

Trên kênh Telegram, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cảnh báo Nga sẽ đáp trả theo cách khiến EU phải trả giá đắt hơn nếu liên minh này có các hành động gây bất lợi cho tài sản của Nga. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cảnh báo Moscow sẽ phản ứng tương xứng và giá trị của số tài sản thuộc về các quốc gia không thân thiện bị Nga tịch thu sẽ còn lớn hơn nhiều số tiền của Nga bị phong tỏa tại châu Âu.

Theo TASS của Nga, ngày 29/10, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố nước này sẽ tịch thu tài sản của các quốc gia thành viên EU mà Moscow cho là không thân thiện nếu Brussels “đánh cắp” những khoản tiền đang bị phong tỏa của Nga để tài trợ cho Ukraine.

Tuyên bố của ông Volodin nhằm đáp trả động thái mới đây của EU về việc đề xuất dùng một phần tài sản Nga đang bị đóng băng tại châu Âu giúp Ukraine tái thiết sau xung đột. Phát biểu tại họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh EU trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen lưu ý giá trị tài sản nhà nước của Nga bị phong tỏa hiện nay là 211 tỷ Euro (223,15 tỷ USD) và EU đã quyết định Nga phải chi trả cho việc tái thiết Ukraine. Bà cũng cho biết, EC đang nghiên cứu đề xuất gộp một số lợi nhuận thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga để giúp công cuộc tái thiết ở Ukraine sau xung đột.

Theo ông Volodin, động thái của một số chính trị gia châu Âu, mà đứng đầu là Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhằm củng cố chiếc ghế quyền lực, trong bối cảnh tình hình tài chính “yếu kém” của nhiều quốc gia thành viên EU.

Mỹ cũng thể hiện sự ủng hộ trước đề xuất của EC. Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh: “Mỹ cũng ủng hộ việc khai thác số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga, định rõ các cơ quan thanh toán bù trừ cụ thể và sử dụng tiền này để hỗ trợ cho Ukraine”.       

Ước tính, khối tài sản 211 tỷ Euro của Nga có thể tạo ra lợi nhuận hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, mục tiêu của EU có thể vấp phải một số rào cản pháp lý và thủ tục, cũng như khả năng phía Nga sẽ trả đũa quyết liệt. Trước đó, vào tháng 3-2022, EU đã phong tỏa tài sản nhà nước của Nga sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Trước đó, Nga nhiều lần chỉ trích việc Mỹ và phương Tây đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài, đồng thời cảnh báo sẵn sàng đưa ra các phản ứng đáp trả thích đáng và kiện các bên liên quan ra tòa án quốc tế.

Trong một diễn biến liên quan cho thấy quan hệ Nga và EU đã tụt xuống mức thấp. Cùng ngày 29/10, theo TASS, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố gay gắt rằng EU mất quyền tự chủ địa chính trị không chỉ trên trường quốc tế mà ngay cả ở châu Âu. Ông nói: “Các nước EU đều phải nghe theo mệnh lệnh từ Mỹ và Anh là ủng hộ Ukraine và họ đang tuân thủ bất cứ yêu cầu nào”. Ông Medvedev cũng nói rằng giấc mơ EU trở thành một trụ cột của trật tự thế giới đã tan biến khi khối này “mất quyền lực quốc tế với vai trò trung gian hòa giải trong bất kỳ cuộc xung đột nào”.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga chỉ ra rằng hợp tác năng lượng của châu Âu với Nga đã đóng băng trong thời gian dài và EU đang trải qua “thời kỳ khó khăn”. Mỹ trong khi đó bán khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu với giá cao gấp ba lần. Theo các nguồn tin, kể từ khi chiến sự nổ ra, EU đã áp một số gói trừng phạt với Nga, trong đó có việc cấm nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển từ tháng 12/2022. EU chưa đưa ra phản ứng về phát ngôn này của ông Medvedev.

Từ khi nổ ra chiến sự Nga - Ukraine hồi tháng 2/2022, ông Medvedev nhiều lần đưa ra phát biểu cứng rắn về EU. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga hồi tháng 9 kêu gọi đình chỉ quan hệ ngoại giao với khối này nhằm đáp trả lệnh cấm công dân Nga mang ô tô và các vật dụng cá nhân vào EU. Ông khi đó đã phát biểu ám chỉ động thái của EU là phân biệt chủng tộc khi nói rằng: “Chúng ta nên làm gì với điều này. Chắc chắn là không áp đặt các hạn chế trả đũa với công dân EU. Chúng ta không phải những người phân biệt chủng tộc”./.

