Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksY tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Y tế
Nghề Y cao quý! (26/02/2024 10:00:00)
 
 
Lương y kiêm từ mẫu (24/02/2024 06:00:00)
 
 
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Trung tâm Y tế huyện Châu Phú nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân Chăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtThúy UyênTrung tâm Y tế huyện Châu Phú nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân /SiteAssets/CP-trungtam-yte-huyen-1.jpg
22/03/2024 7:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ, thời gian qua Trung tâm Y tế huyện Châu Phú đã triển khai nhiều biện pháp như cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường về lực lượng, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới về phương thức hoạt động. Từ đó chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tạo được niềm tin và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm y tế huyện Châu Phú chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Châu Phú được xây dựng trên khuôn viên 41.000m2; với 152 giường, thực kê 198 giường; 380 cán bộ, y bác sĩ và nhân viên; có 4 phòng 14 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và 13 Trạm y tế, đạt chuẩn bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, dự phòng và xanh - sạch - đẹp. Với 3 chức năng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác. Trong năm qua, Trung tâm y tế huyện Châu Phú đã xác định nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là khâu đột phá, là động lực phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng cấp cứu, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, thay đổi nhận thức, hành vi và tác phong làm việc của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, viên chức, người lao động để cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Bác sĩ Trần Ngọc Phú, Khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết: “Là một bác sĩ cấp cứu, tôi và các đồng nghiệp phải nhanh chóng và kịp thời tiếp nhận, chẩn đoán và xử lý các ca bệnh. Do đó tôi và các đồng nghiệp không ngừng nâng cao chuyên môn, thường xuyên cập nhật các phác đồ điều trị, các hướng dẫn, chẩn  đoán, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo, các lớp đào tạo từ xa… nhằm chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe mọi người”. Bà Nguyễn Thị Chọn (thị trấn Cái Dầu) chia sẻ: “Tôi bị cao huyết áp, nhập viện vào ban đêm nhưng các bác sĩ rất tận tình thăm khám điều trị, bệnh viện rất thoải mái, sạch sẽ”.

Đồng thời Trung tâm y tế huyện Châu Phú huy động các nguồn lực để đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang. Cụ thể  đã đưa vào hoạt động khu khám bệnh mới với kinh phí khoảng 12 tỷ đồng, tiếp cận được nguồn đầu tư trang thiết bị y tế ODA Phần Lan cho 6 Trung tâm y tế tuyến huyện có Châu Phú để có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, các y, bác sĩ triển khai áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo được lòng tin của người dân. Trung tâm y tế huyện Châu Phú vẫn duy trì bãi xe miễn phí cho người dân đến khám bệnh đến nay với ước tính kinh phí thu khoảng 1 tỷ đồng/ năm. Tỉ lệ hài lòng của người bệnh ngoại trú đạt 94,49%, nội trú đạt 96,34%. Sự hài lòng của cán bộ viên chức, người lao động đạt hơn 95%. Ông Phan Văn Khải (xã Mỹ Phú) chia sẻ: “Bệnh viện và các khoa, phòng khám bệnh được sửa chữa khan trang, tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho  bà con khi đến khám bệnh. Các nhân viên y tế hòa nhã, thân thiện, tận tình, chu đáo với bà con đến khám bệnh”. Bên cạnh đó, Trung tâm y tế huyện Châu Phú còn đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế thực hiện được “Bệnh án điện tử” giúp cho khâu lưu trữ, truy xuất dữ liệu nhanh chóng, giảm bớt thủ tục hành chính. Ngoài ra đã triển khai thành công bệnh án điện tử, được Sở Y tế thẩm định và Cục công nghệ thông tin (Bộ Y Tế) công nhận, đăng tải trên cổng điện tử, là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên của khu vực ĐBSCL thực hiện bệnh án điện tử.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Huy, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Châu Phú cho biết, thời gian  tới, Trung tâm y tế huyện Châu Phú sẽ tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ huyện đến xã; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các khoa chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế, phát triển y học hiện đại gắn với y học cổ truyền. Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.

CP-trungtam-yte-huyen-2.jpg

Song song đó, tiếp tục tăng cường y tế dự phòng, chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Thực hiện chăm sóc liên tục và toàn diện cho người bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời các ý kiến của người bệnh và thân nhân người bệnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bệnh. Nâng cao chất lượng công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát triển nguồn nhân lực y tế; xây dựng hệ thống thông tin y tế. Tăng cường quản lý chất lượng thuốc, vắc-xin và sinh phẩm y tế; sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Phối hợp tốt với các  ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư, Trung tâm còn tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn huy động khác đầu tư trang thiết bị, phát triển chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị trong ngành theo quy hoạch phát triển của ngành, phù hợp theo từng tuyến. Tổ chức đào tạo, tập huấn,  nâng cao năng lực quản lý, sử dụng và bảo trì trang thiết bị cho các cơ sở y tế, đảm bảo các trang thiết bị đầu tư được đưa vào sử dụng phục vụ sức khỏe Nhân dân có hiệu quả cao. “Trung tâm Y tế huyện Châu Phú sẽ tiếp tục phát triển từng bước hiện đại, hoàn chỉnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần tăng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Huy, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Châu Phú cho biết.

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân là một công việc đặc biệt, liên quan đến tài sản vô giá là sinh mệnh con người. Nhận thức đầy đủ như thế nên tập thể cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế Trung tâm Y tế huyện Châu Phú đã và đang không ngừng rèn luyện, gắn kết đức và tài với cái tâm trong sáng “Lương y như từ mẫu” để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.

THÚY UYÊN

False
Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng An Giang đi vào hoạt độngChăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtHạnh ChâuBệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng An Giang đi vào hoạt động/SiteAssets/BV-Yduoc-CT-2.jpg
12/03/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Từ ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh An Giang (tại khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên) đã chính thức đi vào hoạt động, sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hơn 6 tháng. "Đây là một bước tiến quan trọng của ngành y tế  An Giang trong việc điều trị chuyên sâu khám, chữa bệnh đa khoa bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và phục hồi chức năng"- TS.BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang chia sẻ.

 BV-Yduoc-CT-1.jpg

Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh khang trang, hiện đại, quy mô 100 giường bệnh

Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, bệnh viện đã đón, tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám ngoại trú và điều trị nội trú: Châm cứu-Dưỡng sinh, Phục hồi chức năng-Vật lý trị liệu; khám bệnh đa khoa; xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng...

Bà Huỳnh Thị Nhiệm (71 tuổi, ở xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) cho biết: "Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Trước đây, mỗi tháng tôi phải đi điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), rất tốn kém chi phí, thời gian. Nay rất mừng, tỉnh mình có được bệnh viện đa khoa chuyên điều trị Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng đi vào hoạt động, nên tôi đến đây điều trị, quá tiện lợi cho gia đình và bản thân".

Còn bà Huỳnh Thị Bân (ở huyện Thoại Sơn) chia sẻ: "Ông nhà 74 tuổi, bị nhiều bệnh lắm, nhồi máu cơ tim cấp, tắt nghẽn mạch vành, đã đặt stent tim, suy thận... Đã nhiều năm điều trị ở bệnh viện TP. Hồ Chí Minh. Mỗi tháng mỗi đi Bệnh vện Chợ Rẫy, tốn nhiều tiền lắm. Cách đây 2 tháng ông còn bị đột quỵ nữa, nhập viện điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó chuyển qua Bệnh viện 1A, Bệnh viện Hữu Nghị (TP. Hồ Chí Minh) tập vật lý trị liệu, điều trị. Mấy nay cứ trông chờ, nghe tỉnh mở bệnh viện này gia đình rất mừng, nên đưa ông vào điều trị bệnh. Tới đây, bệnh nhân được bác sĩ điều trị, hướng dẫn rất tận tình, phòng ốc trang thiết bị khang trang hiện đại, quá yên tâm".

BV-Yduoc-CT-6.jpg 

Tiếp nhận bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện

BS. Tôn Phước Thuận, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh An Giang cho biết: "Bệnh viện được thành lập theo quyết định 697/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 19/5/2023; là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế, là bệnh viện hạng III được thanh toán đầy đủ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng cao nhất của tỉnh.  Bệnh viện được đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại như: Máy siêu âm, máy XQ kỹ thuật số, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa, máy siêu âm điều trị, bồn tắm điều trị massage toàn thân, máy sóng ngắn, máy Laser kích thích liền xương, hệ thống sắc thuốc thang…".

Bệnh viện được xây dựng khang trang, hiện đại cao 3 tầng, có quy mô 100 giường bệnh, trên diện tích gần 34.000m2; với trên 90 bác sĩ, nhân viên y tế; 13 khoa, phòng chức năng (Châm cứu-Dưỡng sinh; Dinh dưỡng; Khám bệnh đa khoa; Nội - Nhi; Ngoại-Phụ; Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Hồi sức tích cực-Chống độc; Phòng Kế hoạch tổng hợp-Công nghệ thông tin; Phục hồi chức năng-Vật lý trị liệu; dược...).

 BV-Yduoc-CT-3.jpg

BV-Yduoc-CT-4.jpg

Châm cứu, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cho  bệnh nhân

Bệnh viện được Sở Y tế An Giang giao phó nhiệm vụ điều trị chuyên sâu khám, chữa bệnh đa khoa bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và phục hồi chức năng; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật; là cơ sở thực hành về y dược cổ truyền, phục hồi chức năng của các cơ sở đào tạo y dược; tổ chức an dưỡng cho người bệnh… cùng góp phần vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân của tỉnh.

BS. Tôn Phước Thuận chia sẻ: "Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh đã được quyết định xây dựng kịp thời, kết hợp bệnh viện y học cổ truyền và bệnh viện phục hồi chức năng, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Bệnh viện được xây dựng tại khu vực ngoại ô TP Long Xuyên, không gian trong lành, thoáng đãng, thích hợp cho việc phục hồi sức khỏe, an dưỡng. Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại".

 BV-Yduoc-CT-5.jpg

Điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng-Vật lý trị liệu

Đặc biệt, bệnh viện có đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ trẻ, được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn, gồm lực lượng thầy thuốc trẻ, cùng bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp y học cổ truyền. Thêm vào đó, bệnh viện đã tham gia học tập kinh nghiệm liên tục từ bệnh viện tuyến trên, bệnh viện lớn như: Bệnh viện Phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Y học cổ truyền, Viện Y Dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp…, là điều kiện thuận lợi cho quá trình chính thức hoạt động được bài bản và chuyên nghiệp…

 BV-Yduoc-CT-2.jpg

Đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chuyên nghiệp và thân thiện

Với phương châm: "Đồng hành-Tận tâm-Phát triển", cùng với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chuyên nghiệp và thân thiện sẵn sàng khám chữa bệnh và phục vụ cho bệnh nhân với tất cả tâm huyết của mình. Hy vọng sẽ mang đến sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Thời gian tới, bệnh viện mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế. Sự phối hợp trong công tác chuyên môn từ các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, để tập thể bệnh viện hoàn thành sứ mệnh, đóng góp chung vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân - BS Tôn Phước Thuận kỳ vọng.

H.C

False
Thông báo việc tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyên-Phục hồi chức năng tỉnh An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânTinH.TThông báo việc tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyên-Phục hồi chức năng tỉnh An Giang/SiteAssets/BV-YDCTAG.jpg
02/03/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang, chính thức đi vào hoạt động tiếp nhận khám bệnh, chữa bệnh kể từ 07giờ 00, sáng thứ tư, ngày 06/3/2024.

 BV-YDCTAG.jpg

Địa điểm: khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Thời gian làm việc: 24 giờ/ngày, 07 ngày/tuần

Số giấy phép hoạt động: 000748/AG-GPHĐ

Tuyến kỹ thuật: Tuyến tỉnh.

Hình thức tổ chức: Bệnh viện đa khoa

Mô hình tổ chức: Đa khoa

Loại hình quản lý: Công lập

Mã số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 89569

Là Bệnh viện tuyến tỉnh, được thanh toán đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo đúng quy định. Bệnh viện được đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại như: máy Siêu âm, máy XQ kỹ thuật số, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa, máy siêu âm điều trị, bồn tắm điều trị massage toàn thân, máy sóng ngắn, máy Laser kích thích liền xương, hệ thống sắc thuốc thang...

Với phương châm: Đồng hành-Tận tâm-Phát triển, và cùng với đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên chuyên nghiệp và thân thiện sẵn sàng khám chữa bệnh và phục vụ cho bệnh nhân với tất cả tâm huyết của mình, hy vọng sẽ mang đến sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh An Giang.

Trân trọng thông báo!

 ____________

Nguồn: Thông báo số 07/TB-BVYDCT ngày 01/3/2024 của Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyên-Phục hồi chức năng tỉnh An Giang.


False
Trọng trách của ngành Y tế An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtHạnh ChâuTrọng trách của ngành Y tế An Giang/SiteAssets/Nge-y-ag-cc-2.jpg
01/03/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- “Thời gian qua, đội ngũ những người làm công tác y tế trong điều kiện còn không ít khó khăn, nhưng đã phấn đấu đưa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân ngày càng phát triển về quy mô, chất lượng phục vụ. Mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở có bước chuyển mạnh, đáp ứng yêu cầu điều trị ở mức cao. Năng lực chuyên môn, trình độ của đội ngũ y bác sĩ phát triển vững mạnh. Nhiều kỹ thuật mới, hiện đại được ứng dụng…, góp phần nâng cao vị thế y tế tỉnh nhà. Là địa điểm tin cậy cho người bệnh trong, ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước ghi nhận.

Nhiều điểm sáng

Đến thăm, chúc mừng cán bộ, y, bác sĩ Sở Y tế An Giang và Bệnh viên Tim mạch An Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, những đóng góp quan trọng của ngành y tế và Bệnh viên Tim mạch An Giang trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Qua đó, mong muốn, ngành y tế tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh, rèn luyện y đức, thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”.

Nge-y-ag-cc-1.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Nưng gửi gắm trọng trách chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại Bệnh viện Mắt-Tai mũi họng-Răng hàm mặt An Giang

Chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Mắt- Tai mũi họng- Răng hàm mặt An Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng ghi nhận những đóng góp của cán bộ, nhân viên y tế 2 bệnh viện trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Đặc biệt biểu dương tư tưởng của Ban Giám đốc Bệnh viện Bình Dân “không nghĩ là bệnh viện công hay tư, mà lấy tính mệnh người dân đặt lên hàng đầu”. Tri ân sâu sắc sự tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Nưng mong muốn các y, bác sĩ, nhân viên y tế tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp của người Thầy thuốc. Thực hiện tốt sứ mệnh thiêng liêng, lấy sức khỏe, tính mệnh người bệnh đặt lên hàng đầu; phát huy tốt truyền thống ngành Y tế, đoàn kết, tận tâm, tận lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế trân trọng cảm ơn thời gian qua lãnh đạo tỉnh hỗ trợ, giúp ngành hoàn thành nhiệm vụ cao cả “chữa bệnh cứu người”. Đồng thời cho biết, đến nay, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo nâng cao về chuyên môn, vững về chính trị, phục vụ hài lòng Nhân dân trong tỉnh. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của các đơn vị, đặt biệt là tuyến y tế cơ sở được cải tạo sữa, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của Nhân dân. Chất lượng khám và điều trị bệnh ngày càng được nâng cao. Nhiều chuyên môn kỹ thuật được ứng dụng như can thiệp mạch não, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật đặt mảnh ghép sa tạng chậu trong sản phụ khoa, hồi sức sơ sinh và nuôi sống trẻ 800-1.000 gram, cấy ghép Implant, phẫu thuật Phaco... 3 bệnh viện tuyến tỉnh được công nhận Bạch Kim về điều trị đột quỵ của Hội Đột quỵ Thế giới, mở ra hướng phát triển mới về điều trị đột quỵ-căn bệnh nguy hiểm nguy cơ tử vong cao.

