Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 4, Ngày 19/01/2022, 13:00
An Giang dự hội nghị xin ý kiến báo cáo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/01/2022 | Trúc Linh

(TUAG)- Sáng 19/01, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì hội nghị cùng đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW; đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

 Layykien-tket-nq26-1.jpg

Tại điểm cầu An Giang, đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị cùng đồng chí Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW cho biết: Sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức đồng lòng, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiều chỉ số phát triển đã theo kịp và vượt các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về quy mô và trình độ sản xuất, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu tăng mạnh. Công nghiệp dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân nông thôn. Nông thôn đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, điều kiện sinh sống của người dân nông thôn được cải thiện. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần, năng lực làm chủ của người dân nông thôn được nâng cao, số hộ nghèo giảm nhanh. Tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KHCN có nhiều tiến bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh. Đổi mới mạnh mẽ hệ thống cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước được nâng cao, phát huy sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh quốc gia.

Layykien-tket-nq26-3.jpg

Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị

Hội nghị nhận định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn những hạn chế: Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, năng suất lao động thấp; nông thôn phát triển chưa đồng đều, kết nối nông thôn - đô thị yếu; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; văn hóa, xã hội nông thôn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc; trình độ khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực còn thấp, đào tạo nhân lực chưa tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân còn thấp, bấp bênh; có nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao; quản lý tài nguyên, thích ứng biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế; ô nhiễm môi trường nhiều nơi gia tăng.

Hội nghị đã xin ý kiến 63 tỉnh, thành phố đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, những thành quả đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và những bài học sau 15 năm thực hiện Nghị quyết và trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Layykien-tket-nq26-2.jpg

Phát biểu chỉ đạo hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách nông nghiệp, nông thôn phù hợp thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Rà soát, đánh giá, xây dựng hệ thống chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh ứng dụng KHCN, chuyển đổi số, đồng thời có chính sách phù hợp chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, đặc biệt là các vùng khó khăn. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và mọi thành phần kinh tế, khuyến khích hình thức hợp tác công - tư để nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đô thị hóa, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tạo bước đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn dựa trên KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của nông dân và người dân nông thôn. Chú trọng phát triển trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, chuyển dịch từ kinh tế hộ sang kinh tế hợp tác, phát triển liên kết đa dạng giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tạo thành nền tảng cho phát triển chuỗi giá trị sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Nâng cao năng lực làm chủ của nông dân, người dân nông thôn trong quá trình phát triển; tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng KHCN tiên tiến nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh và phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực bộ máy chính quyền, phát huy vai trò của MTTQVN, Hội nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp ở nông thôn.

Các ý kiến đóng góp của các tỉnh, thành phố sẽ là căn cứ quan trọng để Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tổng kết trình Bộ Chính trị xem xét, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 5.

Trúc Linh


Lượt người xem:  Views:   200
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by