Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 5, Ngày 09/02/2023, 15:00
An Giang: Điểm sáng trong công tác “đền ơn đáp nghĩa”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/02/2023 | Phương Anh

(TUAG)- An Giang là vùng đất biên cương ở cuối trời Nam của Tổ quốc, với địa thế núi rộng sông dài, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, An Giang là một trong những căn cứ địa quan trọng của cách mạng, nơi nhiều nghĩa binh, anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc từng tấc đất cho quê hương.

Trong những năm qua, chăm lo cho người có công, gia đình chính sách không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là nghĩa cử cao đẹp của thế hệ hôm nay đối với những người đã hi sinh hoặc để lại một phần xương máu nơi chiến trường vì độc lập dân tộc. Học theo lời Bác dạy: "Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân. Họ đã làm trọn nhiệm vụ, họ không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng?", các cấp chính quyền ở An Giang luôn quan tâm giải quyết kịp thời các chế độ đối với người có công; tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cán bộ công nhân viên chức tích cực quan tâm, chia sẻ, động viên bằng cả vật chất và tinh thần đối với người có công, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp rà soát đối tượng người có công, những người còn hồ sơ chưa hoàn chỉnh để đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận.

 AG-den-on-dap-nghia-1a.jpg

Đại tá, Anh hùng LLVTND Huỳnh Trí nói chuyện truyền thống với các chiến sĩ Tiểu đoàn 512 (Ảnh: Trần Kim Luận)

Hiện nay, tỉnh An Giang quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi khoảng 40.000 người có công và thân nhân, trong đó gần 10.000 hồ sơ liệt sĩ, 756 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 6.000 thương bệnh binh, trên 300 người được công nhận hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người được xác nhận hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; hơn 5.500 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; gần 18.700 người có công giúp đỡ cách mạng, trên 500 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học... Bên cạnh, hàng năm tỉnh thực hiện chế độ ưu đãi về giáo dục - đào tạo khoảng 2.000 trường hợp học sinh, sinh viên là con của người có công theo quy định.

Tính trong giai đoạn 5 năm qua, các địa phương trong tỉnh An Giang đã thường xuyên vận động nhân dân phát hiện, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và tham gia tìm kiếm, quy tập. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tuy có nhiều khó khăn, song với quyết tâm của các đơn vị chuyên trách K90 thuộc Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Quân khu 9, K93- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang và sự hỗ trợ của nước bạn, cùng các địa phương trong việc tìm kiếm. Trong 05 năm (2017-2022), đã quy tập đưa về cải táng 557 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc và các nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh. Bên cạnh đó, giải quyết cất bốc và di chuyển trên 60 hài cốt liệt sĩ về quê nhà; thực hiện lấy mẫu gần 600 hài cốt liệt sĩ giám định ADN xác định thông tin liệt sĩ.

Tỉnh cũng đã quan tâm hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình bia, đài ghi tên liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ. An Giang hiện quản lý 08 nghĩa trang liệt sĩ với 14.528 mộ liệt sĩ, trong đó 2.126 mộ được đầy đủ thông tin, gần 5.973 mộ biết một phần thông tin và 6.429 mộ chưa biết thông tin. Việc xây dựng nhà bia ghi danh liệt sĩ ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cũng được quan tâm. Đến nay, đã xây dựng được 66 nhà bia ghi danh liệt sĩ, trong đó có 06 nhà bia cấp huyện và 60 nhà bia cấp xã, phường, thị trấn. Đối với 31 xã, phường được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã có 90% được xây dựng nhà bia ghi danh liệt sĩ bằng nguồn ngân sách địa phương.

Công tác chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa bàn tỉnh An Giang cũng được thực hiện theo hướng xã hội hoá ngày càng phát triển sâu rộng, đạt được nhiều kết quả thiết thực, huy động được mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội tích cực hưởng ứng và tham gia bằng những chương trình, mục tiêu cụ thể và hành động thiết thực như: phong trào đóng góp Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, thực hiện chương trình giảm nghèo đối với các hộ chính sách, phong trào phụng dưỡng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", chăm sóc thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn, đỡ đầu con thương binh, con liệt sĩ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn... Qua đó, đã từng bước góp phần cải thiện và ổn định cuộc sống người có công và thân nhân của họ.

Hiện nay, không còn tình trạng thương binh, bệnh binh nặng có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật từ 81% trở lên còn khó khăn về nhà ở; Hầu hết cha mẹ liệt sĩ, người có công trong tỉnh đều được cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm chăm lo về nhà ở, tạo điều kiện hỗ trợ vốn làm ăn, việc làm cho thân nhân nên cuộc sống cơ bản ổn định.

AG-den-on-dap-nghia-1.jpg 

Đội K.93 thay hoa mới cho các mộ liệt sĩ (Ảnh: Trần Kim Luận)

Một điều rất đáng trân trọng là có nhiều gia đình không ỷ lại sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, cảm thông với khó khăn chung của đất nước. Trong những năm qua, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình người có công với cách mạng đã nỗi lực phấn đấu, vươn lên muôn vàn khó khăn, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất để làm giàu cho gia đình và xã hội. Trong phong trào đó đã xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn tấm gương rất đáng khâm phục, bởi họ không chỉ là những anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sĩ tiên phong chống lại đói nghèo, vươn lên làm giàu góp phần xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.

Những hành động thiết thực, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng có ý nghĩa giáo dục truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời vừa là động lực tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để xây dựng An Giang ngày càng phát triển. Đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người có công, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng đối với quá khứ hào hùng của dân tộc và tương lai tươi sáng của các thế hệ mai sau. Đây còn là việc làm ý nghĩa thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng đối với người có công; từ các bạn đoàn viên thắp nến tri ân đến các chú quản trang ngày ngày dọn cỏ khói nhang mộ phần liệt sĩ cũng đã góp một phần công sức của mình vào công tác xây dựng Đảng từ việc đáp nghĩa, đền ơn - một nghĩa cử cao đẹp được Đảng ta luôn coi trọng và phát huy!

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, ý chí anh dũng kiên cường bất khuất, thủy chung, nhân hậu đã đem cả máu xương, công sức, của cải của mình để cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước. Chúng ta là những người may mắn và hạnh phúc sinh ra trong thời bình, dù đã làm được nhiều việc ý nghĩa, xong vẫn chưa thể bù đắp hết những công lao hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương binh đã hi sinh cả cuộc đời mình, tính mạng mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của dân tộc./.

PHƯƠNG ANH

Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh An Giang

Lượt người xem:  Views:   312
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by