Đặc biệt, An Giang là tỉnh đầu tiên thực hiện công tác đấu thầu thuốc tập trung, qua mạng gần 2.000 mặt hàng thuốc, với tổng giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thuốc thiết yếu cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đây là điểm sáng và là nỗ lực của tập thể lãnh đạo ngành y tế, giúp giải quyết tình trạng thiếu thuốc mà dư luận xã hội quan tâm.

Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua các thế hệ đội ngũ cán bộ y tế  An Giang vẫn luôn giữ vững, trau dồi y đức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, không quản ngày đêm, hy sinh thầm lặng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để phục vụ Nhân dân. Rất nhiều thầy thuốc đã nêu gương sáng cả về chuyên môn lẫn đạo đức.

Nge-y-ag-cc-2.jpg
Nhiệm vụ cao cả “chữa bệnh cứu người”

Trọng trách nghề Y

Để thực hiện tốt những lời Bác dạy đối với người Thầy thuốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước yêu cầu: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đòi hỏi sự quan tâm đầu tư rất lớn của Đảng, Nhà nước và xã hội. Qua đó, đề nghị ngành Y tế phải phấn đấu nhiều hơn, quyết tâm hơn nữa trong thời gian tới. Toàn ngành Y tế cần chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở. Tăng cường công tác y tế dự phòng, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế - dân số, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh; nâng cao năng lực quản lý bệnh viện. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đấu thầu tập trung mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước nhấn mạnh: Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt; phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức. Do đó, đề nghị ngành y tế tập trung hơn nữa cho công tác bồi dưỡng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành y tế vững vàng về chính trị, chuyên môn, gương mẫu về đạo đức; không ngừng đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp “lấy người bệnh làm trung tâm”. Đồng thời, nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo. Từng bước đưa công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế hội nhập quốc tế, có chất lượng cao về chuyên môn và y đức, góp phần đưa ngành y tế ngày càng phát triển.

HẠNH CHÂU

False
Nữ cán bộ công đoàn ngành Y năng động, sáng tạo Chăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtCẩm TúNữ cán bộ công đoàn ngành Y năng động, sáng tạo /SiteAssets/Guong-CD-BV-dkttag-2.jpg
29/02/2024 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- "Bởi chính từ việc yêu nghề, đam mê với công việc nên tôi có nhiều ý tưởng trong công việc" - chị Võ Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Điều dưỡng, Phó Chủ tịch CĐCS Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đã vui vẻ chia sẻ nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).

 Guong-CD-BV-dkttag-1.jpg

Chị Thoa luôn tận tình trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân

Đam mê sáng tạo góp phần nâng tầm bệnh viện loại I

Với 20 năm công tác, trong lĩnh vực chuyên môn điều dưỡng tại bệnh viện, chị Thoa đã gần chục sáng kiến, giải pháp và đề tài khoa học trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, được Hội đồng xét duyệt đề tài, sáng kiến Sở Y tế An Giang công nhận, trong đó, có nhiều sáng kiến tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật do tỉnh phát động, được ghi nhận đánh giá cao.

Khi cùng đồng nghiệp chăm sóc người bệnh hay khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chuyên môn tại các khoa, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để người bệnh được chăm sóc một cách tốt nhất? An toàn nhất? Làm thế nào để nhân viên y tế phục vụ người bệnh được tốt nhất? Người làm công tác y tế phải có nhiều thời gian học và cập nhật kiến thức liên tục để áp dụng thuần thục và sáng tạo trong thực hành nghề nghiệp. Đó là những động lực giúp chị luôn tìm tòi học hỏi, phát triển những ý tưởng thành những sáng kiến cải tiến áp dụng vào thực tiễn, chị Thoa đã chia sẻ.

Trong quá trình làm việc, chị nhận ra vấn đề khi đánh giá quy trình, kỹ thuật của điều dưỡng tại bệnh viện phải đánh giá dựa theo bảng kiểm. Cùng đó, phòng điều dưỡng cùng các điều dưỡng trưởng có nhiệm vụ phải đánh giá kiểm tra điều dưỡng viên của mình trên bảng kiểm giấy rồi nộp lại cho phòng. Phòng điều dưỡng có nhiệm vụ sắp xếp, thống kê các bảng kiểm lại trên máy tính bằng file Excel, từ đó công bố kết quả đánh giá nhân viên. Theo quy trình thì rất mất thời gian, kết quả thống kê đôi khi sai sót và tốn nhiều chi phí trong việc in ấn,… Từ đó, chị nhận thấy được việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm tra đánh giá là cần thiết, nên chị cùng với các đồng nghiệp đã xây dựng nên bộ công cụ đánh giá, kiểm tra các hoạt động, quy trình, chuyên môn điều dưỡng dựa trên Google form. Cụ thể: "Ứng dụng công cụ Google Forms trong giám sát quy trình kỹ thuật điều dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá năng lực và chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế".

Khi sáng kiến được áp dụng đã giảm thiểu được thời gian, tiết kiệm chi phí, việc xử lý số liệu hoàn toàn dựa vào công nghệ thông tin đã bảo đảm được tính trung thực, khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, mức độ hoàn thành đúng quy trình khi thực hành trên bệnh nhân của từng điều dưỡng viên trong bệnh viện theo từng tháng, quý và cả năm… góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của bệnh viện.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Kết nối, chia sẻ dữ liệu mạng không ổn định, các cán bộ y tế còn chưa thích nghi với việc sử dụng công nghệ số thay cho giấy tờ. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y, mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng, năm 2022, tôi cùng các đồng nghiệp nghiên cứu cải tiến các hình thức giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bằng phương pháp quét mã QRcode.

Năm 2023, chị đã nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ Google sheets để theo dõi tiến độ công việc tại phòng điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang" và là tác giả đề tài nghiên cứu: "Khảo sát tỉ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang".

Các đề tài khoa học, giải pháp, sáng kiến của chị đã góp phần xứng đáng vào công cuộc hiện đại hoá bệnh viện xứng tầm là Bệnh viện hạng I của tỉnh An Giang.

 Guong-CD-BV-dkttag-2.jpg

Chị Thoa không ngừng gợi mở cùng đồng nghiệp thảo luận các giải pháp, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Sáng tạo vì đoàn viên, người lao động

Nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện, lao động tích cực, sáng tạo, với vài trò Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, chị Thoa đã tìm tòi, sáng tạo, tham mưu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao cho đoàn viên, người lao động. Theo đó, hàng năm, vào các dịp mừng Đảng, mừng Xuân, chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), chào mừng Ngày thành lập Bệnh viện… chị đều tham mưu tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… như: Hội thi trang trí khoa, phòng Xuân; Hội thi Rung chuông vàng với chủ đề "Y đức vững vàng - Tài năng tỏa sáng", Hội thi văn nghệ, các trò chơi dân gian, đố vui có thưởng… thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia. Các hoạt động còn tạo được sân chơi, giảm áp lực làm việc mệt nhọc theo đặc thù của ngành y, tạo sự đồng thuận, thoải mái, sự đoàn kết thân ái giữa các đoàn viên trong bệnh viện.

Guong-CD-BV-dkttag-3.jpg

Chị Thoa (giữa) cùng đồng đội tham gia Hội thi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giỏi, thân thiện do Công đoàn ngành Y tế tổ chức năm 2023.

Chị còn tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị tổ chức kịp thời, chu đáo Hội nghị Cán bộ công chức hàng năm. Tại hội nghị thủ trưởng đơn vị và Ban Chấp hành CĐCS giải đáp nhiều ý kiến thắc mắc của đoàn viên, người lao động, đặc biệt thực hiện đúng các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, công chức theo quy định, ngoài các khoản thu nhập theo quy định mỗi cá nhân còn có thêm khoản thu nhập tăng thêm. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở tăng cường các hoạt động chăm lo đời sống, tặng quà cho đoàn viên vào các dịp lễ, kỷ niệm trong năm, thăm hỏi kịp thời đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo…

Chị luôn nêu gương cho đoàn viên, người lao động trong việc hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do công đoàn cơ sở phát động, đặc biệt hưởng ứng việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt phong trào thi đua về "Đổi mới phong cách, thái độ ứng xử của cán bộ y tế, hướng đến sự hài lòng của người bệnh", "Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế", phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức, thi đua thực hiện văn hóa công sở", giai đoạn 2019 - 2025.

Sự hài lòng của người bệnh trong khám chữa bệnh là một kho tàng vô giá của bệnh viện, của khoa và cũng là niềm vui để chị tiếp tục nghiên cứu, cống hiến cho sự nghiệp "Y đức", chị Thoa đã chia sẻ.

CẨM TÚ

True
An Giang tổ chức Họp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinTrường GiangAn Giang tổ chức Họp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/SiteAssets/AG-69nam-thaythuoc-vn-7.jpg
26/02/2024 5:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 26/2, Sở Y tế An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024). Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi lẵng hoa chúc mừng.

AG-69nam-thaythuoc-vn-1.jpg
Đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu

Đến dự có đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đặng Hồng Tuấn, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Nguyễn Thị Phương Linh, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở ban, ngành, hội liên quan; Ban Giám đốc Sở Y tế; lãnh đạo đơn vị y tế đã nghỉ hưu; Thầy thuốc ưu tú; Công đoàn Ngành Y tế An Giang; Trưởng, phó phòng ban Sở Y tế; lãnh đạo các đơn vị y tế tuyến tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Y tế; Trung tâm Y tế cấp huyện…

AG-69nam-thaythuoc-vn-2.jpg
Đại biểu Lãnh đạo tham dự

AG-69nam-thaythuoc-vn-3.jpg
Đại biểu nguyên lãnh đạo ngành Y tế

AG-69nam-thaythuoc-vn-4.jpg
TS, BS. Trần Quang Hiền -TUV, Giám đốc Sở Y tế phát biểu chào mừng

Phát biểu chào mừng, TS, BS. Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế bày tỏ sự vui mừng, trân trọng cảm ơn lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành địa phương quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt và dành tình cảm đặc biệt đối với ngành Y tế trong suốt thời gian qua, giúp ngành hoàn thành nhiệm vụ cao cả “chữa bệnh cứu người”. Giám đốc Sở Y tế gởi lời biết ơn chân thành đến các thế hệ tiền bối đã có công gầy dựng để ngành Y tế An Giang phát triển vững mạnh. Đồng chí cho rằng đây là dịp ôn lại kỷ niệm, lắng nghe ý kiến tư vấn của các bậc lão thành để thế hệ hôm nay tiếp tục hoàn thành sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân…  

AG-69nam-thaythuoc-vn-5.jpg
DS, CK2. Từ Hoàng Tước - Phó Giám đốc Sở Y tế đọc thư của Bác Hồ gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu năm 1955

Tại buổi Lễ trang trọng, ấm áp, đại biểu nghe đại diện lãnh đạo Sở Y tế đọc Thư Bác Hồ gửi cán bộ ngành y tế trong Hội nghị cán bộ y tế năm 1955; xem phóng sự giới thiệu kết quả đạt được của ngành Y tế An Giang năm 2023; nguyên lãnh đạo Sở phát biểu cảm tưởng.

AG-69nam-thaythuoc-vn-6.jpg

Phát biểu cảm tưởng, DS. Hoàng Thọ Phồn, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế biểu thị sự vui mừng khi được mời về dự Lễ, có dịp thăm lại đồng nghiệp, nghe thành tựu đạt được của ngành, vinh dự, tự hào, cảm kích sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y khoa hiện đại cho ngành; được ôn lại kỷ niệm với ngành; nghe Thư của Bác Hồ đối với ngành thấy trách nhiệm của mình rất lớn đối với người bệnh, thôi thúc lương tâm của người thầy thuốc phải làm, tiếp tục phải làm tốt sứ mệnh cao cả được Đảng, Nhân dân và người bệnh giao phó.

AG-69nam-thaythuoc-vn-7.jpg
TS, BS. Trần Quang Hiền - Giám đốc Sở Y tế tặng hoa tri âm các đồng chí nguyên lãnh đạo sở

Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Lê Văn Phước ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cống hiến to lớn của ngành Y tế. Đồng chí gửi tới những Thầy thuốc lời chúc mừng tốt đẹp nhất cùng tình cảm thân thiết, quý trọng và lòng biết ơn chân thành. Đồng chí cho biết, năm 2023 vừa qua, cùng với tình hình chung của đất nước, tỉnh An Giang cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, tác động trực tiếp đến tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, tỉnh An Giang tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc, đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng GRDP là 7,34% (đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thứ 11 so với cả nước)… trong đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ ngành Y tế tỉnh nhà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhắc lại lời dạy căn dặn của Bác Hồ đối với người thầy thuốc, đó là: Các cán bộ y tế phải thật thà đoàn kết, vì có thật thà đoàn kết mới vượt qua khó khăn để giành thắng lợi; phải thương yêu người bệnh và xem người bệnh như anh em ruột thịt của mình; là xây dựng nền y học nước nhà phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc và đại chúng.

Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước lưu ý toàn ngành Y tế An Giang cần chủ động triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm: Ngành có giải pháp triển khai quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch số 48-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở; Tăng cường công tác y tế dự phòng, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế - dân số, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn, đẩy mạnh công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn, thương tích, phòng chống HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm; Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế; Nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề y, có cơ chế phù hợp giữ chân anh em; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đấu thầu tập trung mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân...

Nhắc lại nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt; phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị ngành Y tế tập trung hơn nữa cho công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành y tế vững vàng về chính trị, chuyên môn, gương mẫu về đạo đức, không ngừng đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp “lấy người bệnh làm trung tâm”, nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo; từng bước đưa công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế hội nhập quốc tế, có chất lượng cao về chuyên môn và y đức, thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả “chữa bệnh cứu người”, góp phần đưa tỉnh An Giang - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng phát triển nhanh, bền vững, văn minh, hiện đại.

Trường Giang

True
Nghề Y cao quý!Chăm sóc sức khỏe nhân dânTTCTTTNghề Y cao quý!/SiteAssets/Y-te-ag-trienkhai-24-3.jpg
26/02/2024 10:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Mỗi một ngành nghề trong xã hội đều giữ vai trò, vị trí quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, đòi hỏi phải có “đạo đức nghề nghiệp”, lương tâm, trách nhiệm của người làm nghề. Danh y Lê Hữu Trác đã từng nói “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”, vì nghề y là một nghề đặc thù, liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người nên đòi hỏi thầy thuốc phải có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp mà xã hội gọi là Y đức.

TS, BS. Trần Quang Hiền - TUV, Giám đốc Sở Y tế An Giang

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp truyền thống đạo đức dân tộc với đạo đức cách mạng, gắn y đức của người thầy thuốc với bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, nâng y đức Việt Nam lên một tầm cao mới. Theo Bác, người thầy thuốc cách mạng “muốn hồng phải chuyên sâu”, muốn y đức được thực hiện đầy đủ và có ý nghĩa thực tiễn thì cần không ngừng trau dồi y lý, y thuật và luôn biết tự làm giàu trí tuệ cho mình. Lời dạy của Người đã trở thành phương châm và khẩu hiệu của ngành Y tế, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y học nước ta. Ngày 06/11/1996, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 2088/BYT-QĐ quy định về y đức tức là tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế, gồm có 12 điều. Những nội dung trọng tâm của 12 điều y đức là những quy định về tinh thần trách nhiệm, thái độ của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, thái độ niềm nở, tận tình, khẩn trương tổ chức khám, chữa bệnh, tôn trọng bệnh nhân không phân biệt giàu nghèo, không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, trong điều trị bệnh phải tận tình, chu đáo, luôn có mặt ở vị trí công tác, theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời các tình huống.

