Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Xã hội
Thứ 6, Ngày 24/11/2023, 10:05
An Giang nỗ lực chăm lo đời sống cho Nhân dân
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/11/2023 | Trúc Linh

(TUAG)- Trên quan điểm mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển, An Giang đã có những chính sách thiết thực, phù hợp và kịp thời, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm, chăm lo đời sống cho Nhân dân. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, dân tộc, tôn giáo, Nhân dân có cuộc sống ấm ho, hạnh phúc.

 

Trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo"

Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền An Giang có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo chỉ đạo, nhằm mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội với phát triển kinh tế nhằm chăm lo phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Vì mục tiêu hạnh phúc của Nhân dân, An Giang luôn coi trọng thực hiện bảo đảm an sinh xã hội từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Qua đó, An Giang đã cơ bản xây dựng hệ thống an sinh xã hội khá đồng bộ, nhất là các chính sách về tạo việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân; cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, chính sách ưu đãi đối với người có công; triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn cũng như một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân, trợ giúp pháp lý, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa ở các xã miền núi, vùng sâu nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người dân có nơi sinh hoạt, giao lưu, sáng tạo văn hóa... Nhờ đó, đời sống người dân có nhiều đổi thay, từ việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân (như diện chính sách, Nhân dân lao động nghèo, người già, trẻ em…), sự nghiệp y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cùng với nhiều công trình được hình thành như: Nâng cấp, xây dựng mới trường học, Trung tâm y tế, Trung tâm bảo trợ xã hội, khu dân cư Đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, Mái ấm công đoàn, nhà văn hóa… gắn kết với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần cải thiện đời sống của Nhân dân.

 

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm: "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh", An Giang đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang; An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới; Phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang; Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh; chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang… nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân.

Theo đó, không ngừng hoàn thiện chính sách chăm lo đời sống của Nhân dân phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công. Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất, sinh viên. Nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả chất lượng và gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề và cơ sở dịch vụ giải quyết việc làm được quy hoạch đầu tư, phát triển khá đồng bộ. Bình quân hằng năm đã đào tạo nghề cho hơn 31.000 lao động, giải quyết việc làm cho lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 68 %[1].

Quan tâm và tổ chức thực hiện tốt các chính sách chăm lo cho đối tượng người có công với cách mạng, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho gia đình người có công, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", phong trào phụng dưỡng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"... Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công; mức sống hộ gia đình người có công không ngừng được cải thiện và nâng lên. Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, công tác phòng chống tệ nạn mại dâm và ma túy tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Các đối tượng chính sách xã hội ngày càng được mở rộng và tăng nhanh. Đến nay, các địa phương thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên hàng năm cho hơn 26.000 đối tượng người có công và thân nhân, 100% đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài ra, hàng năm còn phối hợp thực hiện cứu trợ, trợ giúp đột xuất kịp thời cho đối tượng rủi ro, yếu thế khác và đối tượng nghèo, cận nghèo... Quỹ bảo trợ trẻ em hàng năm vận động đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 1% - 1,2%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 3% - 4%/năm, hiện toàn tỉnh còn 2,75% hộ nghèo[2]. Đặc biệt, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã và đang trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, khi tỷ lệ bao phủ tăng nhanh; chính sách trợ giúp xã hội đã bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng… Hiện nay, giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở, thông tin, là các dịch vụ xã hội cơ bản được An Giang đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng và được đưa vào thành các tiêu chuẩn trong chuẩn nghèo đa chiều. An Giang có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp nâng cao khả năng tiếp cận trường học, trạm y tế, nước sạch và thông tin người dân được nâng lên. Qua đó, đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Đội xây cất nhà từ thiện ở các địa phương

