Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 2, Ngày 16/10/2023, 08:10
Những vấn đề đặt ra đối với công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/10/2023 | An Bình

(TUAG)- Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW, ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị khoá XI về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020, công tác thông tin đối ngoại đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, luận điệu xuyên tạc, làm thất bại âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại còn một số hạn chế, bất cập đó là chưa phản ánh đầy đủ, sâu sắc thành tựu nổi bật của đất nước; việc triển khai nhiệm vụ còn phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thông tin đối ngoại; công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn thông tin xấu độc, xuyên tạc có lúc, có nơi chưa thật hiệu quả; đầu tư nguồn lực chưa ngang tầm nhiệm vụ.


Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động như hiện nay, việc phân tích, hiểu rõ hiện tại cũng như xu hướng diễn biến trong thời gian tới của tình hình chính trị - an ninh - kinh tế - truyền thông quốc tế sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta triển khai hoạt động thông tin đối ngoại "chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả" như Kết luận số 57-KL/TW đã nêu.

Tình hình thế giới và khu vực trong thời gian qua đặc biệt phức tạp và khó khăn, trải qua những biến động lớn

Sau đại dịch COVID-19, chúng ta đều hy vọng kinh tế toàn cầu khởi sắc, tuy nhiên thực tế lại tiếp tục trì trệ. Đến nay, dù triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế toàn cầu lạc quan hơn so với những dự báo vào cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức độ bấp bênh, không đồng đều giữa các nền kinh tế, có những diễn biến tích cực về ngắn hạn song triển vọng trung và dài hạn tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ khủng hoảng.

Về chính trị - an ninh, cạnh tranh chiến lược nước lớn leo thang căng thẳng, sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự phân tuyến, phân tách được đẩy lên mức độ cao hơn hẳn so với trước đây, gia tăng nguy cơ xung đột. Tuy vậy, các nước lớn vẫn có những nỗ lực tránh làm đổ vỡ quan hệ, quản lý cạnh tranh, kiểm soát bất đồng, tránh đối đầu trực diện về quân sự và duy trì hợp tác trong các vấn đề chung lợi ích.


Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục triển khai các biện pháp kiềm chế lẫn nhau. Cả hai bên đều đẩy mạnh tập hợp lực lượng, thách thức lẫn nhau trên nhiều địa bàn, lĩnh vực. Xung đột Nga - Ukraine kéo dài tác động mạnh đến cục diện thế giới và khu vực, khiến quan hệ Nga và NATO trở nên gay gắt nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, trật tự an ninh, thúc đẩy chạy đua vũ trang, không chỉ ở châu Âu mà còn làm thay đổi cục diện thế giới, tạo tiền lệ về việc nước lớn sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, làm suy yếu vai trò của luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương, đặt ra thách thức cho các quốc gia nhỏ và vừa trong quan hệ với các cường quốc. Hoa Kỳ, phương Tây và Nga liên tục triển khai nhiều biện pháp trừng phạt và đáp trả lẫn nhau. Xung đột cũng thúc đẩy Trung Quốc – Nga tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược, đẩy mạnh phối hợp nhằm gia tăng đối trọng địa chiến lược với Hoa Kỳ tại nhiều diễn đàn, cơ chế.

Những điểm nóng như xung đột Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Trung Đông - Châu Phi… vẫn diễn biến phức tạp, bế tắc, chưa có giải pháp xử lý, đặt ra nhiều hệ lụy đa chiều. Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất, có vai trò địa chiến lược quan trọng nhưng cũng là địa bàn trọng điểm cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn.