Hiện thực vừa qua, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chúng ta đã trải qua muôn vàng khó khăn tưởng chừng như không thể kiểm soát được, và rồi với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã vượt qua, dịch COVID-19 đã được kiểm soát.


Tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những chuẩn mực đạo đức vẫn không thay đổi và 12 điều y đức nước ta cơ bản cũng phù hợp với qui ước y đức của Tổ chức Y khoa Thế giới (World Medical Association). Song, để duy trì, phát triển y đức Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một thách thức. Người thầy thuốc đứng trước vấn đề về kinh tế, về đời sống vật chất, sẽ phải đấu tranh để giữ vững bản chất, bảo vệ trong sáng cho y đức trước những cám dỗ của đồng tiền, của thị trường tự do, đồng thời còn phải thực hành nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với một xã hội đang tiến dần lên công nghiệp và hiện đại, trong từng mặt khoa học công nghệ, khoa học y học đều mang tính kinh tế.

Để hình thành cho mình những phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc thời kỳ công nghiệp hiện đại, bên cạnh 12 điều y đức là tiêu chuẩn nòng cốt mà người thầy thuốc phải tu dưỡng, rèn luyện thì việc rèn luyện và thực hành văn hóa ứng xử của người thầy thuốc cũng là một phần thước đo đạo đức trong ngành y. Mỗi thầy thuốc phải có một trái tim nhân hậu của người mẹ hiền, một bộ não của nhà khoa học, một đôi tay khéo léo, một tâm hồn trong sáng chân thành. Khéo léo, lịch thiệp, tôn trọng, thấu cảm, chân thành là những nét văn hóa ứng xử trong ngành Y tế, để tăng niềm tin, gắn kết các mối quan hệ với người bệnh, với đồng nghiệp, với những người xung quanh và có một môi trường làm việc thân thiện hơn. Người thầy thuốc phải tự nhận thức và rèn luyện không ngừng để hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của bản thân mỗi con người trong ngành Y tế.

Giải pháp nâng cao y đức trong xã hội hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thời cơ rất tích cực cho nước ta, trong đó ngành Y có nhiều điều kiện phát triển, đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ và cống hiến to lớn, nhưng những thách thức và tác động tiêu cực cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có những ảnh hưởng đến việc giữ gìn y đức của người thầy thuốc. Việc nâng cao y đức trong các cơ sở y tế vừa góp phần giữ vững truyền thống đạo đức, làm đẹp thêm hình ảnh và sự tôn vinh của xã hội, cộng đồng đối với thầy thuốc, vừa góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Điều này đòi hỏi các cấp ủy đảng và tập thể lãnh đạo các cơ sở y tế phải tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp, cụ thể:


Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chú trọng nâng cao tính tự giác rèn luyện của thầy thuốc trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nhằm nâng cao nhận thức, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể; giữa nhu cầu cá nhân với thực tiễn khả năng đáp ứng của đơn vị. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì người thầy thuốc rất dễ gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và nảy sinh tâm lý hưởng thụ.

Xây dựng môi trường y đức thật sự trong sạch, lành mạnh, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về y tế, đi đôi với việc đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực về y đức. Chống mọi hiện tượng thiếu mẫu mực, những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật, buông thả về đạo đức lối sống. Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái trong đội ngũ thầy thuốc trong từng các cơ sở y tế.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, đào tạo, sử dụng cán bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác quản lý kinh tế y tế, tìm ra những giải pháp, hướng đi phù hợp với thực tiễn đơn vị mình để vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa có điều kiện tăng nguồn thu của đơn vị, cải thiện điều kiện vật chất một cách chính đáng cho cán bộ, nhân viên, tạo động lực, động viên họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

TS, BS. TRẦN QUANG HIỀN

TUV, Giám đốc Sở Y tế An Giang

True
Lương y kiêm từ mẫu Chăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtHữu ThịnhLương y kiêm từ mẫu /SiteAssets/BVDK-khuvuc-cc-1.jpg
24/02/2024 6:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và luôn quan tâm đến xây dựng nền y học và y đức của người thầy thuốc Việt Nam. Theo Người, ngành y tế cũng như các thầy thuốc Việt Nam “Lương y phải như từ mẫu”, phải là người mẹ hiền và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh.

Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, trong Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”.


Nhiệm vụ của ngành y tế và phẩm chất của người thầy thuốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc tháng 6/1953. Người cho rằng: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Đây là phẩm chất cao quý nhất trong thang giá trị y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Người, thầy thuốc phải thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa chữa bệnh tật, vừa chữa “tâm bệnh” như một nhà tâm lý học thân thiết, như người mẹ hiền của bệnh nhân.

Điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy thuốc phải như người mẹ hiền. Trong lời căn dặn “Lương y phải như từ mẫu”, Bác dùng chữ “phải” với mong muốn nhấn mạnh, người thầy thuốc đồng thời phải là người mẹ hiền, phải hội tụ đầy đủ các đức tính tốt đẹp như thương yêu, dịu dàng, tận tình, chu đáo, chịu khó, chịu khổ, sẵn sàng hy sinh để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu, như vụ lợi, tiêu cực, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc với người bệnh, tắc trách trong công việc,v.v..

Tại Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ y tế “cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Điều này cho thấy quan điểm “thầy thuốc như mẹ hiền” chính là điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là trách nhiệm và lương tâm của thầy thuốc đối với người bệnh. Có lương tâm với người bệnh chính là cơ sở để hình thành những đức tính cần thiết khác của người thầy thuốc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, y đức không chỉ là lòng yêu thương người bệnh vô bờ bến, mà còn là sự say mê nghề nghiệp, luôn trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn và kiến thức nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân. Người thầy thuốc cách mạng muốn hồng phải chuyên sâu, muốn cho y đức được thực hiện đầy đủ và có ý nghĩa thực tiễn thì cần không ngừng trau dồi y lý, y thuật và luôn biết tự làm giàu trí tuệ cho mình.  Do đó, Người luôn nhắc nhở đội ngũ thầy thuốc, “về chuyên môn, cần thường xuyên học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, y đức được nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài việc mang tính chất trách nhiệm, bổn phận, còn mang sắc thái tình cảm cao cả, thiêng liêng, máu mủ, ruột thịt, gắn bó keo sơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền y đức mới, y đức cách mạng. Tư tưởng của Người mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành y tế nước ta nói chung và ngành y tế An Giang nói riêng.


Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua các thế hệ đội ngũ cán bộ y tế  An Giang vẫn luôn giữ vững, trau dồi y đức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, không quản ngày đêm, hy sinh thầm lặng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Rất nhiều thầy thuốc đã nêu gương sáng cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID - 19, những đóng góp, hy sinh của cán bộ y tế không thể đong đếm được. Trong cuộc chiến không tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm này, những chiến sĩ áo trắng ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu chống dịch, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khoẻ, âm thầm lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho Nhân dân. Đó là minh chứng tiêu biểu, hùng hồn nhất về y đức của đội ngũ cán bộ y tế tỉnh nhà, góp phần thực hiện tốt phương châm “Lương y phải như từ mẫu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị. 

Thời gian tới, để những hình ảnh của người thầy thuốc An Giang đẹp mãi trong lòng Nhân dân, để cho y đức luôn là niềm tự hào của ngành y tỉnh nhà, mỗi thầy thuốc nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, giá trị to lớn của ngành y đối với xã hội; tiếp tục ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực của Chủ tịch Tôn Đức Thắng; quyết tâm nêu cao lòng nhân ái, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân; xây dựng môi trường y đức thật sự nhân văn, trong sạch, lành mạnh, đi đôi với đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực về y đức... Có như thế cán bộ y tế mới thật sự xứng đáng với những lời dạy của Bác, với truyền thống vẻ vang của ngành y, xứng đáng với vẻ đẹp nhân văn của những chiến sỹ khoác áo blouse trắng trên mặt trận chống bệnh tật và cứu người./.

Nguyễn Hữu Thịnh

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

False
An Giang thực hiện tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm TếtChăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuAn Giang thực hiện tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm Tết/SiteAssets/Ktra-hanghoa-sautet-1.jpg
15/02/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 15/2, Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh An Giang về An toàn thực phẩm cho biết: Tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân năm 2024.

 Ktra-hanghoa-sautet-1.jpg

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh thanh tra, kiểm tra thị trường Tết

Cụ thể, tỉnh đã thành lập 134 đoàn thanh tra, kiểm tra từ tỉnh đến cơ sở; kiểm tra 1.839 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố. Kết quả, có 1.792 cơ sở đạt (chiếm tỷ lệ 97,4%); 47 cơ sơ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở, số tiền gần 25,5 triệu đồng. Một số cơ sở vi phạm do mới hoạt động kinh doanh nên chưa thực hiện đúng quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm (thiếu về điều kiện trang thiết bị bảo hộ cần thiết như găng tay, tạp dề, nón bảo hộ ....)

 Ktra-hanghoa-sautet-2.jpg

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã kiểm tra tại 9 cơ sở sản xuất, kinh doanh và lấy 10 mẫu sản phẩm thực phẩm để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm; triển khai 2 đợt kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản; sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, hóa chất, thức ăn dùng trong chăn nuôi. Quản lý thị trường tỉnh An Giang chủ trì kiểm tra 6 vụ, phát hiện 3 vụ vi phạm...

Công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm giúp tổ chức, cá nhân nắm và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm. Công tác nắm bắt thông tin được triển khai kịp thời, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

HẠNH CHÂU

False
Tân Châu: Phát huy hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, ứng dụng nhiều thiết bị hiện đại y họcChăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtHạnh PhúcTân Châu: Phát huy hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, ứng dụng nhiều thiết bị hiện đại y học/SiteAssets/TC-khamchuabenh-2.jpg
13/02/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Năm 2023, là năm đánh dấu sự phấn đấu không ngừng của Ngành Y tế Tân Châu trong việc thực hiện mục tiêu quan trọng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn. Với mục tiêu đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Những năm qua Ngành Y tế trên toàn thị xã luôn quan tâm thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân và đạt được những kết quả quan trọng.


Với phương châm “sáng về y đức, giỏi về thủ thuật”, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Tân Châu tập trung đẩy mạnh về cải cách thủ tục hành chính, đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng điều trị, tiếp nhận người bệnh đúng quy trình, thường xuyên cập nhật phác đồ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cập nhật kiến thức mới, tăng cường công tác hội chẩn, sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ. Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Hoài Tâm, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu cho biết thêm: “Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu đó là việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, như là hệ thống phẫu thuật hiện đại, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Phaco, sử dụng tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu não, máy thở. Bệnh viện luôn tăng cường sử dụng các kỹ thuật mới như là phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi sản phụ khoa, phẫu thuật Phaco, nhằm giúp tăng độ chính xác và hiệu quả của việc điều trị, và đặc biệt là hệ thống phòng mỗ hiện đại, giúp cho nhân viên y tế có cái nhận diện chính xác và nhanh chóng về tình trạng bệnh lý. Qua đó nâng cao được chuẩn đoán và quản lý bệnh lý”.


Đối với Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu triển khai mạnh mẽ các kỹ thuật chuyên môn, ứng dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại. Hệ thống gây mê kèm máy thở hiện đại với bác sĩ gây mê đủ năng lực hoạt động. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu luôn chú trọng, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế; thường xuyên cử tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế, tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ y tế thông qua các khóa đào tạo, từ đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện được nâng cao trình độ trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, chữa bệnh.

Trong công tác khám chữa bệnh bằng BHYT, ngành Y tế thị xã từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân châu, Trung tâm y tế thị xã đến các trạm y tế các xã phường trên địa bàn luôn đảm bảo thực hiện tốt việc khám chữa bệnh BHYT, luôn quan tâm ưu tiên các đối tượng gia đình chính sách, người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cán bộ BHXH thị xã Tân Châu để giải quyết những thắc mắc trong quá trình thực hiện. Cô Lê Thị Hồng Loan, ngụ phường Long Hưng nói: “Hai tuần thì chị đi khám 1 lần, chị thấy rất là tiện lợi, vì gần nhà, bác sĩ ở đây cũng rất là nhiệt tình, rất là tốt đối với người dân ở đây, chị thấy rất là tiện, không phải đi xa, gần nhà nên tiện. Ở đây chị được thanh toán không phải đống 1 đồng nào hết, thuốc tương đối đầy đủ”.

Trong năm, tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn còn với tỷ lệ khá cao, thế nhưng Trung tâm y tế thị xã thực hiện tốt việc kiểm soát bệnh, không để bệnh bùng phát, lây lan, hạn chế số ca mắc cũng như tử vong do bệnh. Trung tâm y tế thị xã kịp thời chỉ đạo, phối hợp các trạm y tế xã phường tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, phun hóa chất, xử lý các ổ dịch, thường xuyên giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời không để dịch xảy ra; bố trí đầy đủ thuốc, trang thiết bị dụng cụ phục vụ khám chữa bệnh. Nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Bác sĩ CK II Nguyễn Phước Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã chia sẻ: “Trong các kỹ thuật được chuyển giao thì có các kỹ thuật về sơ cấp cứu, kỹ thuật về xét nghiệm Trunat, kỹ thuật về tầm soát lao cộng đồng, ngoài ra các kỹ thuật phục vụ cho các chương trình như chương trình tăng huyết áp đái tháo đường, tập huấn về vấn đề quản lý chuyển giao hồ sơ, từng bước thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, theo lộ trình Bộ y tế ban hành. Ngoài ra thì các nghiên cứu thì chúng tôi cũng đầu tư vô cho các nghiên cứu y tế cơ bản, như nghiên cứu về hậu COVID-19, nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, nghiên cứu về sức khỏe sinh sản”.


Để đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong thời gian tới, thị xã Tân Châu xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế từ thị xã đến cơ sở; chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 2 tuyến huyện và xã; đầu tư trang thiết bị, xây dựng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế vừa có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức, cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh. Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Hoài Tâm, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu nhấn mạnh: “Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong thời gian tới, thì bệnh viện cũng đề ra những mục tiêu, phương hướng như sau, thứ 1 là tăng cường công tác đào tạo, đào tạo cho đội ngũ y tế đều có kỹ năng chuyên môn cao. Thứ 2 mở rộng cơ sở vật chất, nâng cấp các trang thiết bị, nhằm cung cấp đa dạng các phương thức chăm sóc sức khỏe đa dạng cho người dân. Mở rộng dịch vụ và khám chuyên môn sâu như là thận nhân tạo, phát triển phẫu thuật nội soi để cung ứng đa dạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân”.

TC-khamchuabenh-4.jpg

Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo đảm vận hành hiệu quả hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao trong cộng đồng, ngành Y tế thị xã Tân Châu không ngừng thực hiện, chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh ở các tuyến. Phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu; phát huy lợi thế y học cổ truyền, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe; giúp cho người dân hưởng được lợi ích từ sự phát triển của lĩnh vực y tế./.