Bên cạnh đó, An Giang phát triển đa dạng các hình thức từ thiện (tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện), đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chất lượng dân trí, chất lượng cuộc sống của Nhân dân thông qua các mô hình: Nhà Đại đoàn kết, xây cầu, làm đường, các công trình công cộng, nghĩa trang nhân dân. Đến nay tổ chức bàn giao trên 9.136 căn nhà và sửa chữa 3.638 căn nhà Đại đoàn kết, trao học bổng cho trên 27.427 em học sinh nghèo, khánh thành 586 cây cầu giao thông nông thôn, rải đá mi, nâng cấp, sửa chữa lộ giao thông nông thôn trên 11.000 km, lắp trên 510 km đèn đường và khởi công nhiều công trình an sinh xã hội khác… tổng kinh phí ước tính trên 1.000 tỷ đồng; Tổ chức thăm, tặng quà cho trên 66.910 hộ gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá trên 32,4 tỷ đồng; tham gia hàng triệu ngày công lao động (ước tính quy tiền gần 281 tỷ đồng) để phục vụ thực hiện các công trình an sinh xã hội và công tác từ thiện xã hội; vận động người dân hiến đất trên 150 ha (ước tính quy tiền gần 768 tỷ đồng) để làm đường giao thông nông thôn, nghĩa trang nhân dân và công trình công cộng; vận động vật tư để xây dựng các công trình công cộng trong xây dựng nông thôn mới trên 136 tỷ đồng[3] để chăm lo đời sống cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý phát triển xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội thì việc chăm lo đời sống vật chất cho Nhân dân vẫn còn hạn chế: Giảm nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo vẫn còn. Đời sống một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng dân tộc còn nhiều khó khăn; nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn hẹp, việc bao phủ và mức độ hỗ trợ còn thấp, chưa huy động mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng. Nhận thức về vai trò an sinh xã hội trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa đầy đủ, còn xem an sinh xã hội là trách nhiệm riêng của Nhà nước, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước.

Để nâng cao đời sống cho Nhân dân, trong thời gian tới An Giang đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức xây dựng Đảng, chính quyền, chăm lo đời sống của Nhân dân ngày càng đạt hiệu quả hơn trước, đồng thời tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội để tạo thêm niềm tin trong Nhân dân. Tiếp tục đổi mới chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân.

Thứ hai, xác định công tác chăm lo đời sống cho Nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc nâng cao đời sống của Nhân dân theo tinh thần xã hội hóa, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm các điều kiện sống tốt hơn, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thứ ba, tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 22-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bản tỉnh; Chỉ thị số 08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Chỉ thị số 06-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa chăm lo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trên địa bàn Tỉnh; Nghị quyết số 28-NQ/TU về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh; Huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của Nhân dân.

Thứ tư, tập trung đẩy mạnh xã hội hóa chăm lo đời sống cho Nhân dân được lồng ghép và phối hợp chặt chẽ, phù hợp với công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Cách thức hỗ trợ đổi mới theo hướng linh hoạt, lấy người nghèo, người yếu thế trong xã hội làm trung tâm, hỗ trợ các công trình dân sinh, cung cấp tư liệu sản xuất phù hợp, mang tính dài hạn để tăng gia sản xuất, thoát nghèo bền vững; người có công cách mạng được hỗ trợ chăm lo có mức sống từ trung bình khá trở lên và kịp thời trợ giúp xã hội cho người yếu thế, nhóm yếu thế và cộng đồng việc khắc phục rủi ro do dịch bệnh và thiên tai...

Với phương châm "vận động đúng đối tượng, đóng góp đúng sức mình, sử dụng đúng mục đích" để thu hút nhiều thành phần trong xã hội hưởng ứng, đa dạng hoá nguồn lực chăm lo đời sống vật chất cho Nhân dân, đồng thời kết hợp với nguồn lực Nhà nước đầu tư cho phúc lợi xã hội nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân.

Thứ năm, tăng cường vận động nguồn tài trợ ngoài ngân sách nhà nước đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quan tâm hỗ trợ các địa bàn biên giới, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, tiếp cận ngày càng tốt hơn các dịch vụ về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt, thiết chế văn hóa ở cơ sở... nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân./.

TRÚC LINH

____________

[1] Báo cáo số 3451/BC-SLĐTBXH, ngày 22/12/2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá tình hình thực hiện năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

[2] Báo cáo số 3451/BC-SLĐTBXH, ngày 22/12/2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá tình hình thực hiện năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

[3] Báo cáo số 732/BC-MTTQ-BTT, ngày 12/5/2023 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" giai đoạn 2003 - 2023.

Lượt người xem:  Views:   420
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

PostCategory

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by