Nguồn: QĐNDVN

False
Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế của khu vực và thế giới Tin tức; Tin tức quốc tếTinĐảng Cộng sản VNViệt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế của khu vực và thế giới /SiteAssets/viet-nam-san-sang-tro-thanh-trung-tam-giai-quyet-tranh-chap-quoc-te-1.jpg
25/10/2023 10:00 SANoĐã ban hành
Việt Nam khẳng định các tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có việc thông qua các cơ chế pháp lý quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn trở thành địa điểm mới được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp quốc tế ở khu vực và trên thế giới.
Tọa đàm với chủ đề “Kỷ niệm 5 năm hòa giải lần đầu tiên theo UNCLOS thành công: Suy ngẫm về việc hòa giải giữa Australia và Đông Timor”. 

Ngày 24/10, trong khuôn khổ Tuần lễ luật pháp quốc tế, Việt Nam và các thành viên Nhóm nòng cốt (Australia, Ai Cập, Guatemala, Hungary, Thái Lan, Philippines, Singapore) đã phối hợp cùng Toà trọng tài thường trực quốc tế (PCA) tổ chức tọa đàm với chủ đề “Kỷ niệm 5 năm hòa giải lần đầu tiên theo UNCLOS thành công: Suy ngẫm về việc hòa giải giữa Australia và Đông Timor”.

Các diễn giả của buổi tọa đàm gồm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đông Timor, Trưởng cố vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao và thương mại Australia, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Singapore. Chuyên gia pháp lý của Việt Nam giữ vai trò chủ tọa, cùng sự tham dự của Tổng thư ký PCA và các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn của Nhóm nòng cốt.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu khai mạc tọa đàm.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định, sự thành công của Ủy ban hòa giải lần đầu tiên được thành lập theo quy định tại UNCLOS đã thể hiện vai trò quan trọng của Công ước đối với hòa bình và an ninh quốc tế, cung cấp những phương tiện đáng tin cậy để giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các quốc gia, ngay cả những vấn đề phức tạp liên quan đến biên giới trên biển.

Đồng thời, Việt Nam ghi nhận sự đóng góp đáng kể của PCA vào lịch sử giải quyết tranh chấp một cách hòa bình suốt 125 năm qua và cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của PCA còn được thể hiện qua việc mở các văn phòng khu vực bên ngoài The Hague, trong đó có văn phòng tại Hà Nội vào tháng 11/2022.

Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định các tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có việc thông qua các cơ chế pháp lý quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn trở thành địa điểm mới được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Buổi tọa đàm diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Luật pháp quốc tế thường niên của LHQ, đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các chuyên gia/cố vấn pháp lý đến từ 193 nước thành viên và được phát trực tiếp trên trang mạng chính thức của LHQ.

Năm 2018, trên cơ sở những đề xuất của Ủy ban Hòa giải bắt buộc được thành lập theo quy định của Công ước LHQ về Luật biển 1982 - UNCLOS, Australia và Đông Timor đã được thoả thuận kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp lâu dài, phức tạp về biên giới biển.

Để đánh dấu mốc lịch sử này và cũng nhằm tăng cường hiểu biết về vai trò của biện pháp hòa giải theo UNCLOS, với sự bảo trợ của Tổng thư ký LHQ, Chính phủ hai nước đã tiến hành ký Hiệp định phân định biển tại Trụ sở của LHQ tại New York ngày 6/3/2018.

Tòa trọng tài thường trực (PCA) là tổ chức quốc tế liên chính phủ lâu đời được thành lập năm 1899, hiện có 122 quốc gia thành viên.

Việt Nam trở thành thành viên của PCA từ năm 2011 và là một trong 5 nước có Văn phòng đại diện của PCA trên thế giới. PCA đã hỗ trợ giải quyết nhiều tranh chấp quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực, song được biết đến nhiều nhất với vai trò là Ban Thư ký trong vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc liên quan Biển Đông năm 2013 và trong vụ giải quyết tranh chấp về phân định biển giữa Autralia và Đông Timor bằng Ủy ban hòa giải năm 2016.