Hạnh Phúc

False
Ngành Y tế An Giang triển khai nhiệm vụ năm 2024Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinTrường GiangNgành Y tế An Giang triển khai nhiệm vụ năm 2024/SiteAssets/Y-te-ag-trienkhai-24-3.jpg
31/01/2024 8:35 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 30/01, Sở Y tế An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Y tế năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. TS, BS Trần Quang Hiền, TUV, Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh…; trưởng các phòng ban Sở Y tế; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Thường trực Ủy ban nhân dân, thủ trưởng các đơn vị y tế các huyện, thành, thị trong tỉnh; các đơn vị y tế trong và ngoài công lập…

 Y-te-ag-trienkhai-24-1.jpg

Đại biểu tham dự Hội nghị

Y-te-ag-trienkhai-24-2.jpg 

Đại biểu xem phim tài liệu

Hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS, BS Trần Quang Hiền - Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong năm 2023, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương; sự nỗ lực, đồng sức, đồng lòng, quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo và thầy thuốc, ngành Y tế An Giang đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 Y-te-ag-trienkhai-24-3.jpg

TS, BS Trần Quang Hiền - TUV, Giám đốc Sở Y tế phát biểu khai mạc

Ngành Y tế đã đạt 2/3 chỉ tiêu do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh giao, gồm "số giường bệnh trên 10.000 dân (không tính trạm y tế)" đạt 27,5 giường và "số bác sỹ trên 10.000 dân" đạt 9,6 bác sỹ. Riêng chỉ tiêu "tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế" năm 2023 là 92,13%, thấp hơn kế hoạch đề ra (kế hoạch là 92,75%). Thêm nữa, chỉ tiêu "tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin" năm 2023 thực hiện đạt 52,5%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra (kế hoạch là 95%).

Giám đốc Sở nhấn mạnh: Điểm sáng của ngành là tỉnh đầu tiên trên cả nước áp dụng phương thức đấu thầu tập trung thuốc qua mạng, với tổng giá trị hơn 1.868 tỉ đồng và được Sở Y tế ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; tuyến y tế cơ sở hoàn thiện tổ chức, bộ máy, đầu tư cơ bản theo Nghị quyết của Chính phủ; đề xuất, tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức chi thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực Y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025...

Công tác khám, chữa bệnh nâng cao sức khỏe người dân tiếp tục được tập trung chú trọng, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ, ngày càng đáp ứng sự hài lòng của người dân; tăng cường triển khai các kỹ thuật y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao tại các đơn vị tuyến tỉnh, tuyến huyện, chuyển giao tuyến trên với tuyến dưới; kết hợp hiệu quả khám, chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại.

Đặc biệt, 03 bệnh viện tuyến tỉnh (gồm Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh và Bệnh viện Tim mạch) đạt công nhận Bạch Kim về diều trị đột quỵ của Hội Đột quỵ thế giới. Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền - phục hồi chức năng tỉnh An Giang quy mô 100 giường bệnh tại phường Bình Đức, TP Long Xuyên đã hoàn thành và đang đưa vào hoạt động.  

Năm 2023, các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh đã khám, chữa bệnh cho 8.938.491 lần (đạt 91,95% kế hoạch năm), trong đó số lần khám bệnh tại các cơ sở điều trị trong tỉnh là 7.975.354 lần, đạt 95,1% kế hoạch năm. Thực hiện điều trị nội trú cho 324.622 lượt bệnh đạt 106,9% kế hoạch năm. So với cùng kỳ năm 2022 số lần khám bệnh tăng 26,1%, số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 3,4% (cùng kỳ năm 2022 số lần khám bệnh 6.323.580 lần, điều trị nội trú: 314.056 lượt bệnh).

Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, y học cổ truyền, dân số, an toàn thực phẩm, quản lý môi trường y tế, đào tạo phát triển nhân lực y tế, chuyển đổi số y tế … tiếp tục được chú trọng. Các hoạt động phối hợp liên ngành, truyền thông được tăng cường nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.

Những thách thức trong năm 2023

Năm qua, ngành Y tế An Giang tiếp tục đối mặt với sự bùng phát mạnh và biến chứng nặng của dịch bệnh tay chân miệng, tạo sức ép lớn cho ngành khi đối mặt với tình hình dịch chồng dịch.

Tình trạng thiếu một số loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng như vắc xin DPT (phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván), vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh Viêm gan B - Bạch Hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib), ảnh hưởng lớn đến công tác phòng các bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Tình hình nhân lực tuyến y tế cơ sở vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt đối với tuyến xã; chế độ về phụ cấp ưu đãi nghề, độc hại, …; chính sách thu hút nhân viên y tế về công tác tại tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế,... do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột, chiến tranh tại một số quốc gia trên thế giới.

Mức chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực và các nhóm đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo một số nơi còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; còn tồn tại một số tập quán, lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến bất bình đẳng về tình trạng sức khỏe, gánh nặng bệnh tật và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu, sạt lỡ bờ sông, ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng đã tác động không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Y-te-ag-trienkhai-24-4.jpg

BS, CK2. Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Bệnh viên Đa khoa Trung tâm An Giang phát biểu

Tại hội nghị, các đại biểu xem phim tư liệu "Chặng đường hoạt động ngành tế năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; nghe đại diện lãnh đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, phòng chuyên môn Sở, trung tâm y tế tuyến huyện chia sẻ kinh nghiệm về các chủ đề: Một vài kinh nghiệm của đơn vị khi thực hiện công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế tại Bệnh viên Đa khoa Trung tâm An Giang; tổ chức cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh; thực trạng công tác quản lý tài chính, trang thiết bị y tế tại tuyến y tế cơ sở; tình hình công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực y tế năm 2023, thực trạng và giải pháp; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Châu Phú…

 Y-te-ag-trienkhai-24-5.jpg

BS, CK1. Hà Minh Đức đại diện lãnh đạo BVĐK khu vực tỉnh phát biểu

 Y-te-ag-trienkhai-24-6.jpg

DS, CK2. Phạm Vĩnh Thăng, Chánh Thanh tra Sở Y tế phát biểu

 Y-te-ag-trienkhai-24-7.jpg

BS.CK2. Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh phát biểu thảo luận về những khó khăn, vướng mắc của đơn vị và đề xuất giải pháp

Bức phá, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng phải chịu sự tác động nặng nề với hậu quả còn lâu dài của dịch COVID-19; tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập; tư tưởng e ngại trong công tác đấu thầu, mua sắm,...

Mục tiêu chung của ngành là tiếp tục phát triển sự nghiệp y tế tỉnh An Giang từng bước hiện đại, hoàn chỉnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần tăng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời đề ra 12 chỉ tiêu y tế cơ bản theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024.

Để triển khai thành công các mục tiêu, chỉ tiêu trên, ngành Y tế đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Kế hoạch số 48-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng "về tăng cường công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"; Kế hoạch số 49-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng"về công tác Dân số trong tình hình mới"; Tích cực triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội và Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế, nhất là phương thức đối tác công - tư, đẩy mạnh tự chủ tại các cơ sở y tế công lập và phát triển y tế tư nhân. Cụ thể, kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ tỉnh đến xã; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gắn với y học cổ truyền. Hoàn thiện, củng cố hoạt động các Trung tâm Y tế huyện đa chức năng để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ về: khám chữa bệnh, dự phòng, dân số và phát triển. 

Thứ hai, nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo sớm nguy cơ bùng phát dịch, chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế số ca mắc và tử vong. Song song đó, xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe, tổ chức tầm soát, quản lý các bệnh không lây nhiễm, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Thứ ba, nâng cao năng lực hoạt động tuyến y tế cơ sở là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tạo niềm tin cho người dân vào y tế cơ sở. Triển khai thực hiện trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phòng khám bác sỹ gia đình làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện, đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, duy trì và phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh làm bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện tuyến Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn từ tuyến tỉnh cho tuyến y tế cơ sở, giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, nâng cao năng lực thực hiện danh mục kỹ thuật của từng tuyến có chọn lọc ưu tiên phát triển theo từng giai đoạn phù hợp, từng bước tiến tới đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều giữa các tuyến; phát triển mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, lão khoa, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện phần mềm trong thống kê y tế điện tử, quản lý khám chữa bệnh, thanh toán BHYT; thực hiện hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 02/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chỉ đạo ngành Y tế triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực y tế. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách nhằm tạo đồng thuận xã hội.

TRƯỜNG GIANG

False
Đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Chăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtHạnh ChâuĐảm bảo an toàn thực phẩm Tết /SiteAssets/Ktra-dambao-attp-tet-1.jpg
25/01/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang tới gần, là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã gia tăng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Do đó, việc tăng cường quản lý, kiểm tra bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) cần được tăng cường, nhằm phục vụ Nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe.

 Ktra-dambao-attp-tet-1.jpg

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024

Tràn lan thực phẩm Tết không rõ nguồn gốc

Quan sát tại các chợ, điểm bán nhỏ lẻ cho thấy, có nhiều điểm bán thực phẩm Tết dưới dạng cân ký hoặc đóng trong gói, hộp, keo. Sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm ngoại nhập tràn lan. Tuy nhiên, hàng hóa này không có nhãn ghi thông tin về tên sản phẩm, đơn vị sản xuất, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hàng hóa nhập khẩu không có nhãn tiếng Việt... Nhất là những sản phẩm "nhà làm": Khô bò, khô gà, dưa kiệu, dưa đầu heo... Người bán thì cho rằng, đặc sản nhà làm quan trọng là ngon, sạch, không cần nhãn mác. Còn người mua "dễ dãi" cũng ậm ừ: Thấy giá cả cũng hợp lý.

Ngoài thịt bẩn, thịt gia súc, gia cầm trôi nổi, hàng hóa không rõ nguồn gốc trà trộn, len lỏi vào thị trường Tết, cơ quan chức năng còn cảnh báo vào dịp Tết, nhất thị trường quà biếu, tặng rất sôi động, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm. Như sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, bánh, mứt, kẹo đã quá đát, rồi đóng nhãn mác mới tung ra thị trường. Hay thực phẩm đã quá hạn, ôi thiu, được tích trữ trong các kho lạnh, đem tung ra thị trường vào dịp Tết...

Kiên quyết kiểm tra, xử lý

Để bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội Xuân 2024 phục vụ Nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, các ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời xử lý các vi phạm. "Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cấp xã tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các huyện có cửa khẩu, các địa phương có nhiều điểm tham quan du lịch. Nhằm bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm; ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết" -TS.BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế cho biết.

 Ktra-dambao-attp-tet-2.jpg

Nhiều sản phẩm phục vụ thị trường Tết không có nhãn phụ tiếng Việt

Kiểm tra tại điểm bán hộ kinh doanh Tăng Kim Phượng (phường Mỹ Long, TP Long Xuyên), Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh phát hiện có 23 loại hàng hóa có nhãn tiếng Việt không đúng, không nhãn, hàng hóa ngguồn gốc nước ngoài không có nhãn tiếng Việt. Đoàn tiến hành lập biên bản, niêm phong hàng hóa để xử lý. Bà Tăng Kim Phượng cho biết: "Ngoài lấy sản phẩm của các công ty, còn lấy hàng của những người chạy xe hon-đa tới bỏ mối, tôi lấy mỗi thứ một ít và chỉ nhận hóa đơn bán lẻ".

Tại buổi kiểm tra, Chánh Thanh tra Sở Y tế Phạm Vĩnh Thăng đề nghị: "Cơ sở chưa thực hiện cam kết đảm bảo ATTP với Phòng Kinh tế TP Long Xuyên, kinh doanh hàng hóa thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đề nghị cơ sở dừng ngay việc kinh doanh các sản phẩm không rõ nguồn gốc nêu trên, đồng thời hết sức lưu ý việc đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng".

Kiểm tra tại cơ sở sản xuất pa-te chả lụa Chín Lụa (phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên), cơ sở có đầy đủ các hồ sơ pháp lý về ATTP cho loại hình kinh doanh thực phẩm; điều kiện vệ sinh, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất bảo đảm, có nguồn gốc nguyên liệu chế biến, nhãn dán đúng quy định. Qua test nhanh hàn the trên sản phẩm chả lụa, kết quả không phát hiện hàn the.

Kiểm tra tại hộ kinh doanh cơ sở bánh kẹo Kim Yến (phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên) cho thấy cơ sở có đầy đủ hồ sơ pháp lý về ATTP. Nhà xưởng rộng, phân khu hợp lý, có đủ máy thiết bị chuyên dụng để sản xuất. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định, đoàn kiểm tra nhắc nhở, khắc phục.

Hãy là người tiêu dùng thông thái

Chánh Thanh tra Sở Y tế Phạm Vĩnh Thăng cho biết: Kinh doanh hàng hóa sản xuất trong nước có nhãn không đầy đủ nội dung quy định, hàng hóa nhập khẩu không có nhãn, gồm nhiều chủng loại các sản phẩm ăn liền, chế biến dùng cho người lớn và trẻ em... Những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ như vậy khi người tiêu dùng sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi thực tế, không có biết bên trong đó chứa gì, sản xuất ngày nào, hạn sử dụng ra sao, khi nào hết hạn...  Chính vì thế, qua kiểm tra chúng tôi tăng cường truyền thông, giáo dục truyền thông, để người tiêu dùng từ một người tiêu dùng phóng khoáng sang người tiêu dùng thông thái. Tức người tiêu dùng dễ dãi thành người tiêu dùng hiểu biết. Hiểu biết về nhãn mác, về chất lượng sản phẩm, biết cách lựa chọn sản phẩm hàng hóa để phục vụ nhu cầu ăn uống của mình. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng kinh doanh nắm được kiến thức, để họ biết mối nguy hại của các sản phẩm không có nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu không đúng quy định. Đặc biệt, ngành chức năng siết chặt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Ngành Y tế khuyến cáo người tiêu dùng phải xem nhãn đầy đủ các tiêu chí: Hạn dùng, thành phần, không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng. Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết, để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng...

HẠNH CHÂU

False
Biến thể phụ JN.1 xuất hiện ở ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm nhắc lại Y tế dự phòngTinH.TBiến thể phụ JN.1 xuất hiện ở ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm nhắc lại https://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/Hieu-qua-tiem-vaccie.jpg
25/01/2024 9:00 SANoĐã ban hành
Trước việc số ca COVID-19 mới 2 tuần đầu của năm 2024 đã tăng 2,7 lần so với thời điểm trước đó, biến thể phụ “cần quan tâm” JN.1 đã xuất hiện ở ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế khuyến cáo 3 đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 là người từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vaccine mũi nào.

Biến thể phụ JN.1 đã xuất hiện ở ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh

Tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2024 do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/1, thông tin về số ca mắc COVID-19 trong thời gian qua ở nước ta, TS.BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng cho biết, trong 2 tuần đầu năm 2024 ghi nhận 419 ca mắc COVID-19 và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố; số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.


Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, Thành phố đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 trên bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn.

Cụ thể, có 12/16 bệnh nhân (chiếm 75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1, ngoài ra có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1, 2 ca nhiễm BA.2.86.1 và 1 ca nhiễm biến thể XDD. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, biến thể JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm (VOI), không có bằng chứng độc lực tăng lên dù số mắc có dấu hiệu tăng.

Từ ngày 18/12/2023 đến ngày 22/1/2024, các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh ghi nhận 94 ca mắc COVID-19 mới, điều trị nội trú đến từ TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác. Trong đó, 17 ca nặng phải thở oxy.

"Trước đó, trong năm 2023 TP vẫn ghi nhận rải rác ca mắc phải nhập viện, cũng có trường hợp phải thở oxy. Còn 17 ca nặng phải thở oxy là con số ghi nhận liên tiếp trong 5 tuần lễ. Một trong những đặc điểm khá quan trọng là hầu hết các trường hợp này thuộc nhóm nguy cơ, người cao tuổi có bệnh lý nền, có người chỉ tiêm 2, 3 mũi, không có mũi nhắc thứ 4 theo khuyến cáo của ngành y tế"- bà Nga nói và cho biết thêm ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn theo dõi sát các ca COVID-19 nhập viện.