Tình hình Biển Đông ngày càng khó khăn, phức tạp và có nhiều diễn biến khó lường hơn trước. Cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc tác động sâu sắc tới tổng thể cục diễn tranh chấp. Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lược xây dựng cường quốc biển, coi Biển Đông là địa bàn trọng điểm, ráo riết tăng cường khống chế, kiểm soát nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi pháp. Trong khi đó, Hoa Kỳ và các nước đồng minh tăng cường hiện diện ở khu vực trên các mặt quân sự, chính trị - ngoại giao cũng như đẩy mạnh tuyên truyền chống Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN tiếp tục nỗ lực bảo vệ đoàn kết nội khối và tăng cường vai trò trung tâm, tìm tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều thách thức, sức ép từ các vấn đề nội bộ như tình hình Myanmar, chính trị Thái Lan, kinh tế Lào cũng như sức ép từ các nước lớn.


Những yêu cầu mới cho công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam.

Về chủ trương, thông tin đối ngoại phải tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được, khắc phục những điểm yếu, khó khăn còn tồn tại, không ngừng đổi mới, nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, qua đó, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, củng cố được niềm tin của nhân dân trong nước, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong những vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch.

Về nội dung, bên cạnh thông tin quảng bá hình ảnh đất nước, những thành tựu phát triển trên mọi lĩnh vực, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung cần không ngừng được nâng cao chất lượng, tính thuyết phục, tính hấp dẫn, tính gần gũi đối với công chúng trong nước và nước ngoài. Bảo đảm thông tin tích cực, thông tin hợp tác là dòng chảy chính; kiểm soát được nội dung thông tin, bảo đảm không gây phương hại đến an ninh, ổn định, hợp tác quốc tế; nâng cao tính chiến đấu trong thông tin với những lập luận sắc bén, xác đáng, đấu tranh phản bác lại những thông tin xấu, độc, bất lợi, không để dư luận hiểu sai về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, không để ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước.

Về phương thức, thông tin đối ngoại cần đi trước, đón đầu các xu thế truyền thông, nhanh chóng ứng dụng, triển khai công nghệ mới vào công tác thông tin đối ngoại, không để thông tin đối ngoại bị "lạc hậu" so với các quốc gia khác cũng như trong môi trường truyền thông quốc tế, dẫn tới mất mặt trận tuyên truyền, xuất hiện các "lỗ hổng" trong công tác tuyên truyền. Chúng ta cũng cần có các lực lượng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, không để các lực lượng thù địch xâm phạm chủ quyền số, an ninh mạng trong lĩnh vực thông tin, phát tán thông tin sai sự thật trên môi trường truyền thông của người dân trong nước.

Về nguồn lực, công tác thông tin đối ngoại cần có mức đầu tư xứng đáng, đồng bộ về cả con người, cơ sở vật chất cũng như tài chính. Chúng ta cần những cán bộ có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng, có chuyên môn, có trình độ, am hiểu môi trường truyền thông trong và ngoài nước; cần có những trang thiết bị hiện đại, bắt kịp với xu hướng công nghệ quốc tế; cần có nguồn ngân sách thích hợp để việc truyền thông có thể diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ, không phải chỉ trong từng thời điểm, từng vụ việc cụ thể.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, vượt ngoài dự đoán của chúng ta. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, trong đó châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục là trọng tâm chiến lược. Biển Đông tiềm ẩn khả năng có diễn biến phức tạp trên thực địa, tác động tới môi trường an ninh của đất nước. Ở trong nước, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như đấu tranh với các thế lực thù địch, chống phá. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần quán triệt sâu sắc, chủ động triển khai Kết luận 57 của Bộ Chính trị về "tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới", trong đó đặc biệt chú ý đến những điểm mới được nêu trong Kết luận, không ngừng sáng tạo, đổi mới cả về nội dung, phương thức, hình thức triển khai công tác thông tin đối ngoại, chú trọng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin đối ngoại; sân khấu hóa các nội dung thông tin đối ngoại; có những câu chuyện truyền thông ấn tượng và thuyết phục với mục tiêu đưa thông tin, hình ảnh tích cực về Việt Nam tới được ngày càng nhiều đối tượng ở càng nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Sự Thật

Lượt người xem:  Views:   435
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by