PV
False
Cục diện xung đột Nga – U-crai-na Tin tức quốc tế; Tin tứcBài viếtAn BìnhCục diện xung đột Nga – U-crai-na /SiteAssets/Nga-urana.jpg
10/10/2023 7:35 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 24-2-2022, Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông U-crai-na nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai nước Cộng hòa tự xưng Đôn-nhét (Donestsk, DPR) và Lu-han (Lugansk, LPR). Đến nay, mọi nỗ lực hòa giải đối với cuộc xung đột Nga - U-crai-na vẫn chưa đạt kết quả.


Nhìn tổng thể tình hình trong thời gian qua, có thể rút ra tám đặc trưng của cuộc xung đột Nga - U-crai-na. Thứ nhất, khi tiến về phía Đông Nam U-crai-na, các hoạt động quân sự do Nga tiến hành gặp phải sự chống cự quyết liệt của phía U-crai-na và đội ngũ lính đánh thuê. Thứ hai, ba mục tiêu đầu tiên của Nga là tiến hành phi quân sự hóa, phi quốc xã hóa và trung lập hóa ở U-crai-na vẫn chưa thực hiện được. Thứ ba, tình hình xung đột trên thực địa vẫn hết sức khốc liệt, không chỉ tiêu tốn nhiều nguồn lực, mà còn gây ra những mất mát khó có thể đong đếm cho cả hai phía, đồng thời để lại những “vết sẹo” kinh tế - xã hội sâu sắc có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Thứ tư, U-crai-na có hơn 40 triệu dân, thì hơn 10 triệu người dân phải đi tị nạn ở nước ngoài (chủ yếu ở Nga và nhiều nước châu Âu), gây ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề nhân đạo. Thứ năm, Mỹ và châu Âu áp đặt lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với Nga, đồng thời liên tục vận chuyển một lượng lớn vũ khí và đạn dược hiện đại để hỗ trợ U-crai-na đối phó với Nga. Thứ sáu, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận, tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột, nhưng không đạt tiến triển. Thứ bảy, hiện nay chưa thấy dấu hiệu đàm phán ngừng bắn giữa hai bên. Thứ tám, khả năng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột trong tương lai gần được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thể dự báo thời điểm, cũng như kết quả đàm phán, do lập trường của các bên hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập.

Theo nguyên Phó Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Ngoại sự Chính hiệp toàn quốc khóa XIII Châu Lực, “chìa khóa để giải quyết cuộc xung đột Nga - U-crai-na là Mỹ và các nước phương Tây, thế nhưng đến nay, Mỹ và các nước phương Tây chưa có bất cứ động thái nào để giảm căng thẳng giữa hai bên, thậm chí vẫn tiếp tục hậu thuẫn về vũ khí ngày càng hiện đại để giúp U-crai-na đối phó với Nga. Do vậy, tình hình hiện nay cho thấy, các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột dường như ngày càng trở nên xa vời. Cả hai bên vẫn đang tiếp tục các hoạt động với hy vọng đảo ngược tình thế, quyết liệt giành giật các vùng lãnh thổ chiến lược ở miền Đông - Nam U-crai-na. Phía U-crai-na sẽ không chấp nhận giải pháp chính trị và tiếp tục nỗ lực để giành lại các vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Trong khi đó, Nga cố gắng duy trì kiểm soát tình hình và vùng lãnh thổ đã sáp nhập.