Theo TS.BS Hoàng Minh Đức, hiện nay dịch bệnh truyền nhiễm đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Không ghi nhận các bệnh dịch nguy hiểm nhóm A. Các bệnh truyền nhiễm khác ổn định. Tuy nhiên, tại khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường; đây cũng là thời điểm nước ta chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, vì vậy người dân đi lại, giao lưu nhiều là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan và có nguy cơ gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Việt Nam còn hơn 400.000 liều vaccine COVID-19 nhưng mới có 100.000 người đăng ký tiêm

Cũng theo TS.BS Hoàng Minh Đức, sau phiên họp ngày 22/1 với Tổ chức Y tế thế giới về các vấn đề liên quan đến COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục họp với Hội đồng tư vấn về vaccine và tiêm chủng.

Theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, có 3 đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 là người từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý nền (tiêm nhắc lại vào thời điểm 9-12 tháng sau mũi cuối cùng), sau đó là phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vaccine mũi nào.

"Hiện nay chúng ta có hơn 400.000 liều vaccine COVID-19 của Pfizer hạn dùng đến tháng 9/2024, trong đó mới có 100.000 trường hợp đăng ký tiêm. Vì thế, các địa phương cần có kế hoạch tiêm vaccine cho nhóm nguy cơ cao"- TS.BS Hoàng Minh Đức nói. 

Liên quan đến vấn đề này, tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, các địa phương cần đăng ký số lượng người tiêm vaccine COVID-19, đồng thời triển khai truyền thông đến người dân về tiêm vaccine COVID-19 với những trường hợp đã được khuyến cáo...

Đến nay nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%./.

Nguồn: ĐCSVN

False
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Triển khai công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2024Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinTrường GiangBảo hiểm Xã hội Việt Nam: Triển khai công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2024/SiteAssets/BHXH-trienkhai-24-1.jpg
17/01/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 17/01, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 với các ban, bộ, ngành và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Cùng tham dự có: Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, Phó Chủ tịch chuyên trách HĐQL BHXH Nguyễn Văn Cường; các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; đại diện một số Bộ, ngành; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân. Đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh. Tham dự có các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh…

BHXH-trienkhai-24-1.jpg
Chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang

BHXH-trienkhai-24-2.jpg
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh

BHXH-trienkhai-24-3.jpg
Bí thư Ban Cán sự, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Ban Cán sự, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, năm 2023 trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; … Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã luôn chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT). Đồng chí cho biết, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố với 100% các xã (10.595 xã) đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT; 46/63 tỉnh đưa chỉ tiêu về tỷ lệ bao phủ BHXH, 60/63 tỉnh đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT vào chỉ tiêu phát triển KTXH ở địa phương; 22/63 tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm cho người tham gia BHXH tự nguyện, 62/63 tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm cho người tham gia BHYT…Với phương châm “hoàn thành chỉ tiêu độ bao phủ BHXH, BHTN, BHYT; giảm số tiền chậm đóng vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là trách nhiệm của ngành BHXH Việt Nam với nước, với dân”. Tỷ lệ người tham gia BHXH đạt khoảng 39,25% so với lực lượng lao động trong độ tuổi với 18,259 triệu người (đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ), trong đó khoảng 3,92% LLLĐ trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện với gần 1,83 triệu người (vượt 1,42% so với mục tiêu giai đoạn đến năm 2025 tại Nghị quyết 28-NQ/TW của BCH Trung ương); tỷ lệ người tham gia BHTN: đạt 31,58% LLLĐ trong độ tuổi với 14,693 triệu người (đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ); tỷ lệ người tham gia BHYT: đạt 93,307 triệu người, tăng 2,45% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm khoảng 93,35% dân số (vượt 0,15% so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ)…Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhận định, kết quả đạt được trong năm 2023 và những năm vừa qua là cơ sở, tiền đề để ngành BHXH Việt Nam triển khai công tác năm 2024 - năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025.

BHXH-trienkhai-24-4.jpg

Đại biểu xem phóng sự

Tại Hội nghị, đại biểu xem phóng sự “Bảo hiểm xã hội Việt Nam đoàn kết, sáng tạo hoàn hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Lãnh đạo các tỉnh, thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Thanh Hóa, Cà Mau, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh…phát biểu, tham luận làm rõ hơn kết quả đạt được, kinh nghiệm hay, bài học quý, phản ánh những khó khăn, vướng mắc; đề xuất những giải pháp khả thi, phù hợp giúp cho Ngành BHXH Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2024.

Tại An Giang, Bảo hiểm Xã hội tỉnh bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giao, Ngành đã chủ động triển khai thực hiện, lồng ghép các nhiệm vụ với việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn; Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tiếp tục được củng cố, kiện toàn đến cấp xã, huy động sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhờ đó, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đều tăng trưởng so với cuối năm 2022. Toàn tỉnh có 139.463 người tham gia BHXH, đạt 100,02% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 4,31% so với cuối năm 2022; chiếm 14,81% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN là 107.400 người, đạt 100,52% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 1,78% so với cuối năm 2022; chiếm 11,4% so với LLLĐ trong độ tuổi; có 1.752.263 người tham gia BHYT, đạt 100% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, tăng 1,16% so với cuối năm 2022; tỷ lệ bao phủ đạt 91,96% dân số, thấp hơn 0,79% so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao (92,75%).  

 BHXH-trienkhai-24-5.jpg

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm chính trị của toàn Ngành BHXH Việt Nam trong bối cảnh với nhiều khó khăn, thách thức.

Để tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, Phó Thủ tướng đề nghị ngành BHXH Việt Nam tập trung triển khai hiệu quả bảy nhóm giải pháp trọng tâm sau:

Một là, bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, kịp thời cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, kế hoạch công tác để triển khai trong toàn Ngành.

Hai là, chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật BHXH, BHYT cho phù hợp; phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả về những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm.

Ba là, tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; phân công, phân nhiệm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả đi đôi với kiểm tra, giám sát; khen thưởng kịp thời; xử lý nghiêm vi phạm.

Bốn là, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm tiền chậm đóng; giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHTN, BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

Năm là, khai thác, phát huy tối đa hiệu quả công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của Ngành để kiểm tra, phòng ngừa gian lận, trục lợi quỹ; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả.

Sáu là, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng các hình thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đẩy nhanh chuyển đổi số; hoàn thiện và kết nối hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHYT; cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo hiểm; ...

Bảy là, tổ chức đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về BHXH, BHYT.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tổng hợp, nghiên cứu, phối hợp với BHXH Việt Nam để giải quyết theo đúng thẩm quyền các vướng mắc về thể chế, thực hiện chính sách BHXH, BHYT như: sửa đổi, bổ sung đồng bộ Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm và các luật liên quan; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về khám bệnh, chữa bệnh, lao động... liên thông, chia sẻ với cơ quan BHXH và đảm bảo tính pháp lý, toàn vẹn của dữ liệu được liên thông; các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn; đưa chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình phát triển người tham gia BHXH, BHTN, BHYT vào nghị quyết, chương trình hành động, xác định đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với những thành tích đạt được trong năm 2023, Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, tập thể Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động Ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm 2024, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân.

 BHXH-trienkhai-24-6.jpg

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trao Huân Chương lao động hạng ba cho 02 cá nhân; trao Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho Bí thư Ban Cán sự, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.

TRƯỜNG GIANG

False
Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, góp phần nâng cao chất lượng giống nòiChăm sóc sức khỏe nhân dânTinTrường GiangMỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi/SiteAssets/Lists/YteSuckhoe/EditForm/Mittinh-danso-3.jpg
11/12/2023 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhằm tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chính sách dân số và phát triển, nâng cao chất lượng dân số, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương.

Sáng 11/12, tại công viên thị trấn Chợ Mới, Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác dân số tỉnh An Giang phối hợp với BCĐ công tác dân số huyện Chợ Mới long trọng tổ chức Lễ Mít tinh, diễu hành, phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt Nam 26/12/2023,với chủ đề “Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”.

Mittinh-danso-1.jpg
Đại biểu tham dự buổi Lễ

Mittinh-danso-2.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng

Mittinh-danso-3.jpg

Đến dự có các đồng chí lãnh đạo là thành viên Ban Chỉ đạo: Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; DSCK II. Từ Hoàng Tước, Phó Giám đốc Sở Y tế; đại diện một số sở, ngành, đoàn thể; Hà Minh Trang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trần Minh Dững, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới; đại diện Trung tâm Y tế 11 huyện,thị, thành phố và hơn 1.000 đại biểu là CB, CC,VC, quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang; đoàn viên, thanh niên, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới; cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số 18 xã, thị trấn cùng tham dự lễ mít tinh.

Mittinh-danso-4.jpg
Phó giám đốc Sở Y tế Từ Hoàng Tước đọc diễn văn khai mạc tại buổi Lễ

Phát khai mạc, Phó Giám đốc Sở Y tế Từ Hoàng Tước cho biết, thời gian qua, công tác dân số luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, các chỉ tiêu về dân số năm 2023 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mức giảm sinh của tỉnh đã đạt được theo kế hoạch so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 69,37, cao hơn kế hoạch năm 2023 (69%); số phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đến năm 2023 là 10,347 phụ nữ; số trẻ được sàng lọc sơ sinh là 14.309 trẻ, trong đó số trẻ nghi ngờ bất thường là 95 trẻ; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân thực hiện được 15.523, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, đạt 102,26% kế hoạch năm, kết quả đạt được đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng cuộc sống của Nhân dân và thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở cho biết, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Song, công tác dân số và phát triển đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, những vấn đề mới nảy sinh. Đó là cơ cấu dân số có những biến đổi nhanh, tỷ số giới tính trẻ mới sinh đang có chiều hướng tăng, tình trạng già hóa dân số đến sớm hơn...; chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước làm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Từ thực tiễn trên, Phó Giám đốc Sở đề nghị toàn ngành dân số tăng cường truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển, tuyên truyền việc “Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức”. Tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động về lựa chọn giới tính khi sinh; thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con, đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế để quy mô dân số đạt khoảng 2,3 triệu người vào năm 2030; đổi mới toàn diện và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp với từng đối tượng, nhất là địa bàn có đông đồng bào dân tộc…

Mittinh-danso-5.jpg

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân nhấn mạnh, công tác dân số và phát triển là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể và đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ dân số các cấp, công tác dân số của tỉnh ta đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của cả hệ thống chính trị, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh An Giang về công tác dân số có nhiều chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về dân số cơ bản đạt kế hoạch giao; vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ngày càng được cải thiện. Chất lượng dân số ngày được nâng cao, mô hình gia đình 2 con được đa số người dân chấp nhận. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo, nâng cao mức sống của Nhân dân.

Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dân số và phát triển tỉnh theo tinh thần Kế hoạch số 49-KH/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “về công tác dân số trong tình hình mới” và Tháng hành động quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2023 triển khai đạt kết quả, thay mặt Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh An Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân đề nghị ban chỉ đạo các cấp tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất:  các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho công tác dân số và phát triển, khắc phục tư tưởng buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này. Xác định sâu sắc quan điểm công tác dân số và phát triển là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế, xã hội hàng đầu của nước ta, là lĩnh vực vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài”, từ đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần triển khai sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm túc chính sách dân số trong tình hình mới theo Nghị quyết 21-NQ/TW.

Thứ hai: đối với ngành Y tế - Dân số, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tham mưu cho các cấp ủy dảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và phát triển với mục tiêu phấn đấu đạt mức siinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; kìm chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 49-KH/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW “về công tác dân số trong tình hình mới".

Thứ ba: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng, các vùng, khu vực nhằm cung cấp thông tin, kiến thức đến từng gia đình, từng người dân, nhất là địa bàn nông thôn, người dân tộc và bà con nghèo bằng nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, trình độ nhận thức, giúp làm chuyển biến về nhận thức, chuyển đổi hành vi người dân chấp nhận và tự nguyện thực hiện mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con để chăm sóc, nuôi dạy cho tốt.

Thứ tư: nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở để có đủ năng lực tham mưu, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Tiếp tục tham mưu hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách dân số và chế độ khuyến khích trong công tác Dân số - KHHGĐ.

Từ những kết quả đạt được trong triển khai Tháng hành động quốc gia về dân số và sự quan tâm, ủng hộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự nỗ lực của cán bộ làm công tác dân số các cấp, cùng với sự tham gia hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy bày tỏ sự tin tưởng Tháng hành động năm nay sẽ thành công tốt đẹp…

Mittinh-danso-6.jpg

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Trần Minh Dững phát biểu hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2023

Mittinh-danso-7.jpg

Ông Lê Văn Chi, xã Long Điền B đại diện người dân huyện Chợ Mới phát biểu hưởng ứng lời kêu gọi hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số

Mittinh-danso-8.jpg

Mittinh-danso-9.jpg

Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên, cộng tác viên dân số tham gia diễu hành

Ngay sau lễ mít tinh, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên, cộng tác viên dân số trong toàn tỉnh đã tham gia diễu hành xe hoa tuyên truyền về công tác dân số và phát triển trên các tuyến đường chính của trung tâm huyện Chợ Mới.

TRƯỜNG GIANG

True
Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânHạnh ChâuHội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang/SiteAssets/BV-dakhoc-ag-hoithao-kh-23-1a.jpg
10/12/2023 6:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 9/12, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2023. GS.TS. Võ Thành Nhân-Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp TP. Hồ Chí Minh; TS. BS. Lâm Văn Hoàng-Giám đốc Trung tâm Nội tiết-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh; TS. BS. Nguyễn Văn Thọ-Chủ nhiệm Bộ môn Lao & Bệnh Phổi- Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; BS.CKII Nguyễn Duy Tân-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang; cùng gần 500 đại biểu tham dự.

BV-dakhoc-ag-hoithao-kh-23-1.jpg
Các đại biểu dự hội nghị

BV-dakhoc-ag-hoithao-kh-23-2.jpg
BS.CKII Nguyễn Duy Tân-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang khai mạc hội nghị

BV-dakhoc-ag-hoithao-kh-23-3.jpg

 Tặng hoa các giáo sư, tiến sĩ, báo cáo viên tại hội nghị

BV-dakhoc-ag-hoithao-kh-23-4.jpg

Tặng hoa cảm ơn các đơn vị tài trợ cho hội nghị

Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2023 đã nhận được 70 đề tài nghiên cứu thuộc nhiều chuyên khoa có giá trị thực tiễn. Tại hội nghị, đại biểu được nghe 15 bài báo cáo của các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành các chuyên đề về: “Chụp cắt lớp quang học (OCT) làm thay đổi chiến lược can thiệp; cập nhật bước tiến trong điều trị giảm tử vong cho bệnh nhân thận mạn sau 20 năm; cập nhật hướng dẫn chẩn đoán - điều trị bệnh lý hô hấp; phối hợp Insulin và thuốc uống điều trị đái tháo đường type 2: vai trò của ức chế DPP4”…
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang báo cáo chuyên đề về: Điều trị nhồi máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết, hiệu quả thay huyết tương ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglycerid, lọc màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn...

BV-dakhoc-ag-hoithao-kh-23-5.jpg
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang được nhận Chứng nhận Bạch Kim về chất lượng điều trị bệnh đột quỵ từ Hội đột quỵ Thế giới

“Nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong thực tiễn công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Y tế. Qua đó tạo thêm cơ hội để bệnh viện học hỏi về chuyên môn, học thuật, theo xu hướng chung của thế giới. Bệnh viện làm nghiên cứu khoa học tốt về lâu dài sẽ là bệnh viện điều trị tốt và an toàn; bác sĩ và nhân viên y tế có kiến thức chuyên môn vững và kinh nghiệm thực hành lâm sàng tốt. Qua hội nghị, tạo diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp, học tập và định hướng các nghiên cứu mới, tiến bộ mới của y học, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.”- BS.CKII Nguyễn Duy Tân-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang chia sẻ.

