Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 4, Ngày 29/11/2023, 16:00
Kết quả nửa nhiệm kỳ: An Giang có 15/16 chỉ tiêu chủ yếu vượt và đạt tiến độ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/11/2023 | Ngọc Hân

​(TUAG)- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới, cả nước, trong tỉnh chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của Trung ương; sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân đã giúp tỉnh vượt qua khó khăn, thách thức; đưa kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại được củng cố, tăng cường. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng không ngừng nâng lên. Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động.

Tính đến nay, có 15/16 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội thực hiện vượt và đạt tiến độ ít nhất trên 50% so với kế hoạch. Riêng chỉ tiêu GRDP giai đoạn 2020 - 2023 đạt mức tăng bình quân 5,08%, tuy còn thấp nhưng đây là mức tăng khá trong điều kiện chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình trình bày Báo cáo tóm tắt sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

Kết quả thực hiện 03 khâu đột phá

Về Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương hành động số 09-CTr/TU, ngày 29/10/2021 về phát triển hạ tầng, tạo quỹ đất để thu hút đầu tư các dự án, công trình trọng điểm tỉnh An Giang, giai đoạn 2021 - 2025. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư công cho 69 dự án hạ tầng giao thông, khoảng 17.691/35.405 tỷ đồng, chiếm 49,97% so với tổng nguồn vốn đầu tư công toàn tỉnh. Ngoài ra, các địa phương huy động nguồn lực xã hội xây dựng 102 cầu giao thông nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu nhân dân.

Về nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ; cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 74-KH/TU, ngày 11/3/2019 “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2025 (giai đoạn 2). Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, phân bổ nguồn lực; nâng cao năng lực cán bộ thực thi. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, liêm chính, dân chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đến nay, 100% cán bộ diện cấp tỉnh, cấp huyện quản lý đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên; trình độ chuyên môn, chính trị của đội ngũ công chức, viên chức cấp cơ sở tăng lên đáng kể; tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên đạt cao so với nhiệm kỳ 2015 - 2020. Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức cách mạng; có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với Nhân dân; trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, trình độ lý luận chính trị ngày càng được nâng cao.

Về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Thủ tục hành chính được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và chi phí; số hóa, ứng dụng tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán trực tuyến trên môi trường điện tử; cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình, nâng cao hiệu quả dịch vụ bưu chính công ích. Tỷ lệ thủ tục hành chính giải quyết đúng và sớm hạn ở cả 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) đạt tỷ lệ cao trên 90%. Đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) từ ngày 20/6/2022, bước đầu tích hợp 10 lĩnh vực về kinh tế - xã hội - an ninh, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của địa phương.

 

Quang cảnh Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ

Kết quả đạt được trên các lĩnh vực

Về xây dựng Đảng và Dân vận

Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng; bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, tính chiến đấu trong toàn Đảng bộ và của từng cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng được tăng cường, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ và công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội được đẩy mạnh, góp phần định hướng kịp thời tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức trở thành việc làm thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 12/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh” được cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc, bài bản, mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong xây dựng Đảng về tổ chức, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 19-CTr/TU, ngày 19/4/2018 của Tỉnh ủy và thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Trung ương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc chủ trương giảm biên đến năm 2026 của Bộ Chính trị, quyết định giao biên chế của Ban Tổ chức Trung ương. Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ đảm bảo đúng quy trình, quy định. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được chú trọng

Đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp chủ động, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; tích cực triển khai thực hiện khá toàn diện các mặt công tác kiểm tra, giám sát; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo đúng quy trình, quy định. Qua đó, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm; xử lý và đề nghị xử lý những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm với tinh thần nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo và thực hiện ngày càng đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, thể hiện quyết tâm cao với tinh thần “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố, điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử”.

Vai trò giám sát các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, Nhân dân và báo chí trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được phát huy; nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nâng lên. Chất lượng hoạt động và sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng và tăng cường.

