Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 3, Ngày 25/10/2022, 15:00
Nhân danh tự do để vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/10/2022 | AG3567

(TUAG)- Với mưu đồ phá hoại, thời gian qua một số quan báo chí ở nước ngoài, nhất là các trang BBC tiếng Việt (Anh), RFI tiếng Việt (Pháp), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)... luôn nhân danh tự do, bảo vệ tự do báo chí, tự do ngôn luận để cố tình đăng, phát các bài viết nhằm chống phá, xuyên tạc, sai sự thật, thông qua cách đặt các tiêu đề mang tính quy kết, chụp mũ những vấn đề chính trị quan trọng, cũng như sự dễ dãi, tùy tiện, "chợ búa" trong cách dùng từ ngữ như: "Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế!", "Xây dựng chủ nghĩa xã hội, xã hội hóa và ơn... đảng", "Báo chí cách mạng Việt Nam cần cởi mở hơn"...


Đây là những tiêu đề lệch lạc, không đúng bản chất, vi phạm một cách trắng trợn, bóp méo sự thật để làm thông tin bị sai lệch, gây phương hại đến sự phát triển của quốc gia khác, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ quốc tế...

Ngoài ra, có một điểm chung nữa hết sức nguy hiểm của các cơ quan báo chí phương Tây kể trên, đó là sự phiến diện, mất cân bằng, mất công bằng trong thông tin. Điều này thể hiện thông qua việc họ chỉ tập trung khai thác những thông tin tiêu cực, những hạn chế, khiếm khuyết trong các lĩnh vực mà đào bới, xoáy sâu vào phản ánh. Họ coi những hiện tượng cá biệt ấy là bản chất, là sự phổ biến. Trong khi những thông tin quan trọng về thành tựu của Việt Nam thì họ không bao giờ đề cập. Điển hình như trong hơn hai năm qua, khi đại dịch COVID-19 hoành hành khiến cả thế giới chao đảo, Việt Nam đã rất thành công trong phòng, chống đại dịch, sớm kiểm soát được dịch bệnh, đưa mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Việt Nam đã "mở cửa bầu trời" quốc nội và quốc tế, hoạt động kinh tế nói chung, du lịch nói riêng đã tấp nập trở lại với những mức tăng trưởng đầy khích lệ, hết sức lạc quan. Đầu tháng 6/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng tiến trình phục hồi kinh tế tại Việt Nam sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Ông Francois Painchaud-Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam-cho rằng, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023; mới nhất, với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong phiên bỏ phiếu cuối ngày 11/10 (giờ Việt Nam). Cuối tháng 6/2022, Ngân hàng UOB (Singapore) đã công bố Báo cáo tăng trưởng kinh tế và dự báo quý kế tiếp cho các thị trường, trong đó có Việt Nam. Báo cáo của UOB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5%, bởi đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong quý II-2022...

Là một nhà báo, một cơ quan báo chí, lẽ nào họ không biết các tổ chức quốc tế đánh giá khách quan, chân xác về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam, là mức sống của người dân được nâng lên đáng kể, là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, tôn giáo, tín ngưỡng, nhân quyền... đều được đề cao, bảo đảm. Có lẽ, chỉ cần đưa những dẫn chứng hết sức cụ thể, khách quan kể trên, theo sự nhìn nhận, đánh giá của thế giới cũng đủ sức thuyết phục về sự tăng trưởng kinh tế, cũng như uy tín, vị thế của Việt Nam hiện nay!

Xưa nay, ai làm báo chí - truyền thông, thậm chí bất kể người dân bình thường nào cũng có thể dễ dàng hiểu rằng, "tít" là phần quan trọng nhất của bài báo, bởi cùng một sự kiện, một vấn đề, nếu nhà báo chân chính, tài năng, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với lợi ích quốc gia, dân tộc, họ sẽ biết cách lựa chọn từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ, phản ánh đúng bản chất thông tin nhưng vẫn tinh tế, lôi cuốn, bắt mắt độc giả bằng một thái độ văn hóa, cái nhìn văn hóa, thì cái tít (đầu đề) sẽ trở thành "linh hồn" của bài báo, trang báo, góp phần tạo nên thương hiệu của nhà báo và cơ quan báo chí. Vậy thử một lần nữa quay lại nhìn một số tiêu đề mà các cơ quan báo chí có phiên bản tiếng Việt đặt, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là sự thật ẩn giấu đằng sau những nội dung, ngôn từ giật gân, câu khách, gây sự chú ý bằng những thủ pháp ẩn chứa thông điệp kích động, chống phá, hằn học, gièm pha, chế giễu ... hết sức phi lý.

Mục đích thực sự của các nhà báo, cơ quan báo chí kể trên đã nhắm đến sự lệch lạc, thiếu tôn trọng sự thật khách quan, quy chụp về đất nước, con người để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ở nước ta. Điều này càng rõ ràng hơn khi sự tiếp cận, những góc nhìn, cùng hệ thống luận điểm, luận cứ đưa ra rất thường xuyên trong thời gian qua.

Những hành vi trên đã bộc lộ dã tâm, mưu đồ đen tối, gây tâm lý hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin trong Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, từ đó phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính vì thế, những kiểu nhân danh tự do để vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách trắng trợn, tinh vi, có hệ thống, cần phải bị phê phán thích đáng, bất kể chúng ở đâu, nói về vấn đề gì đi chăng nữa. Chỉ một lẽ đơn giản, sự thật cần phải được đề cao, bảo đảm và tôn trọng một cách trọn vẹn./.

Trường Giang

Lượt người xem:  Views:   532
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by