HẠNH CHÂU

False
Hội thảo hiến kế giải pháp tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinTrường GiangHội thảo hiến kế giải pháp tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030/SiteAssets/Hoithao-pc-HIV-1.jpg
21/11/2023 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 21/11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo triển khai Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030.

Hoithao-pc-HIV-1.jpg

Chủ tọa điều hành Hội thảo

GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục Trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế; Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo ban tuyên giáo, các sở: Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Công an và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố.

Hoithao-pc-HIV-2.jpg
GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, tuy nhiên chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều các thách thức. Dịch HIV đang được phát hiện chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong nhóm này, trong năm 2022 có tới 50% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm tuổi từ 15 - 29 tuổi. Nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ là những nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, toàn quốc tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chiếm tới xấp xỉ 60% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, có những địa phương báo cáo có tới hơn 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong năm qua là thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Độ bao phủ của các dịch vụ cũng chưa đáp ứng được các mục tiêu mà chúng ta kỳ vọng. Những thách thức này đang đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần phải quyết tâm, cùng hành động để vượt qua. Thứ trưởng muốn được lắng nghe các đại biểu tham dự Hội thảo thảo luận, đóng góp các ý kiến để Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo trung có có thể tham mưu cho Đảng và Nhà nước có những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt hơn nữa để đạt được mục tiêu chúng ta đang kỳ vọng đó là tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam chậm nhất vào năm 2030.

Ngoài phần tham luận, thảo luận của các đại biểu, trong chương trình Hội thảo này, chúng tôi cũng có mời các chuyên gia quốc tế cùng tham dự và chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế cũng như có các khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam; Đồng thời cũng có các báo cáo chia sẻ, cập nhật thông tin về chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam và một số vấn đề thực tiễn trong triển khai nhằm giúp các đại biểu có thêm thông tin về chương trình để sau Hội thảo về chỉ đạo và triển khai Chỉ thị số 07 của Ban Bí thư một cách sát thực và hiệu quả hơn.

Tại Hội thảo, đại biểu nghe Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Gia Cường quán triệt các nội dung cốt lõi và điểm mới của Chỉ thị số 07-CT/TW, Phó Vụ trưởng đề nghị: (1) Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; (2) nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; (3) nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS, mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS, cách ứng xử với người nhiễm HIV/AIDS; (4) đẩy mạnh kết nối các dịch vụ dự phòng, điều trị và hỗ trợ xã hội đối với cá nhân và gia đình người nhiễm HIV/AIDS.

Hoithao-pc-HIV-3.jpg

BS.Eric Dziuban, Giám đốc quốc gia, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam thông tin  chuyên đề “chấm dứt HIV, để HIV không còn mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, Bác sĩ phân tích sâu các nội dung: cấp nhật dịch tễ HIV toàn cầu; số liệu HIV tại Việt Nam; bài học từ hợp tác giữa PEPFAR/CDC Hoa Kỳ và Việt Nam. Bác sĩ nhấn mạnh: vai trò lãnh đạo của cấp ủy từ các địa phương là yếu tố then chốt giúp duy trì kiểm soát dịch lâu dài.

Đồng thời, nghe đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ trình bày các tham luận: Đa dạng giới tính và tình dục; Công tác phối hợp giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với các bộ, ngành liên quan trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân lao động; Thực trạng và giải pháp triển khai thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW (Bộ GD&ĐT); Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ tham luận một số kết quả triển khai thực hiện Chị thị 07-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Hoithao-pc-HIV-4.jpg

Trong Chương trình, đại biểu nghe Tọa đàm “Tâm sự của người trong cuộc: Góc nhìn của cộng đồng về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV” do thành viên Tổ chức cộng đồng S Đỏ-Cần Thơ và đại diện nhóm TG và MSM chân thành chia sẻ, trải lòng về giới tình của bạn thân, những khó khăn, áp lực, rào cản trước sự kỳ thị của  gia đình và xã hội…qua đó, các thành viên mong muốn gia đình, xã hội có sự thấu hiểu, chấp nhận, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ để các bạn tự tin hòa nhập với cộng đồng.

TRƯỜNG GIANG

False
Tổng kết hoạt động dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao tại An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuTổng kết hoạt động dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao tại An Giang/SiteAssets/TK-benhlao-1.jpg
27/10/2023 10:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 27/10, Sở Y tế An Giang phối hợp Chương trình phòng, chống lao Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao và phương hướng triển khai chương trình chống lao tại An Giang giai đoạn 2024-2025.

TK-benhlao-1.jpg

PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình chống lao Quốc gia; Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs; Giám đốc chương trình y tế Randolph Augustin; cùng đại diện Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam; BS. CKII Phan Vân Điền Phương, Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang; Ths. BS Mai Thu Hiền, Giám đốc dự án; cùng lãnh đạo Chương trình phòng, chống lao 10 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Đồng Tháp. Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Dương và Khánh Hòa đã đến dự.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ: Tình hình dịch tễ lao tại An Giang; đóng góp của USAID cho chương trình phòng chống lao tại An Giang từ năm 2020 và xây dựng kế hoạch chung giai đoạn 2024-2025; tiếp tục cam kết để ứng phó với bệnh lao.

TK-benhlao-3.jpg
Bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Triển khai từ năm 2020, dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao, được thực hiện bởi tổ chức FHI 360, với ngân sách hơn 23 triệu UDS trong 5 năm, thực hiện tại 9 tỉnh ưu tiên. Chương trình Chống lao Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, thông qua:  Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh lao thông qua nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và áp dụng các công nghệ để phát hiện và điều trị bệnh lao. Cải thiện tiếp cận với các dịch vụ toàn diện về phát hiện, điều trị và dự phòng lao. Thúc đẩy vai trò của địa phương trong ứng phó với bệnh lao thông qua hệ thống bảo hiểm y tế xã hội.

TK-benhlao-2.jpg
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương  trình chống lao Quốc gia phát biểu

Sau 3 năm triển khai có 15.000 người mắc lao và gần 9.000 người nhiễm lao tiềm ẩn được phát hiện tại 9 tỉnh. 63 tỉnh đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện chiến lược 2X, một chiến lược sáng tạo để phát hiện bệnh lao tại cơ sở y tế và cộng đồng. 100% cơ sở y tế tại chín tỉnh được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển giao khám chữa bệnh lao qua bảo hiểm y tế. 74% trạm y tế xã tại chín tỉnh đã thực hiện cấp phát thuốc lao, tạo điều kiện cho người bệnh lao nhận thuốc ngay gần nơi sinh sống. 11 chính sách và hướng dẫn quốc gia đã được xây dựng để tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh lao. Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh lao điện tử đã được nâng cấp để quản lý và báo cáo tốt hơn các thông tin về bệnh lao, lao kháng thuốc và lao tiềm ẩn.

Tại An Giang, nơi có số ca mắc lao cao thứ 2 ở Việt Nam. 3 năm qua, chương trình chống lao Quốc gia và UBND tỉnh An Giang phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thông qua dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động ứng phó với bệnh lao.

Được Dự án USAID hỗ trợ 1 triệu USD sàng lọc bệnh lao tại cơ sở y tế và cộng đồng từ năm 2020 đến nay đã giúp An Giang phát hiện hơn 8.600 người mắc bệnh lao và gần 2.700 người nhiễm lao tiềm ẩn. Đồng thời, cung cấp máy chụp X-quang ngực di động cầm tay có trang bị phần mềm AI, nhằm xóa bỏ rào cản trong việc chăm sóc người dân tại An Giang; cải thiện hệ thống chống lao tại cơ sở y tế và cộng đồng; cải thiện các hoạt động dự phòng, chẩn đoán, điều trị lao tại An Giang…

Với hỗ trợ kỹ thuật từ USAID, sự định hướng của Chương trình Chống lao Quốc gia, UBND An Giang đã cam kết sẽ ưu tiên hơn nữa chương trình phòng chống lao của tỉnh, bao gồm việc sử dụng nguồn ngân sách địa phương để tăng cường tính bền vững. Giai đoạn 2024-2025, Dự án USAID sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho An Giang về kỹ thuật, phát hiện, điều trị bệnh lao; góp phần chấm dứt bệnh lao vào năm 2035 với mục tiêu giảm 90% tỷ lệ mắc mới, giảm 95% tỷ lệ tử vong do bệnh lao và đưa chi phí thảm họa của bệnh nhân về 0.

“Chúng tôi mong đợi sự cam kết của tỉnh, để cùng xây dựng chương trình phòng chống lao mạnh mẽ, cải thiện một cách toàn diện và bền vững”- Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs chia sẻ.

HẠNH CHÂU

False
Hội nghị khoa học năm 2023 tại Bệnh viện Sản-Nhi An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuHội nghị khoa học năm 2023 tại Bệnh viện Sản-Nhi An Giang/SiteAssets/BV-sannhi-hoithao-3.jpg
10/10/2023 9:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 10/10, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tổ chức Hội nghị Khoa học năm 2023. TS. BS Nguyễn Trung Vinh, Chủ tịch Hội sàn chậu học Việt Nam; BS. CKII Đoàn Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang; BS.CKII Tôn Quang Chánh, Giám đốc Bệnh viện Sản- Nhi An Giang và hơn 300 y, bác sĩ của các bệnh viện, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đến từ các Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện phụ sản Cần Thơ, Bệnh viện Sản- Nhi Cà Mau đã đến dự.

 BV-sannhi-hoithao-1.jpg

BV-sannhi-hoithao-2.jpg

Tại hội nghị, đại biểu được nghe báo cáo nghiên cứu khoa học về: Dọa sẩy thai, cập nhật điều trị dựa trên chứng cứ; phẫu thuật điều trị sa tạng sinh dục nữ- bảo tồn tử cung; nghiên cứu đánh giá hiệu quả trong khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone đặt âm đạo ở sản phụ có ối vỡ non trên thai ≥ 34 tuần; thai kỳ và động kinh; hiệu quả phương pháp chăm sóc vết mổ lấy thai cải tiến với chăm sóc vết mổ lấy thai thường quy; rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và dinh dưỡng hỗ trợ điều trị; tổn thương gan trong sốt xuất huyết; nang buồng trứng chu sinh: chẩn đoán và định hướng điều trị; đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của odansetron ở bệnh nhân phẫu thuật phụ khoa.

 BV-sannhi-hoithao-3.jpg

Phát biểu tại hội nghị, BS. CKII Đoàn Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang ghi nhận và đánh giá cao Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tổ chức hội nghị khoa học- diễn đàn để đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện tuyến trung ương, địa phương báo cáo kết quả, thành tựu, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

BS. CKII Đoàn Thanh Hùng đề nghị, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tiếp tục đẩy mạnh cơ chế đặt hàng, khoán nội dung nghiên cứu, để có sản phẩm khoa học công nghệ tốt; ưu tiên đề tài cấp thiết, mang tính ứng dụng cao như lĩnh vực phụ sản, nhi khoa, ung bướu, hiếm muộn...

H.C

False
Thành lập Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânTinBAGThành lập Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang/SiteAssets/Thang-lap-congdoan-bvthct.jpg
10/10/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

Sáng 10/10, Công đoàn ngành y tế An Giang tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang.

Thang-lap-congdoan-bvthct.jpg

Trao quyết định cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lâm thời

Hiện nay, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang có 31 đoàn viên. Công đoàn ngành Y tế tỉnh An Giang đã chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lâm thời gồm 3 ủy viên. Ông Hàng Quang Định, Phó Giám đốc bệnh viện giữ chức Chủ tịch Công đoàn cơ sở.

Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang được thành lập theo Quyết định 697/QĐ-UBND của UBND tỉnh, là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế An Giang, là bệnh viện hạng III và là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng cao nhất của tỉnh.

Mục tiêu lâu dài của bệnh viện là phát triển các dịch vụ phục vụ bệnh nhân tại nhà, đưa rước bệnh nhân đến bệnh viện an dưỡng, phát triển trồng cây dược liệu và kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng…

MỸ HẠNH/AGO

False
An Giang tiếp nhận 2 máy tầm soát ung thư và 20 căn nhà do Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây tài trợ Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuAn Giang tiếp nhận 2 máy tầm soát ung thư và 20 căn nhà do Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây tài trợ /SiteAssets/So-Yte-tiepnhan-taitro-may-1.jpg
03/10/2023 3:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Sáng 03/10, Sở Y tế An Giang tổ chức Lễ tiếp nhận thiết bị y tế gồm 2 máy tầm soát ung thư và 20 căn nhà tình nghĩa, tình thương trị giá 1,5 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây tài trợ. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng; TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang đến dự.

Tại buổi lễ, Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây đã trao tài trợ 2 máy tầm soát ung thư, trị giá trên 500 triệu đồng cho Ban Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi An Giang và Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới.

Đồng thời, Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây cũng tài trợ cho Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang 10 căn nhà tình nghĩa, trị giá 500 triệu đồng và cho Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị An Giang 10 căn nhà tình thương, trị giá 500 triệu đồng, để cất nhà cho người nghèo và công nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.


Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh trân trọng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp quý báu của bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây đã hỗ trợ cho tỉnh. Nghĩa cử hết sức cao đẹp của chị Giàu sẽ tạo điều kiện cho ngươi dân trên địa bàn An Giang được tiếp cận các trang thiết bị y tế hiện đại, để chăm sóc sức khỏe; đồng thời tạo điều kiện cho công nhân khó khăn có được căn nhà ở kín đáo, an tâm lao động, để ổn định và vươn lên; góp phần chăm sóc sức khỏe chăm lo cho người nghèo, cùng địa phương thực hiện tốt an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

So-Yte-tiepnhan-taitro-may-3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cũng trân trọng cảm ơn bà Lê Thị Giàu thời gian qua đã tài trợ, đồng hành cùng chính quyền địa phương ngay cả thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Qua đó, động viên tinh thần cả hệ thống chính trị chăm lo cho người bệnh, người nghèo yếu thế trong xã hội. Mong rằng thời gian tới, An Giang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm chăm lo nhà ở cho người nghèo và có điều kiện chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.

So-Yte-tiepnhan-taitro-may-4.jpg

TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang gởi lời cảm ơn sâu sắc đến doanh nhân Lê Thị Giàu đã có những đóng góp vô cùng quý giá từ khi dịch bệnh COVID-19 đến nay. Qua đó, chung tay cùng  ngành Y tế tỉnh An Giang chia sẻ khó khăn, tài trợ trang thiết bị y tế hiện đại- 2 máy tầm soát ung thư, rất cần thiết cho việc điều trị bệnh ung thư-căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao; giúp thêm sức lực cho ngành Y tế An Giang thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh ung thư.

Dịp này, UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen và logo cho bà Lê Thị Giàu đã có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang.

Hạnh Châu
False
An Giang đấu thầu tập trung thuốc qua mạng đấu thầu quốc gia thành công, gói thầu tổng giá trị trên 1.868,4 tỷ đồngChăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuAn Giang đấu thầu tập trung thuốc qua mạng đấu thầu quốc gia thành công, gói thầu tổng giá trị trên 1.868,4 tỷ đồng/SiteAssets/AG-dauthau-thuoc.jpg
27/09/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 27/9, TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết: Sở Y tế đã ký quyết định 799/QĐ-SYT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 1: Gói thầu thuốc Generic (thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2023-2025 cho các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang).

 AG-dauthau-thuoc.jpg

Gói thầu do Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang thực hiện đấu thầu rộng rãi qua mạng; xét thầu từng phần.

Kết quả tổng số sản phẩm trúng thầu: Gồm 1.666 mặt hàng thuốc và tên nhà thầu trúng thầu. Tổng giá trị trúng thầu hơn 1.868,4 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách cấp, thu viện phí, bảo hiểm y tế; nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác.