Công tác dân vận từng bước đi vào chiều sâu, đổi mới chất lượng hoạt động và phương pháp tiếp cận; tăng cường công tác phối hợp theo hệ thống ngành, lĩnh vực và từng nhóm vấn đề từ thực tiễn hoạt động, mở rộng địa bàn phối hợp

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo phù hợp yêu cầu thực tiễn. Phát huy dân chủ, đoàn kết trong hoạt động; đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của từng cấp ủy viên và vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc; lãnh đạo, định hướng, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong công tác cán bộ và các hoạt động chỉ đạo, điều hành, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy phát biểu thảo luận tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ

Lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh

Tỉnh đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, tập trung xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa nông sản An Giang. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là động lực của nền kinh tế với mức tăng trưởng ổn định, bình quân 2,55%/năm; sản lượng lúa duy trì khoảng 04 triệu tấn/năm. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, quy mô lớn có liên kết với doanh nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng được chú trọng.

Triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được tập trung thực hiện; đến nay, toàn tỉnh có 88 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai thực chất và mang lại hiệu quả tích cực. Đến cuối năm 2023, dự kiến có 76/110 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 69,1%; 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và huyện Thoại Sơn).

Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo động lực mới cho tăng trưởng. Giai đoạn 2021-2023, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 8,51%; kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế được tập trung đầu tư, từng bước hoàn thiện, góp phần thu hút doanh nghiệp đầu tư. Hạ tầng năng lượng tái tạo được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Chương trình khuyến công được thực hiện tập trung, có trọng điểm.

Về phát huy mạnh mẽ thế mạnh về thương mại, dịch vụ và du lịch. Khu vực dịch vụ duy trì tỷ trọng lớn nhất trong quy mô nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,38%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 03 năm ước đạt 281.518 tỷ đồng, tăng bình quân hơn 14,27%/năm. Hoạt động ngoại thương phát triển khá, trở thành động lực thúc đẩy thương mại nội địa và các ngành kinh tế khác phát triển. Các nền tảng phục vụ thương mại điện tử được khai thác hiệu quả. Hệ thống hạ tầng logistics được đầu tư phát triển thông qua các tuyến giao thông huyết mạch.

Công tác tuyên truyền, quảng bá các khu, điểm du lịch trong tỉnh được đẩy mạnh, gắn với việc kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, thu hút đông đảo khách đến tham quan, du lịch. Du lịch tâm linh giữ vai trò trọng tâm; các hoạt động du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng có nhiều điểm nổi bật; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành và khu, điểm du lịch dần khôi phục hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Về huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh tập trung, ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công cho các dự án lớn có tính chất liên kết vùng, dự án trọng điểm của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công hoàn thành đã giải quyết những yêu cầu bức thiết trong đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Hoạt động hợp tác, liên kết vùng được chú trọng. Trong năm 2022 và 2023, tỉnh đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác toàn diện kinh tế - xã hội với tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Tuyên Quang và Thành phố Hồ Chí Minh, thúc đẩy hợp tác với Cần Thơ, Kiên Giang, nhằm phát huy các thế mạnh của tỉnh; kết nối cơ hội đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy thương mại, dịch vụ; phát triển cơ sở hạ tầng…

Nâng cao năng lực doanh nghiệp, phát huy vai trò kinh tế tư nhân trở thành động lực cho phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp An Giang không ngừng phát triển, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu, năng lực canh tranh trên thị trường; ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về văn hoá - xã hội và môi trường, phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần phát triển, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của tỉnh. Công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh; phòng, chống hiệu quả dịch bệnh COVID-19, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong.

Phát huy giá trị và sức mạnh văn hóa, con người An Giang, tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa An Giang được chú trọng. Các lễ hội truyền thống được giữ gìn, phát huy. Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển. Thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả tích cực.

Quản lý phát triển xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Thực hiện tốt việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cải cách hành chính luôn được quan tâm. Thực hiện Chương trình về chuyển đổi số đạt được những hiệu quả bước đầu, tập trung các lĩnh vực trọng điểm, như: nông nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch.

Với những kết quả đạt được, cùng quyết tâm và nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên từ đây cho đến hết nhiệm kỳ, tin tưởng rằng, Đảng bộ tỉnh An Giang sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra./.

NGỌC HÂN

Lượt người xem:  Views:   404
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by