Về phía Mỹ, theo nhận định của nhiều chuyên gia, chính quyền của Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn hướng tới bốn mục tiêu chính trong cuộc xung đột Nga - U-crai-na là: 1- Làm suy giảm sức mạnh tổng hợp quốc gia của Nga; 2- “Phương Tây hóa U-crai-na”, lôi kéo các nước có xu hướng thân Nga “đoạn tuyệt” với Nga và dựa hẳn vào Mỹ và phương Tây; 3- Củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương; 4- Tranh thủ cuộc khủng hoảng chính trị tại U-crai-na để khiến các nước châu Âu phụ thuộc hơn nữa vào Mỹ về mặt quân sự, an ninh, kinh tế và năng lượng. Bởi vậy, Mỹ tiếp tục hối thúc đồng minh tăng cường giúp đỡ quân sự cho U-crai-na, kể cả những thiết bị quân sự tiên tiến hơn, có khả năng tiêu diệt mục tiêu xa hơn 150km, qua đó đe dọa các tuyến tiếp tế chính, kho vũ khí và căn cứ không quân của Nga ở sâu trong biên giới Nga. Quyết định này được đánh giá là bước ngoặt trong chính sách viện trợ của các nước phương Tây vốn lo ngại nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga. Theo giới chuyên gia, đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm giúp U-crai-na phá vỡ thế bế tắc trên thực địa hiện nay. Trong khi đó Nga cho rằng, quyết định cung cấp các loại vũ khí này của phương Tây cho U-crai-na là nguy hiểm, khiến cuộc xung đột ngày càng leo thang, nhưng không thể xoay chuyển được cục diện xung đột.

Hiện nay, một số kịch bản được đưa ra đối với cuộc xung đột Nga - U-crai-a. Kịch bản thứ nhất, hai bên tiến tới đạt được một thỏa thuận ngừng cuộc xung đột. Nếu cuộc xung đột đi vào bế tắc, có thể có một số thỏa thuận ngừng xung đột tạm thời giữa Nga và U-crai-na. Tuy nhiên, đó có thể không phải là sự kết thúc mà giống như một cuộc xung đột “đóng băng”, có thể nóng lên hoặc hạ nhiệt, tùy thuộc vào các yếu tố đòn bẩy. Trong kịch bản này, Nga có thể hy vọng Mỹ và các nước phương Tây khác sau một thời gian bị chi phối từ tình hình quốc tế sẽ không quan tâm nhiều đến cuộc xung đột và ủng hộ U-crai-na. Kịch bản thứ hai, hai bên tiến tới đạt được một thỏa thuận hòa bình. Theo đó, xung đột sẽ kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình, mặc dù việc giải quyết là vô cùng khó khăn bởi hai nước vẫn cách xa nhau quan điểm về các điều khoản mà hai bên có thể chấp nhận được nhằm chấm dứt cuộc xung đột. Kịch bản Nga rút quân đội khỏi U-crai-na trong điều kiện U-crai-na chấp nhận những vùng lãnh thổ mà Nga đã sáp nhập đã được một số nhà phân tích đưa ra, song điều này được cho là rất khó xảy ra, bởi đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào ở U-crai-na, đây sẽ là hành động “tự sát về chính trị” nếu họ trao lãnh thổ U-crai-na cho đối phương. Kịch bản thứ ba, Nga tuyên bố chiến thắng. Nga không dễ dàng xoay chuyển hoàn toàn cuộc xung đột và đạt được các mục tiêu ban đầu, nhưng có thể chấp nhận một “chiến thắng” hoặc tuyên bố “chiến thắng” theo cách riêng của mình dưới hình thức một thỏa thuận hòa bình, trong đó có thể Nga kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ hơn so với trước khi cuộc xung đột diễn ra. Tuy nhiên, nếu những kịch bản trên không thể xảy ra, Nga, U-crai-na và phần còn lại của thế giới cần sự thỏa hiệp hoặc dùng những lực đẩy tác động từ bên ngoài để tạo lối thoát cho các bên.

Có thể thấy, “chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga tiến hành tại U-crai-na từ ngày 24-2-2022 với mục tiêu ngăn chặn U-crai-na “ngả” về các nước phương Tây đã diễn ra không như những dự báo ban đầu. Cuộc xung đột gây thiệt hại nặng nề về mọi mặt đối với U-crai-na, Nga và EU. Đặc biệt, cuộc xung đột cũng là một trong những nguyên nhân cản trở tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực,... mà nhân loại đang phải đối mặt; đồng thời, tạo ra những bước ngoặt có thể định hình tương lai của trật tự quốc tế. Trong bối cảnh đó, các nước vừa và nhỏ cần có những ứng xử linh hoạt, chính sách phù hợp, góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển và an ninh toàn cầu, vì lợi ích quốc gia - dân tộc cũng như vì lợi ích chung của toàn nhân loại./.

Sự thật

False
1 - 30Next