Với kết quả này, An Giang là tỉnh đầu tiên đấu thầu tập trung thuốc qua mạng thành công đầu tiên cả nước, với gói thầu lớn trên 1.868,4 tỷ đồng, thực hiện theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia). Đồng thời, giải quyết được tình trạng thiếu thuốc tại các cơ sở y tế thời gian qua, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho nhân dân.

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang ký thỏa thuận khung với các nhà thầu, Giám đốc các đơn vị y tế công lập và tư nhân trong tỉnh ký kết hợp đồng mua bán thuốc với các đơn vị trúng thầu để thực hiện việc giao nhận và thanh toán trên cơ sở các nội dung của thỏa thuận khung đã được Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang ký kết với các nhà thầu.

Thời gian thực hiện hợp đồng 26 tháng; hợp đồng mua bán với các cơ sở y tế: 24 tháng, áp dụng kết quả trúng thầu cho tất cả các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong tỉnh.

Sở Y tế An Giang giao Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang thông báo kết quả trúng thầu và phân bổ số lượng cho các đơn vị y tế trong tỉnh.

H.C

False
An Giang tăng cường phòng, chống bệnh, không “dịch chồng dịch”Y tế dự phòngBài viếtHạnh ChâuAn Giang tăng cường phòng, chống bệnh, không “dịch chồng dịch”/SiteAssets/Phong-chong-dich-tcm23-2.jpg
20/09/2023 9:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước: Hiện, dịch bệnh sốt xuất huyết và tay- chân- miệng có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh, thành phố có bệnh nhân và có ổ dịch, đặc biệt tại An Giang số ca mắc tăng nhanh.

"Các địa phương phải nêu cao ý thức phòng chống dịch, tăng cường các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, diệt lăng quăng… không để xảy ra "dịch chồng dịch". Nếu không triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt hơn, nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát là rất cao"- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước nhấn mạnh.

 Phong-chong-dich-tcm23-1.jpg

Vệ sinh môi trường, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, huy động quần chúng nhân dân triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay- chân -miệng. Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch: Tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ đầu năm và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế. Các địa phương huy động nhân dân triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch…

UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay -chân -miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; yêu cầu các cơ sở giáo dục có nơi rửa tay xà phòng cho người chăm sóc trẻ và trẻ em. Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động loại trừ lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt tại các nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ dưới 5 tuổi.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quyết định kịp thời cấp, bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh, để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch.

TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết: Để đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, Sở Y tế đã chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó; đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch bệnh. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, phương tiện, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống và điều trị dịch bệnh trong mọi tình huống. Các bệnh viện, Trung tâm Y tế, cơ sở y tế có giường bệnh chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, tập huấn cán bộ về các phác đồ cấp cứu và điều trị, chú trọng việc phân tuyến, phân luồng tránh quá tải khi có nhiều bệnh nhân cùng lúc và dự phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, tăng cường cấp cứu và điều trị bệnh nhân hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ tuyến dưới, có biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch.

Để phòng, chống dịch bệnh, cộng đồng cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi sạch cho trẻ để phòng chống bệnh tay- chân- miệng. Công tác tuyên truyền không kém phần quan trọng, các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở phối hợp ngành Y tế đã và đang triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng. 

An Phú là một trong những địa phương điểm nóng bệnh tay-chân-miệng (có 1 ca tử vong). BS. CKII Trần Văn Sang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện An Phú cho biết: Đầu năm đến nay, tình hình bệnh sốt xuất huyết và tay-chân-miệng trên địa bàn giảm so cùng kỳ năm 2022, nhưng còn diễn biến phức tạp. Huyện tập trung thực hiện tất cả các biện pháp, mô hình phòng, chống dịch bệnh, diệt lăng quăng; xử lý tất cả 13/13 ổ dịch tay-chân-miệng, 87/87 ổ dịch sốt xuất huyết; tổ chức 7 đợt chiến dịch diệt lăng quăng; vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi…

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay-chân-miệng tại huyện An Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước đề nghị các cấp, ngành, địa phương không được chủ quan; sẵn sàng ứng phó không để dịch bùng phát kéo dài, gây tử vong, không để "dịch chồng dịch". Tiếp tục thực hiện nghiêm các khuyến cáo về công tác phòng chống dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang: Triệu chứng điển hình của tay -chân- miệng: Trẻ sốt, mệt mỏi; loét miệng, đau họng, biếng ăn; nôn ói; đi tiêu lỏng. Ở trẻ nhỏ hơn sẽ có các triệu chứng: Không ăn được, bỏ bú, vết loét ở miệng, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở đầu gối, ở mông. Dấu hiệu cảnh báo tay-chân-miệng cần nhập viện: Trẻ sốt cao khó hạ hoặc sốt liên tục trên 2 ngày; nôn ói nhiều, bỏ bú; run giật tay chân, co giật, đi đứng loạng choạng; khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình chới với; da nổi mẩn, vân tím, thở nhanh, thở rít, khàn tiếng...

 Phong-chong-dich-tcm23-2.jpg

Điều trị bệnh tay-chân-miệng tại Bệnh viện Sản-Nhi An Giang

Khi trẻ bị tay-chân-miệng cha mẹ tuyệt đối không được đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học; cần cách ly, vệ sinh vật dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên để hạn chế nhiễm và phát tán mầm bệnh. Để con cải thiện tốt hơn, giúp nhanh chóng hồi phục: Cần cho trẻ nghỉ ngơi; uống đủ nước; súc miệng bằng nước muối; chế biến món ăn mềm, lỏng, giàu năng lượng; cần hạn chế các thức ăn giàu tính acid như hoa quả chua, soda… Dùng thuốc giảm đau và các thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cần cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi. Để phòng bệnh cần thực hiện 3 sạch: Bàn tay sạch (người lớn và trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Đặc biệt, rửa tay trước khi ăn, trước khi bế ẳm trẻ và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tả); ăn uống sạch (ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm); ở sạch (thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập; tay nắm cửa, tay vịn cầu thang; mặt bàn, ghế, sàn nhà).

Đối với bệnh sốt xuất huyết, thường khởi phát với triệu chứng sốt và kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như: Sốt cao, lên đến 40,50C; đau đầu nghiêm trọng; đau hốc mắt; đau khớp và cơ; buồn nôn và ói mửa; phát ban; nổi hạch.

 Biểu hiện sốt xuất huyết nặng: Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Thân nhiệt sẽ giảm, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu sau, bởi có thể đó là dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue nặng: Đau bụng dữ dội; nôn ói liên tục; chảy máu lợi, chảy máu chân răng; nôn ra máu; thở nhanh; mệt mỏi, bồn chồn. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần: Đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; chà rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp vật chứa, đục lỗ, khơi thông dòng chảy; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào chén nước kê dưới chân tủ, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh... Hàng tuần loại bỏ các vật dụng phế thải, hốc nước tự nhiên như: vỏ dừa, hốc tre, bẹ lá, mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ xe cũ. Ngủ mùng, mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp ngành Y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng chống dịch. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.

HẠNH CHÂU

False
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh An GiangChăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtH.TTăng cường công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh An Giang/SiteAssets/dau%20mat%20do.jpg
19/09/2023 9:30 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Hiện nay tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ đang tăng nhanh và diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây đã ghi nhận nhiều ca mắc và ổ dịch trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi và vào tất cả thời điểm trong năm, nhưng phổ biến là ở trẻ em và người trẻ. Bệnh thường gia tăng vào thời điểm giao mùa (hè - thu).

Do tác nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là vi rút nên bệnh rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi rút hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.

 dau mat do.jpg

Để tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn bệnh đau mắt đỏ lây lan rộng trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 19/9/2023, Sở Y tế An Giang ban hành văn bản số 2355/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng, chống và điều trị bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh. Theo đó đề nghị:

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn trong công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh. Ban hành hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ tại các nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng. Đặc biệt quan tâm đối với các cơ sở giáo dục tư nhân. Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn tuyến dưới, linh động trong công tác truyền thông để phù hợp với tình hình thực tế. Tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh đau mắt đỏ hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: Chủ động triển khai các hoạt động tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ tại nơi làm việc, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp... góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong nhà trường; các trường mầm non, mẫu giáo cần đảm bảo vệ sinh trường học; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ bằng nhiều hình thức cho các đối tượng: Giáo viên, nhân viên nhà trường; học sinh và phụ huynh. Truyền thông tạo sự đồng thuận cho phụ huynh với thông điệp “Hạn chế để học sinh bị bệnh đau mắt đỏ; Học sinh không đến trường khi bị bệnh đau mắt đỏ”.

Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như: sốt nhẹ kèm mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, đỏ/ngứa/rỉ dịch một hoặc cả hai mắt, cảm giác nổi cộm/có sạn ở trong mắt, mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ... cần hướng dẫn trẻ đi khám ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng. Bác sĩ sẽ có chỉ định cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan, đồng thời thông báo kết quả khám bệnh cho giáo viên chủ nhiệm được biết.

Trong trường hợp phát hiện ca bệnh đau mắt đỏ trong lớp học: cần sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để vệ sinh lớp học, vệ sinh sàn nhà, sát trùng các đồ đùng, đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế của học sinh; Đồng thời thông báo thông tin ca bệnh cho Trung tâm Y tế, Trạm Y tế trên địa bàn để phối hợp xử lý.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo An Giang: Tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng để người dân được biết, hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ, góp phần ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Khuyến cáo người dân không nên tự mua thuốc điều trị đau mắt đỏ để tránh gây nên biến chứng nặng vì không được điều trị đúng cách, kịp thời. Khuyến cáo người dân khi phát hiện triệu chứng đau mắt đỏ, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Sở Y tế An Giang đề nghị các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập và tư nhân: Tổ chức tốt công tác khám, điều trị, tư vấn các trường hợp đau mắt đỏ khi đến cơ sở khám chữa bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi khám và phát hiện các trường hợp bệnh đau mắt đỏ, cho chỉ định nghỉ học, nghỉ làm việc để tránh lây lan trong trường học, cơ quan, xí nghiệp,… báo cáo tổng hợp các ca bệnh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế theo địa chỉ cư trú để được theo dõi, giám sát.

Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động điều trị bệnh đau mắt đỏ; không để thiếu thuốc trong điều trị. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo trong đơn vị. Tăng cường thực hiện truyền thông về phòng, chống bệnh đau mắt đỏ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố: Đối với Hệ điều trị, các Trung tâm Y tế huyện thực hiện công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ như các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh.

Đối với Hệ dự phòng: Tham mưu Ủy ban nhân dân địa phương phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, Đài phát thanh từ huyện đến xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn. Phối hợp với các ban, ngành tại địa phương để hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng. Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn để kịp thời có các biện pháp phòng chống và truyền thông phù hợp. Tiếp nhận thông tin các ca bệnh trên địa bàn, tổng hợp và báo cáo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo quy định.

Phòng Y tế/Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của Sở Y tế về phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh đau mắt đỏ nói riêng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ hoặc thực hiện không nghiêm túc.

H.T

False
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh An Giang ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2023Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuĐoàn kiểm tra liên ngành tỉnh An Giang ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2023/SiteAssets/Ktra-atvstp-trungthu-23-1.jpg
07/09/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 07/9, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh An Giang về an toàn thực phẩm, do ông Phạm Hoài Nam, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kiinh doanh, an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2023.

Cùng đi với đoàn có đại diện: Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh An Giang; Sở Công thương An Giang, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

Ktra-atvstp-trungthu-23-3.jpg

Theo đó đoàn đi kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất: Hộ kinh doanh Mỹ Thanh (phường Mỹ Long), Hộ kinh doanh King (phường Bình Khánh) và điểm bán bánh Trung thu Như Lan, Bánh trung thu Vĩnh Xương (phường Mỹ Xuyên)... Nội dung kiểm tra về công bố sản phẩm, về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm; thực hiện các quy định về chất lượng, sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; nguồn gốc thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu sản xuất thực phẩm.

Ktra-atvstp-trungthu-23-1.jpg

Qua kiểm tra cho thấy, các cơ sở, điểm bán thực hiện đúng quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, các hộ kinh doanh xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan; nguyên liệu sản xuất chế biến thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có niêm yết giá đúng quy định... Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu gửi thử nghiệm chất lượng đối với các loại bánh trung thu.  

 Ktra-atvstp-trungthu-23-2.jpg

Qua kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật.

Đồng thời, kết hợp tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh biết và nghiêm chỉnh chấp hành.

HẠNH CHÂU

False
An Giang đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị Chăm sóc sức khỏe nhân dânBài viếtHạnh ChâuAn Giang đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị /SiteAssets/Y-te-dam-bao-thuoc-1.jpg
26/08/2023 4:55 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Hiện nay, vấn đề đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị đang là vấn đề rất đáng quan tâm của ngành Y tế nói chung trong cả nước. Tại An Giang, được sự quan tâm, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế An Giang đã tăng cường phối hợp Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh (Ban Quản lý dự án) tạo điều kiện thuận lợi, hoàn thiện hồ sơ đấu thầu tập trung vật tư, hóa chất y tế theo quy định, để kịp thời cung cấp đủ phục vụ khám, chữa bệnh.

 Y-te-dam-bao-thuoc-1.jpg

Đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị

Nỗ lực của ngành y tế

Đối với công tác đảm bảo hóa chất, vật tư y tế, trong thời gian qua, trước tình hình khó khăn do chưa có kết quả đấu thầu tập trung, các đơn vị y tế đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch mua sắm hóa chất, vật tư y tế trình Sở Y tế thẩm định, phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Do đó, từng bước đã cơ bản có hàng hóa phục vụ cho công tác điều trị như: Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung tâm An Giang, BV Đa khoa Khu vực tỉnh, BV Tim mạch…  

Sở Y tế cho biết: Các đơn vị khác cũng đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch đấu thầu rộng rãi như: BV Sản- Nhi, BV Mắt-Tai mũi họng-Răng hàm mặt… Các đơn vị y tế khác cũng đã trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trực tiếp theo phân cấp thẩm quyền đối với các loại hóa chất, vật tư y tế sử dụng với số lượng ít và cấp thiết như: BV Đa khoa Khu vực Tân Châu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các Trung tâm y tế: TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, huyện Châu Phú, Tri Tôn, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, An Phú... Đến nay, Sở Y tế đã thẩm định 40 gói thầu cho 16 đơn vị y tế, do đó có thể cung ứng nhanh chóng có hàng hóa y tế phục vụ điều trị cho nhân dân.

Để đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho người bệnh, Sở Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động mua sắm thuốc phục vụ điều trị, trong thời gian chờ kết quả đấu thầu tập trung. Và các cơ sở y tế đã chủ động mua sắm các thuốc trúng thầu còn hiệu lực nên không gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm thuốc.

Đến nay, Sở Y tế đã thẩm định tổng cộng 7 gói thầu hóa chất, vật tư y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, BV Đa khoa Trung tâm An Giang, BV Đa khoa Khu vực tỉnh, BV Sản- Nhi An Giang và Trung tâm y tế TP. Long Xuyên. Do đó về cơ bản các đơn vị vẫn đảm bảo đủ thuốc điều trị cho nhân dân.

Nhiều nguyên nhân khách quan

Có thế thấy, thực trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đã diễn ra rộng khắp trên toàn quốc từ các BV tuyến Trung ương cho đến các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã gây ảnh hưởng lớn đến công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đặc biệt là các loại thuốc hiếm điều trị các loại dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, thiếu hóa chất phục vụ cho công tác xét nghiệm cận lâm sàng, thiếu vật tư y tế kỹ thuật cao như các loại stent, thủy tinh thể và các loại vật tư y tế tiêu hao.

