Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 6, Ngày 22/12/2023, 14:00
Đập tan âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/12/2023 | Hòa Bình

(TUAG)- Chống phá cách mạng Việt Nam là một mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Chúng đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013;… Trong đó, luận điệu "phi chính trị hóa quân đội" được những đối tượng này xác định là một nội dung trọng tâm. Với luận điệu "Quân đội là của quốc gia, dân tộc", chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Chúng cho rằng quân đội phải "đứng ngoài chính trị"; quân đội cần phải "trung lập", "đứng giữa", không lệ thuộc hoặc đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào... Từ đó, đấu tranh phòng, chống âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội ở nước ta là một yêu cầu, một nội dung đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong quá trình xây dựng quân đội nước ta về chính trị.

daptanphiquansu.jpg

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao tinh thần cảnh giác với âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội cho cán bộ, chiến sĩ.

Cần phải khẳng định rằng, Quân đội nhân dân Việt Nam không thể "phi chính trị hóa" vì một số lý do:

Thứ nhất, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong thời kỳ quá độ tất yếu còn tồn tại chuyên chính vô sản, C.Mác viết: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản". Bởi ở thời kỳ này, xã hội còn phân chia giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục, vẫn còn các lực lượng mưu toan phục hồi chế độ cũ, vẫn còn âm mưu xâm lược của các thế lực đế quốc. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động cần có nhà nước của mình để trấn áp lực lượng phản cách mạng, trấn áp bọn phá hoại trật tự xã hội mới và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu. Mà theo V.I.Lênin: "Chuyên chính là một chính quyền nhà nước trực tiếp dựa vào bạo lực. Bạo lực ở thế kỷ XX này, cũng như nói chung ở thời đại văn minh, không phải là quả đấm, cũng không phải là cái dùi cui nữa mà là quân đội". Điều đó cho thấy hiện nay ở Việt Nam, quân đội vẫn là lực lượng chủ yếu bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Về nguyên tắc, Đảng Cộng sản Việt Nam phải giữ vai trò lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, chúng ta không chấp nhận luận điệu "Đảng không nắm Quân đội" và để quân đội trung lập.

Thứ hai, bài học từ thực tiễn một số nước "phi chính trị hóa" quân đội.

Ở Liên Xô, trong thời gian M.Gorbachev làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô đã từ bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin; xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho quân đội Liên Xô bị "phi chính trị hóa" và dẫn đến bị vô hiệu hóa. Chỉ trong khoảng hai năm từ 1987-1989, gần 50% cán bộ cơ quan chiến lược của quân đội và khoảng 30% tướng lĩnh bị cho ra quân, trên 100 cán bộ lãnh đạo chính trị cấp chiến dịch-chiến lược bị cách chức với lý do "tư tưởng bảo thủ, yếu kém, không ủng hộ cải tổ". Ngày 29/8/1991, M.Gorbachev ra lệnh giải tán các cơ quan chính trị và từ 01/9/1991 chấm dứt mọi hoạt động của Đảng trong Quân đội Liên Xô. Bi kịch "phi chính trị hóa" xảy ra đã khiến Quân đội Xô Viết, một quân đội hùng mạnh từng đánh bại chủ nghĩa phát xít, với gần 4 triệu quân thường trực, vũ khí trang bị rất hiện đại bỗng chốc mất phương hướng chiến đấu, không biết phải bảo vệ mục tiêu nào trong "thảm họa chính trị" tháng 8/1991 dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Trong thời gian gần đây, một số cuộc đảo chính ở các nước do quân đội các nước thực hiện đã dẫn đến sự bất ổn về chính trị - xã hội và làm suy yếu đất nước như ở Thái Lan, Myanma,v.v.. cho thấy bài học đắt giá khi thực hiện "phi chính trị hóa" quân đội; càng giúp chúng ta hiểu hơn lời dạy của V.I.Lênin: Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, "quân đội không thể và không nên trung lập".

Thứ ba, lịch sử đã kiểm nghiệm và khẳng định những thành tựu của Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam đã là Quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhưng mang bản chất giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau 79 năm thành lập, Quân đội ta đã cùng Nhân dân đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, lập nên những kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Quân đội nhân dân Việt Nam không có mục đích chính trị tự thân, mà là thực hiện chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

daptanphiquansu-1.jpg

Để đấu tranh bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Một là, giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội cho phù hợp với tình hình mới, kiện toàn hệ thống và nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong Quân đội.

Hai là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cần tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chủ động đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ mục tiêu lý tưởng chiến đấu, xây dựng ý chí quyết tâm, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho mọi quân nhân, tạo ra sự "miễn dịch" cần thiết, tăng sức "đề kháng" để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các luận điệu "phi chính trị hóa" quân đội ta của các thế lực thù địch.

Ba là, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng Quân đội, đảm bảo Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhà nước và Nhân dân, có đủ sức mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống.

Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, chống quan điểm "Quân đội trung lập", "đứng ngoài chính trị" là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Quân đội cách mạng. Đó là quá trình xây dựng và đấu tranh liên tục, xuyên suốt các bước trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội cách mạng, đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách... trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh./.

H.B

Lượt người xem:  Views:   306
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by