Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 3, Ngày 18/10/2022, 10:55
Quá trình khẩn hoang, lập ấp ở An Giang trước khi thực dân Pháp xâm chiếm (1833 - 1867)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/10/2022 | Hòa Bình

(TUAG)- "Nhìn lại chặng đường 190 năm hình thành, phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang luôn vinh dự, tự hào và mãi ghi ơn các bậc tiền nhân đã khai khẩn, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất An Giang. Đây là dịp để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc hơn quá trình hình thành, những giá trị và đóng góp của An Giang trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước" - Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học "An Giang 190 năm hình thành và phát triển".

Hành trình về địa chỉ đỏ tại Khu căn cứ Di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc.

Theo Ðịa bạ triều Nguyễn (lập năm 1836) tình hình ruộng đất ở An Giang được ghi nhận như sau: toàn tỉnh An Giang lúc bấy giờ đo đạc được 97.407 mẫu (47.674 ha) trong đó diện tích sử dụng được là 96.865 mẫu (47.409 ha) gồm đất canh tác 47.264 ha và đất thổ cư 145 ha, còn lại 265 ha là đất bỏ hoang. Riêng 47.264 ha đất sử dụng được thì có 35.489 ha dùng để cấy lúa (75%), và 11.775 ha đất vườn (25%). Nếu chỉ tính riêng đất thực canh của 2 huyện Ðông Xuyên và Tây Xuyên tức thuộc địa phận An Giang ngày nay thì Địa bạ năm 1836 chỉ thấy ghi có 16.495 ha trong đó huyện Ðông Xuyên chiếm 12.315 ha (74,6%) và huyện Tây Xuyên chỉ có 4.180 ha. Phủ Tuy Biên có tỷ lệ đất ruộng chiếm 72,62%, đất vườn chiếm 27,38%, trong đó huyện Ðông Xuyên có 66,78% đất ruộng, 33,22% đất vườn là huyện có tỷ lệ đất vườn cao nhất 4 huyện của tỉnh. Huyện Tây Xuyên có tỷ lệ đất ruộng 89,81%, đất vườn 10,19% và là huyện có tỷ lệ đất ruộng lúa cao nhất[1].

Thực tế vùng biên giới Châu Ðốc diện tích khẩn hoang còn ít vì thời tiết khó khăn, vốn liếng, nông cụ có hạn, nên số người trụ lại không nhiều. Triều Nguyễn phải triển hạn[2] thuế nhiều lần. Ngay cả đất gần thành Châu Đốc nhiều chỗ tốt năm 1839 đã đắp được đê vệ nông, bắt lính khai khẩn thành điền được 770 mẫu, thu được 9.000 hộc thóc được thưởng 600 quan tiền nhưng đến giữa năm 1840 chỗ chưa khai khẩn còn ước độ 200 mẫu nữa. Vì vậy, việc khai hoang lập ấp dưới thời triều Nguyễn ngoài việc khuyến khích bằng các hình thức mộ dân, binh lính và cả tù phạm cũng được sử dụng để lập đồn điền ở những nơi trọng yếu. Hình thức đồn điền được tổ chức như lực lượng bán quân sự, theo phiên hiệu quân đội như: Quản cơ, Phó Quản cơ, Suất đội. Khi thời bình họ sẽ khai hoang cày cấy, lúc chiến tranh họ là những người lính bảo vệ đất nước.

Dưới triều vua Minh Mạng chính sách đồn điền đã được thiết lập. Nhiều tù phạm khắp Nam Kỳ được đưa đến biên giới. Vào năm 1840, Minh Mạng cho lấy lại một phần đất đã được khai phá trong các đồn điền để cấp cho các tù phạm hoặc giao cho dân cày cấy. Năm 1850, vua Tự Ðức cử Nguyễn Tri Phương giữ chức Kinh lược sứ Nam Kỳ trông coi việc xây dựng các đồn điền dọc theo biên giới, trong đó có kinh Vĩnh Tế.

Tính đến tháng 5 (âm lịch) năm 1851, số ruộng bỏ hoang ở An Giang lên đến 44.784 mẫu. Trước thực trạng như vậy, Nguyễn Tri Phương tấu trình về nhân lực khai khẩn:"Tỉnh An Giang tiếp giáp với nước Miên, đất bỏ hoang còn nhiều, xin từ nay trở đi, phàm những tên can tội trộm cắp, cướp vặt và các tên du côn không rõ lai lịch ở sáu tỉnh Nam Kỳ mà tội chỉ mãn đồ (đồ là 3 năm) trở xuống đều phát giao cho các đồn, bảo tỉnh An Giang sai phái. Tên nào dân xã xin không muốn nhận lĩnh, thì lựa lại đồn điền làm lính, tùy tiện để khai khẩn cày cấy. Ðợi số ruộng khai khẩn được bao nhiêu, cho giữ làm sản nghiệp đời đời"[3].