Thực trạng trên do năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành y tế tập trung phòng chống dịch bệnh nên công tác tổng hợp nhu cầu hóa chất, vật tư y tế chưa kịp thời, nên chưa phối hợp thực hiện đấu thầu tập trung cho toàn tỉnh. Năm 2022, dịch bệnh dần kiểm soát, công tác mua sắm tập trung hàng hóa y tế áp dụng đấu thầu qua mạng theo quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến đầu năm 2023, mạng đấu thầu Quốc gia vẫn chưa cập nhật hoàn chỉnh về đấu thầu từng phần đối với hàng hóa y tế, là loại hàng hóa đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật cao, bắt buộc Ban Quản lý dự án phải tiến hành mời thầu theo gói nên có nhiều gói thầu không có nhà thầu có đủ năng lực tham dự.

 Y-te-dam-bao-thuoc-2.jpg

Đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị

Hiện, mạng đấu thầu Quốc gia đã cập nhật đấu thầu theo từng phần nên có thể thực hiện đấu thầu theo từng phần. Tuy nhiên, việc đấu thầu qua mạng Quốc gia vẫn chưa hoàn chỉnh, nên thời gian đánh giá hồ sơ bị kéo dài.

Trong khi đó, có nhiều mặt hàng thuốc, hóa chất, vật tư y tế bị đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều mặt hàng chưa được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhà cung cấp không cung cấp kịp thời, ảnh hưởng đến công tác điều trị của các cơ sở y tế. Các hướng dẫn về đấu thầu chưa rõ ràng, cụ thể, các biểu mẫu còn áp dụng theo các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gây tâm lý hoang mang, lo lắng, không dám làm…

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế

TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết: Trước mắt, từ đây cho đến khi đấu thầu hoá chất, vật tư y tế thành công, để giải quyết tình hình thiếu hóa chất, vật tư y tế sử dụng cho người bệnh tại các đơn vị y tế, Sở Y tế đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt đấu thầu rộng rãi các loại hóa chất, vật tư y tế. Để cho các đơn vị y tế tự thực hiện và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trực tiếp theo phân cấp, thẩm quyền đối với các loại hóa chất, vật tư y tế sử dụng với số lượng ít và cấp thiết, nhằm nhanh chóng có hàng hóa y tế phục vụ điều trị cho Nhân dân.

Đối với công tác đảm bảo thuốc, chọn người có năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu; đề cao trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu trong đấu thầu. Dự trù thuốc số lượng vừa đủ, phù hợp với dự báo nhu cầu, việc sử dụng và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế trước đó. Đồng thời, chú ý đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế, thuốc thiết yếu, thuốc cấp cứu, thuốc hiếm... Hoàn thiện các quy trình về đấu thầu. Tự kiểm tra, giám sát để quản lý nguy cơ, phòng tránh và hạn chế tối đa sai sót trong đấu thầu thuốc...

 "Từ năm 2024 trở đi, xin chủ trương của UBND tỉnh giao cho các đơn vị y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu mua sắm các loại hóa chất, vật tư y tế phù hợp với các trang thiết bị hiện có tại đơn vị. Và các đơn vị có thể chủ động mua sắm để đảm bảo có đầy đủ, kịp thời hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác điều trị tại đơn vị" - Sở Y tế cho biết.

H.C

False
Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thuY tế dự phòngBài viếtQ.HĐảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu/SiteAssets/Banh-trung-thu.jpg
23/08/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Dịp Tết Trung thu, thị trường bánh kẹo trở nên sôi động do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Để làm tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra ngộ độc trong dịp Tết Trung thu, các đoàn kiểm tra chuyên ngành cấp tỉnh đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra và tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.  

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm bánh Trung thu đa dạng về hình dáng và phong phú về nhãn hiệu, thu hút người tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu là rất cao. Tuy nhiên từ các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ các nguyên nhân sau:

Banh-trung-thu-2.jpg
Nặn nhân bánh, một trong những khâu dễ gây mất an toàn thực phẩm

Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên vào dịp Tết Trung thu năm nào cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất loại bánh này. Phần lớn các cơ sở có tên tuổi đều đảm bảo được quy định sản xuất an toàn cho các loại bánh. Tuy nhiên một số cơ sở nhỏ, thủ công đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở sản xuất chật hẹp, nhân viên không được khám sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch.

Nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất các loại bánh hình các con vật nhiều màu sắc từ các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn.

Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xườn... là những thứ dễ bị ô nhiễm và cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi phát triển.

Tình trạng sản xuất bánh Trung thu giả vẫn đang tồn tại: giả cả về nhãn mác và giả cả về chất lượng, về nguồn gốc xuất xứ, kiểu dáng công nghiệp... Một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu chỉ ghi hạn dùng đến ngày nào đó mà chưa ghi ngày sản xuất, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Nhãn sản phẩm của nhiều cơ sở, trong đó có cả những doanh nghiệp có tên tuổi cũng chưa đảm bảo theo đúng quy định.

Do điều kiện môi trường, khí hậu nóng, nhiều khói bụi, giấy bao gói chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh, lưu thông phân phối đi nhiều vùng xa xôi... nên bánh Trung thu dễ bị ô nhiễm, biến tính, dễ hư hỏng ở bên trong mà chưa thể hiện ra ngoài vỏ bánh.

Trên thị trường đã xuất hiện bánh Trung thu của nước ngoài, cần cảnh giác với các yếu tố độc hại có thể có như chất bảo quản, phẩm màu độc hại, sự hư hỏng biến chất bên trong.

Banh-trung-thu.jpg

Các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm bánh trung thu

Các cơ sở sản xuất bánh Trung thu: Tự giác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản, chất chống mốc, phẩm màu độc hại, ghi nhãn theo đúng quy định. Các cơ sở sản xuất cần đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của Pháp luật.

Các cơ sở kinh doanh, buôn bán: Cần đảm bảo các điều kiện bảo quản bánh Trung thu (nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ...).

Tuyệt đối không được bán bánh quá hạn, bánh mốc rồi lau chùi đi để bán.

Đối với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm: Tăng cường kiểm tra liên ngành để ngăn chặn các cơ sở sản xuất bánh Trung thu giả, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng cường truyền thông giáo dục, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và lương tâm cho người sản xuất, người kinh doanh, nâng cao nhận thức và thực hành cho người tiêu dùng.

Mỗi người tiêu dùng: Hãy phấn đấu trở thành “Người tiêu dùng thông thái”: biết cách chọn mua bánh Trung thu và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bánh trung thu ngon, còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường có mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không rớt.

Nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và phải xem xét kỹ nhãn mác của bánh, phải ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.

Bánh Trung thu để lâu hoặc ở môi trường nóng, ẩm rất dễ bị mốc, hư hỏng nên cũng phải kiểm tra trước khi mua dù thời hạn sử dụng vẫn còn.

Không mua, không sử dụng bánh Trung thu không nhãn mác.

Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giầu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua sản phẩm về, khi mở ra sử dụng cũng cần quan sát màu sắc bên trong, mùi vị đặc trưng của bánh. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, người tiêu dùng nên hợp tác, báo cáo với chính quyền địa phương, cơ quan y tế nơi gần nhất để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình mọi người hãy cùng góp sức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc và đặc biệt mỗi người tiêu dùng hãy trở thành “Người tiêu dùng thông thái” chỉ mua và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm./.

Q.H

False
An Giang có 3 bệnh viện nhận giải thưởng Bạch Kim về điều trị đột quỵ của Hội đột quỵ thế giớiChăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuAn Giang có 3 bệnh viện nhận giải thưởng Bạch Kim về điều trị đột quỵ của Hội đột quỵ thế giới/SiteAssets/AG-3bv-du-dk-bach-kim-dtdotquy-1.jpg
19/08/2023 8:20 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 18/8, Tổ chức Đột quỵ Thế Giới đã trao giải thưởng danh giá về điều trị đột quỵ - WSO Angles Awards với chuẩn Kim Cương, Vàng, Bạch Kim cho 36 bệnh viện trên cả nước.

 AG-3bv-du-dk-bach-kim-dtdotquy-4.jpg

An Giang có 3 bệnh viện đạt giải thưởng Bạch Kim (Platium) gồm: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Bệnh viện Tim mạch An Giang và Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang.

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đã sớm tiếp nhận điều trị bệnh nhân đột quỵ từ năm 2018 do Khoa Nội Thần kinh phụ trách, bệnh viện đang từng bước hoàn thiện các kỹ thuật điều trị đột quỵ cấp, với nhân lực 8 bác sĩ và 24 điều dưỡng. Đây là quý đầu tiên bệnh viện tham gia quản lý chất lượng bằng Res-Q và đã đạt giải Bạch Kim.

 AG-3bv-du-dk-bach-kim-dtdotquy-1.jpg

Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Tim mạch An Giang thành lập năm 2018, trực thuộc Khoa Cấp cứu, là bệnh viện chuyên khoa Tim mạch duy nhất của ĐBSCL có Đơn vị đột quỵ, với 11 bác sĩ và 19 điều dưỡng. Đây là năm thứ 4 liên tiếp bệnh viện tham gia quản lý chất lượng bằng Res-Q và đã đạt 3 giải Vàng trước đó. Đây là quý thứ 2 liên tiếp bệnh viện đạt giải Bạch Kim.

AG-3bv-du-dk-bach-kim-dtdotquy-2.jpg

AG-3bv-du-dk-bach-kim-dtdotquy-3.jpg

Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang thành lập năm 2019 trực thuộc Khoa Hồi sức Cấp cứu, hiện là Khoa Can thiệp tim mạch - Đột quỵ. Tuy là bệnh viện được phân tuyến hạng 2, nhưng đã triển khai đầy đủ các kỹ thuật điều trị đột quỵ cấp như tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch hay lấy huyết khối bằng dụng cụ, với 11 bác sĩ và 20 điều dưỡng và Kỹ thuật viên. Đây là Quý thứ 2 liên tiếp bệnh viện tham gia quản lý chất lượng bằng Res-Q và đã đạt giải Bạch Kim.

TS.BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết: Đây là vinh dự, kết quả nỗ lực của ngành Y tế An Giang và các bệnh viện. Việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về điều trị đột quỵ giúp các bệnh viện chuẩn hóa quy trình điều trị, nhanh chóng cấp cứu kịp thời và điều trị hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân đột quỵ sớm phục hồi sức khỏe và sớm tái hòa nhập xã hội.

Dự kiến, tới đây An Giang có thêm 2 bệnh viện đạt chuẩn Vàng điều trị đột quỵ là Bệnh viện Đa khoa Tân Châu và Bệnh viện Hạnh Phúc.

H.C

False
Sở Y tế An Giang trao quyết định công tác cán bộChăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuSở Y tế An Giang trao quyết định công tác cán bộ/SiteAssets/So-Yte-trao-quyetdinh-23-3.jpg
16/08/2023 10:10 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 16/8, TS. BS Trần Quang Hiền, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế An Giang chủ trì Lễ trao quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu đối với lãnh đạo, quản lý các đơn vị y tế trực thuộc.

So-Yte-trao-quyetdinh-23-1.jpg

Các đại biểu dự lễ trao quyết định

 So-Yte-trao-quyetdinh-23-2.jpg

TS. BS Trần Quang Hiền, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế An Giang trao quyết định cho các cán bộ

 So-Yte-trao-quyetdinh-23-3.jpg

Ban Giám đốc Sở Y tế An Giang trao quyết định cho các cán bộ

Cụ thể, Sở Y tế điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên giữ chức Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 04/8/2023; ông Hàng Quang Định, Trưởng Trạm Y tế phường Mỹ Bình thuộc Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên giữ chức Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 04/8/2023.

Bổ nhiệm ông Võ Thanh Vân, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Phú Tân giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, thời hạn 5 năm kể, từ ngày 04/8/2023.

Bổ nhiệm lại ông Nguyễn Đăng Khoa giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Phú, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 11/6/2023; ông Phan Tấn Tài giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, thời hạn 5 năm kể từ ngày 04/8/2023.

Giám đốc Sở Y tế giao ông Lê Nhất Linh, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang phụ trách điều hành hoạt động của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm theo chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định và theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, kể từ ngày 01/8/2023, cho đến khi Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm nhân sự giữ chức Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

Đồng thời, trao quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí cho ông Nguyễn Chí Công, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, kể từ 01/8/2023.

 So-Yte-trao-quyetdinh-23-4.jpg

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh An Giang phát biểu hứa hẹn

Phát biểu hứa hẹn tại lễ trao quyết định, nhiệm ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám Sở Y tế đã tin tưởng giao giữ trọng trách nhiệm vụ mới. Qua đó, hứa sẽ nỗ lực cùng tập thể Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh mới thành lập, sớm đưa bệnh viện đi vào hoạt động ổn định và phát triển.  

So-Yte-trao-quyetdinh-23-5.jpg

TS. BS Trần Quang Hiền, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế An Giang phát biểu tại lễ trao quyết định

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền chúc mừng và đề nghị các đồng chí được điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, năng lực sở trường, tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy, hoạt động hiệu quả.

Với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang cần nỗ lực nhanh chóng đưa bệnh viện đi vào hoạt động trong quý 4/2023; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy, kịp thời tham mưu cho tỉnh thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển y tế trong tình hình mới.

H.C

False
Bệnh viện Sản-Nhi An Giang sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinHạnh ChâuBệnh viện Sản-Nhi An Giang sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025/SiteAssets/BV-sannhi-soket-nnk-2.jpg
11/08/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 10/8, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ bệnh viện nhiệm kỳ 2020-2025. BS. CKII Đoàn Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang và Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Thị Phương Linh đã đến dự.

BV-sannhi-soket-nnk-1.jpg

Đảng bộ Bệnh viện Sản -Nhi có 10 Chi bộ trực thuộc, với 149 đảng viên. Nửa nhiệm kỳ qua, dù còn nhiều khó khăn do tác động dịch COVID-19, nhưng với sự đoàn kết, Đảng bộ Bệnh viện Sản -Nhi đã nỗ lực thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Trong đó lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các Nghị quyết, chỉ thị các cấp, bằng các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp. Lãnh đạo các chi bộ trực thuộc và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bệnh viện đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, triển khai thực hiện 28 kỹ thuật mới; nhiều kỹ thuật khám, chữa bệnh được ứng dụng có hiệu quả cao. Đồng thời, không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

BV-sannhi-soket-nnk-2.jpg
Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền 2018-2022    

Bệnh viện đã đưa vào sử dụng Khối Sản 200 giường, thi công xây dựng Khối Nhi 200 giường, phát triển khối dịch vụ 126 giường theo hướng xã hội hóa; đảm bảo cân đối thu chi, tự chủ tài chính; trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cho các khoa, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Năm 2022 bệnh viện được công nhận đã áp dụng 82/83 tiêu chí chất lượng, điểm trung bình các tiêu chí 3,73.

Cùng với đó, lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức xây dựng Đảng, công tác kiểm tra giám sát, dân vận; lãnh đạo các đoàn thể và công tác an sinh xã hội, tạo sự hài lòng người bệnh và hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Từ nay đến cuối nhiệm kỳ 2020-2025, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang tiếp tục thu hút nguồn nhân lực bác sĩ, đào tạo chuyên môn, nâng công suất giường bệnh lên 71,69%, tỷ lệ điều trị khỏi và giảm đạt 96,64%, phát triển khối dịch vụ 300 giường, phát triển các kỹ thuật chuyên môn.

Đồng thời, đảm bảo cân đối thu chi, làm tốt công tác xây dựng Đảng, phấn đấu hàng năm Đảng bộ được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đa dạng hóa các loại hình chữa bệnh; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, chuyển đổi số trong bệnh viện.

Dịp này, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền 2018-2022.

HẠNH CHÂU

False
1 - 30Next