Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 4, Ngày 21/06/2023, 09:00
Phải tự giác trong tự phê bình và phê bình
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/06/2023 | AG3567

(TUAG)- Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, quy luật phát triển của Đảng, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên. Đây là việc làm cấp bách, có ý nghĩa sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định. Vì thế, trước hết mỗi tổ chức đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hành "như mỗi ngày phải rửa mặt".

Tuphebinh-phebinh-trongdang.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc đến Khổng Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử… về sự sửa mình trong đạo tu thân. Trong những dịp giáo dục, nhắc nhở và động viên cán bộ, đảng viên ta thực hiện tự phê bình và phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng những nguyên lý Mác - Lênin mà còn tiếp thu, cải biến và nâng cao những truyền thống văn hóa Việt Nam và phương Đông trong việc sửa chữa lỗi lầm và tu dưỡng đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề phê bình, tự phê bình gắn liền với lợi ích của Đảng, với sự nghiệp cách mạng. Một người đảng viên đã lấy lý tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội làm lẽ sống của mình thì không còn lợi ích nào lớn hơn để mưu cầu. Nói như người xưa, họ sống trong sáng như mặt trời, mặt trăng. Họ không có điều gì phải che giấu Đảng và Nhân dân. Phát hiện ra những ưu điểm của mình để phát huy, những khuyết điểm để sửa chữa là công việc thường xuyên, mỗi ngày.

Vì lợi ích của Đảng, vì tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, người đảng viên phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán thái độ sợ phê bình, nể nang không phê bình và đặc biệt là thái độ lợi dụng phê bình để nói xấu, để công kích… do ghen ghét nhau chứ không do một chút thương yêu nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tự phê bình lên trước phê bình là để mỗi người trước hết thấy rõ trách nhiệm của mình, hiểu rõ mình và nhờ thêm người khác giúp đỡ mình hiểu rõ mình hơn. Phải tự mình nghiêm khắc với mình mới có thể thẳng thắn giúp đỡ người khác nhận ra khuyết điểm của họ.

Ngày nay, đọc lại những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây hơn 60 năm, chúng ta càng thấy Người đã sáng suốt biết chừng nào khi yêu cầu phải sớm ngăn chặn những sai lầm, khuyết điểm của Đảng ta bằng tự phê bình và phê bình. Người viết: "... Nói chung, số đông cán bộ ta đều tận tụy, đều cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Nhưng vẫn còn một số bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc, do đó mà phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm. Vài thí dụ:

Đối với nhân dân thì quan liêu, mệnh lệnh; xem thường pháp luật, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân (như có khi khám xét nhà mà không báo trước cho chủ nhà). Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như bán bánh ngọt không cho người mua mang bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ).

Đối với tập thể thì kèn cựa địa vị, tính thiệt suy hơn, chỉ hỏi Đảng và Chính phủ đã làm gì cho mình, không tự hỏi mình đã làm gì ích lợi cho nhân dân, cho xã hội.

Đối với của công thì lãng phí, tham ô, ở các xí nghiệp và các hợp tác xã ít nhiều đều có hiện tượng xấu như vậy.

Đối với bản thân thì không lo trau dồi đạo đức cách mạng, không lo học tập để tiến bộ, mà chỉ lo ăn ngon, mặc đẹp hơn người khác... ".

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây đã hơn nửa thế kỷ nhưng giá trị và sức sống vẫn trường tồn cho đến hôm nay. Người yêu cầu về thái độ làm việc của cán bộ, đảng viên trước quốc dân, đồng bào, cũng như cách thức để người cán bộ, đảng viên tự đào tạo, nâng cao trình độ bản thân chính là tự phê bình, từ đó rút kinh nghiệm để trưởng thành hơn. Hay trong bài báo với nhan đề "Tự phê bình", Chủ tịch Hồ Chí Minh tự nhận lỗi: "Những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi"; qua đây, chúng ta có thể thấy rõ tinh thần tự phê bình nghiêm khắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người đứng ra nhận lỗi với tư cách người đứng đầu Chính phủ trước quốc dân, đồng bào; đồng thời khẳng định quyết tâm sửa. Đây có thể coi như mẫu mực của sự tự phê bình cách mạng, không hề chung chung, qua loa, đối phó, mà đầy tinh thần trách nhiệm cũng như quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, bất cứ khi nào phát hiện ra những hạn chế trong lãnh đạo cách mạng, Đảng đều nghiêm túc kiểm điểm và nhanh chóng có biện pháp khắc phục. Nhờ đó, đã góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết trong Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, đủ khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thế hệ ngày nay được trao nhiệm vụ mới của lịch sử là giải phóng cho dân tộc ra khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu, trước nhiệm vụ không kém vẻ vang của đất nước, Nhân dân ta không thể cho phép tồn tại những kẻ tham nhũng, lừa đảo, làm hại Tổ quốc và Nhân dân… để sống một cuộc đời ích kỷ!?

Việc tự phê bình và phê bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải làm cho toàn thể đảng viên của Đảng nhận thức được sâu sắc những lời răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định được trách nhiệm quang vinh của mình trước lịch sử, nâng cao được ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, gạt ý bỏ đi được những suy nghĩ tầm thường, những hành vi ích kỷ. Làm thế nào để không cho những cám dỗ vật chất làm hoen ố đi phẩm chất và nhân cách của người cộng sản, để cho Đảng ta tiếp tục và mãi mãi là ngọn cờ quang vinh của dân tộc và thời đại.

Hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, thuận lợi và thách thức, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Vấn đề đó đang đặt ra cho Đảng ta và toàn bộ hệ thống chính trị nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Chính vì vậy, đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình vừa là vấn đề cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên. Bởi vì nguyên tắc này là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhằm củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Vũ khí sắc bén này phải thường xuyên được sử dụng và mài dũa để có đủ khả năng ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng hiện nay, góp phần quan trọng cho công cuộc xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Sự thật

Lượt người xem:  Views:   433
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by