Theo báo cáo của Nguyễn Tri Phương vào năm 1854, đợt khai hoang lập ấp này ở Nam Kỳ được 124 ấp, trong đó, An Giang lập thêm 23 ấp mới. Sách Ðại Nam Nhất Thống Chí cho biết trong thời kỳ này, An Giang đã khai phá được 88.336 mẫu trong tổng số 568.840 mẫu (tương đương 278.413 ha) của toàn miền Nam, chiếm tỷ lệ 15,5% chỉ sau Gia Ðịnh, Ðịnh Tường, Vĩnh Long…

Dưới triều Nguyễn hình thức người dân tự phát khai phá được xem là hình thức chủ yếu trong công cuộc khẩn hoang thời bấy giờ. Phần lớn lưu dân đến vùng đất mới này chủ yếu sống bằng nghề nông. Số ruộng đất khai phá lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi gia đình hoặc sự kết nối giữa các quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau. Họ tự do được lựa chọn nơi ở và nơi khai khẩn. Người đi khai hoang còn được nhà nước giúp đỡ về dụng cụ, thóc giống, trâu bò bằng hình thức cho vay hoặc cấp phát.

Chính quyền nhà Nguyễn không đưa ra một quy định hạn chế hoặc ràng buộc gì trong việc lưu dân khai khẩn đất hoang vì lúc ấy đất hoang còn rất nhiều mà dân cư thưa thớt. Triều đình vẫn tiếp tục chính sách khuyến khích lưu dân đi khẩn hoang bằng các thủ tục dễ dãi, không hạn chế nơi khai thác và diện tích, chỉ cần khai báo và nộp thuế sau thời gian 3 năm đầu hoặc lâu hơn được miễn thuế, sau đó được công nhận quyền sở hữu trên phần đất tự khai thác.

Cho-Long-Xuyen.jpg

Chợ Long Xuyên (An Giang) ngày nay.

Trong quá trình khai phá đất hoang ở An Giang dưới thời các Chúa Nguyễn và triều Nguyễn, lưu dân người Việt đã đưa phần lớn diện tích được khẩn hoang sang trồng lúa là chính. Ngoài ra, còn trồng một số hoa màu và cây ăn trái. Việc canh tác chủ yếu là nhờ nước mưa. Những năm hạn hán như năm 1865 ruộng đất ở An Giang bỏ hoang rất lớn. Nông dân chỉ biết cầu khẩn, cầu bảo, vì chưa có những công trình thủy nông phục vụ sản xuất. Những kinh đào như kinh Thoại Hà, kinh Vĩnh Tế lúc bấy giờ phục vụ cho việc giao thông là chủ yếu, tác dụng về dẫn thủy nhập điền còn nhiều hạn chế.

Chính sách khẩn hoang lập làng từ thời Tự Ðức (1848) đến khi De La Grandière ký sắc lệnh (ngày 20/9/1867) giải tán tất cả đồn điền, thì các hình thức khẩn hoang có kết quả khá tốt. Diện tích cày cấy nhiều hơn trước. Theo thống kê triều Nguyễn thời bấy giờ, so với cả nước, sản lượng lúa ở An Giang nhiều nhất. Nhiều thôn ấp được thành lập. Cộng đồng cư dân người Việt, Hoa, Khmer, Chăm trở nên đông đúc. Một số trung tâm mua bán, trao đổi hàng hoá được hình thành ven bờ sông và ngày càng sung túc như chợ Châu Ðốc, Ðông Xuyên (Long Xuyên), Tú Ðiền (Chợ Mới), Vĩnh Phước (Sa Ðéc), Bình Thành Tây (Lấp Vò), An Thạnh (Tịnh Biên), Thái An Ðông (Ô Môn).

Công cuộc khẩn hoang khai thác ruộng đất được tiếp tục cho đến khi thực dân Pháp chiếm An Giang (1867). Theo số liệu của Niên giám Nam Kỳ công bố năm 1868 thì vào năm này, An Giang đã khai thác thêm 22.864 ha, trong đó Châu Ðốc 13.419 ha, Long Xuyên 9.445 ha, đa số diện tích khai phá nằm dọc theo bờ Tây sông Hậu...

H.B

_____________

[1] Nguyễn Ðình Ðầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - An Giang, Nxb Tp.HCM, 1995.

[2] Kéo dài thêm khoảng thời gian đã định.

[3] Đại Nam thực lục, Chính biên, Đệ tứ kỷ, Quyển VI, Viện Sử học.

 

Lượt người xem:  Views:   524
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by