Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 3, Ngày 31/10/2023, 15:00
Một số giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/10/2023 | AG3567

(TUAG)- Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.


Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đánh giá: nhận thức về văn hóa, xã hội, con  người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi các xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống con người được chú trọng. Cùng với những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, người dân An Giang với lòng nhân ái, trọng đạo nghĩa; chân chất, giản dị trong ứng xử và cuộc sống... đã tạo nên ý thức cộng đồng, gắn kết giữa cá nhân - gia đình - xã hội thành một khối đoàn kết, một sức mạnh nội sinh quan trọng trong suốt quá trình hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, trong thời đại kỷ nguyên số, vấn đề kế thừa, bảo tồn, xây dựng và phát huy được nền văn hóa tiên tiến, mang bản sắc riêng biệt của dân tộc đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức khó giải quyết, như lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cũng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hóa số... cùng với những cơ hội mà kỷ nguyên số tạo ra, công tác bảo tồn, phát huy được các giá trị tốt đẹp, cao quý của nền văn hóa hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức cơ bản…”, đó là các thế lực thù địch thông qua phát thanh, truyền hình, phim ảnh, xuất bản, quảng cáo… có những nội dung phản cảm vi phạm quy định pháp luật, đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục Việt Nam... để tiến hành nhiều hoạt động xâm lăng văn hóa vào nước ta, hướng đến các tầng lớp nhân dân, trước hết là giới trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, dễ bị tác động bởi các yếu tố mới lạ, khác biệt, hòng là suy yếu sức mạnh nội sinh.


Miếu Bà Chúa xứ núi Sam được vinh danh là Điểm đến tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương

Đây là thủ đoạn tinh vi nhằm triệt tiêu tận gốc những giá trị cốt lõi, nền tảng của dân tộc Việt Nam, từ đó truyền bá, tiêm nhiễm những sản phẩm văn hóa xấu độc, lai căng, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống của con người. Từ sự chuyển biến về văn hóa dần lan sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Sự xâm lăng văn hóa tuy âm thầm nhưng có thể phá hủy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Đại hội XIII nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam”; đồng thời “bảo vệ nền văn hóa, lợi ích quốc gia-dân tộc; kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin xấu độc, các văn hóa phẩm ngoại lai, độc hại, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục”.

Để giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên số, đồng thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa-nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta, cần có những giải pháp đồng bộ, toàn diện cơ bản sau.

Một là, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình văn hóa, văn nghệ. Có kế hoạch, cơ chế và giải pháp xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc trong xây dựng con người, phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đồng thời bảo đảm tự do dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật; khuyến khích những tiềm tòi mới làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đồng thời, khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Kiên quyết ngăn chặn và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa hòng làm thay đổi hệ giá trị văn hóa Việt Nam.

Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về tầm quan trọng của văn hóa và mối nguy “xâm lăng văn hóa” với nhiều hình thức như: qua hệ thống giáo dục quốc gia, các kênh thông tin để tuyên truyền giáo dục phân biệt đúng, sai cho mọi người dân, mọi lứa tuổi, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi công dân đối với mối nguy xâm lăng văn hóa trong kỷ nguyên số, từ đó nêu cao cảnh giác, nhận diện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, hành vi phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Ba là, phát huy vai trò xung kích, đi đầu của đoàn viên, thanh niên trong bảo tồn, văn hóa.

Tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt để có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa và trách nhiệm của bản thân trong bảo tồn giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Đoàn viên, thanh niên phải là những người xung kích trong việc phát hiện âm mưu, thủ đoạn, nội dung, phương thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và nắm vững những luận cứ để trực tiếp và tổ chức đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái thù địch đó; phát huy vai trò xung kích, tinh thần hoạt động của Đoàn Thanh niên, của tuổi trẻ Việt Nam để tuyên truyền cho Nhân dân hiểu, tạo “sức đề kháng” chủ động bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tóm lại, kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển trong kỷ nguyên số, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong đó, văn nghệ sĩ chính là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa./.

Trường Giang

Lượt người xem:  Views:   149
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by