Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 5, Ngày 25/05/2023, 15:00
Xây dựng văn hóa Đảng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/05/2023 | AG3567

(TUAG)- Với tư cách là bộ phận ưu tú của dân tộc, thành viên của đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, cán bộ, đảng viên ở bất cứ vị trí công tác nào cũng đều phải tiên phong gương mẫu trong rèn luyện, tu dưỡng, thực hành đúng đắn các chuẩn mực đạo đức cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn thành người cách mạng, thành người cộng sản chân chính thì phải chống chủ nghĩa cá nhân”[1] và cán bộ, đảng viên “phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình”[2].

Khi nói đến các chuẩn mực đạo đức cách mạng của người đảng viên thì không thể thiếu chuẩn mực về văn hóa. Văn hóa chính là nền tảng, sức mạnh nội sinh và là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tổ chức và cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là những người đại diện cho văn hóa Đảng, mang văn hóa Đảng lan tỏa tới đời sống xã hội. Văn hóa Đảng trước hết là văn hóa của con người, là phẩm chất, đạo đức trong mỗi cán bộ, đảng viên, vì vậy trước hết, xây dựng văn hóa phải bắt đầu từ trong tổ chức đảng, trong công sở và đảng viên.

Văn hóa ứng xử là hành vi ứng xử, cách ứng xử của con người đạt giá trị chuẩn mực văn hóa chân - thiện - mỹ, tức là ứng xử có văn hóa; là một lĩnh vực đời sống văn hóa sinh động, phong phú của con người diễn ra hàng ngày. Đó cũng chính là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp và là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi tổ chức.

Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Ứng xử có văn hóa nơi công sở mang lại rất nhiều lợi ích góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết, thống nhất của tập thể, từ đó tạo bầu không khí làm việc cởi mở, tích cực, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở là tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên cùng với ý thức trau dồi văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết để thực hiện công việc hiệu quả. Đối với cán bộ, đảng viên, văn hóa ứng xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường mà còn quyết định đến hiệu quả làm việc của cơ quan, tổ chức cũng như mức độ thành công trong sự nghiệp mỗi cá nhân.

Trong mối quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp, với cấp trên, với cấp dưới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Tư cách một người cách mạng, đối với người phải: “Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người[3].

Thế nhưng, một bộ phận cán bộ, đảng viên có nhận thức hành vi chọn việc, nghĩa là cơ quan, đơn vị nào việc nhẹ nhàng, dễ dàng, cho thu nhập khác ngoài lương thì nhắm đến, tha thiết, tìm mọi cách để được vào làm việc. Còn nơi công việc vất vả, khó khăn, luôn có hiện tượng đùn đẩy, thiếu nhiệt tình, tâm lý làm cho có, làm cho xong việc… Trong một số tổ chức, vẫn tồn tại thái độ không tôn trọng hoặc xem nhẹ kết quả làm việc của đồng nghiệp; ý thức tinh thần trách nhiệm kém; thái độ chủ quan, kiêu ngạo, ứng xử kém và thiếu tinh thần hợp tác trong công việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tuy có tiêu chí mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhưng nhiều lúc kết quả đánh giá lại thiên về cảm xúc, mối quan hệ cá nhân của người được đánh giá..., dẫn đến suy giảm niềm tin, giảm nhiệt huyết, dần thay đổi thái độ làm việc.

Trong giao tiếp, ứng xử nơi công sở vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có thái độ thiếu lịch sự và sự tôn trọng người khác. Khi cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần không tốt thì cho mình cái quyền lộng ngôn sẵn sang chỉ trích, xúc xiểm bất chấp dù với lãnh đạo, người lớn tuổi hơn mình, đồng nghiệp hay các đối tượng giao tiếp khi có cơ hội... Trái lại, cũng có hiện tượng xun xoe, dùng những lời xu nịnh dễ nghe để làm cho người nghe thỏa mãn, nếu cấp trên không dễ nhận ra sẽ mắc căn bệnh “Ưa người ta nịnh mình” hay bệnh “Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực”. Mặt khác, ở đâu đó trong bộ máy công sở của chúng ta hiện nay vẫn không thiếu thói ba hoa” nói nhiều, phóng đại quá sự thật, có ý khoe khoang “thùng rỗng kêu to”… mà ngay trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Thực tế tồn tại nữa là thói quen dựa vào tập thể, sống theo tập thể mà không có chính kiến cụ thể, thiếu ý thức cải tiến, né tránh, nể nang, ngại va chạm; thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. Có thể, ban đầu chỉ xuất phát từ thói quen xấu, cách làm xấu của một vài cán bộ, đảng viên cá biệt nhưng không đấu tranh, phê phán kịp thời sẽ dẫn đến sai phạm mang tính chất tập thể trong thời gian dài. 

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên; những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên phải thích ứng với sự phát triển văn minh của xã hội loài người. Vì vậy, xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên nói chung và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với công việc, với đồng chí, đồng nghiệp, với cấp trên, với cấp dưới nói riêng hiện nay là cần thiết. Đã đến lúc không thể chấp nhận những biểu hiện ứng xử thiếu văn hóa của đội ngũ cán bộ, đảng viên trở thành rào cản cho sự phát triển chung của tổ chức, đơn vị và toàn xã hội.

Để xây dựng văn hóa Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định tâm thế phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng để thường xuyên “tự soi, tự sửa”, tự điều chỉnh mình mọi lúc, mọi nơi cả về nhận thức và hành động đáp ứng ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cũng cần tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, không bị cám dỗ bởi tiền tài, vật chất, danh vọng. Tăng cường đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống các quan điểm, hành vi phi đạo đức. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội. Đồng thời, cần quy định chế độ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thông qua thực hành công việc, thực hiện tốt bổn phận, chức trách để hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó./.


Thái Thúy Xuân

Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.222.

[2]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.222.

[3]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.281, 280.


Lượt người xem:  Views:   396
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by