Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 28/06/2021, 11:00
Tân Châu: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong mùa dịch COVID-19
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/06/2021 | Văn Phô

(TUAG)- Những tháng đầu năm 2021, mặc dù, bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, một số loại nông sản gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Nhưng với sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo thị xã, cùng sự nỗ lực của các ngành, các cấp và sự chủ động của Nhân dân, nên tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát triệt để, việc sản xuất của nông dân vẫn ổn định, nông dân vẫn lạc quan, tích cực sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm hướng đi mới trong sản xuất theo yêu cầu thị trường ở thời điểm dịch bệnh.

 Tanchau-ptnn-muadich-1.jpg

Tiêu thụ lúa

Đến nay, thị xã lãnh đạo thắng lợi vụ Đông Xuân 2020-2021, đã thu hoạch dứt điểm trên 11.600 hecta, năng suất đạt trên 7 tấn/hecta. Tập trung xuống giống dứt điểm vụ Hè Thu 2021, với diện tích trên 10.000 hecta, trong đó: Lúa trên 8.780 hecta; Màu trên 1.250 hecta. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi, giá bán heo hơi luôn ổn định ở mức cao, một số doanh nghiệp mở rộng qui mô đàn nên đàn heo bắt đầu tăng trở lại; tương tự, gia cầm có thị trường tiêu thụ ổn định nên phát triển khá tốt. Đến nay, địa phương còn quy hoạch vùng nuôi thủy sản ở cồn Vĩnh Hòa với tổng diện tích 270,9 hecta và giao đất cho 3 doanh nghiệp khai thác với tổng diện tích là 244,09 hecta. Trong đó, Công ty Việt Úc đang thực hiện dự án Ương nuôi cá tra giống ứng dụng công nghệ cao, hiện nay vùng nuôi này đã tham gia Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng, với mục tiêu là cung cấp con giống chất lượng cao theo hướng liên kết sản xuất cá tra 3 cấp, từng bước đáp ứng đủ về nhu cầu con giống cá tra chất lượng tốt cho cả vùng đồng bằng sông cửu long, góp phần tái tạo ngành hàng cá tra theo hướng bền vững.

Bên cạnh, công tác khuyến nông, đào tạo tập huấn luôn được tăng cường, để từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ và nông dân; qua đó, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, từ sản xuất theo cách truyền thống sang ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Hạ tầng phục vụ nông nghiệp như giao thông thủy lợi nội đồng ngày càng được đầu tư hoàn thiện, cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất đã được đẩy mạnh… làm tăng chất lượng nông sản, giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Ngọc Vệ, Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu đánh giá: "Ngoài công tác phòng chống dịch COVID-19, chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế. Thứ nhất là, tập trung chỉ đạo xuống giống vụ Hè Thu đạt theo kế hoạch đề ra. Thứ hai là, thực hiện nâng cấp, đầu tư dự án thủy lợi vùng cây ăn trái Vĩnh Xương - Phú Lộc đã được UBND tỉnh phê duyệt; đây là một trong những vùng khoảng 500 hecta thực hiện vùng trồng xoài và các cây ăn trái; thì vừa qua thị xã Tân Châu cũng đàm phán được với Công ty tiêu thụ xoài của Hợp tác xã xoài Vĩnh Xương với quy mô tiêu thụ khoảng 125 hecta xoài cát Hòa Lộc".

Tanchau-ptnn-muadich-2.jpg

Trong quá trình sản xuất ở thời điểm mùa dịch, nông dân ngày càng chú trọng hơn giá cả thị trường tiêu thụ, cũng như khâu chất lượng và tính an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Thay vì chạy theo số lượng, năng suất như trước đây, hiện nay người sản xuất tập trung vào hiệu quả, biết nắm bắt thị trường, để chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp, mang lại lợi nhuận trên mỗi vụ trồng. Chỉ tính chung trong giai đoạn từ 2016-2020, trên địa bàn thị xã có 792 hecat đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn trái và các loại rau màu khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Trong tái cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu giống lúa tiếp tục được chuyển đổi theo hướng tích cực, có trên 90% diện tích sử dụng các loại giống chất lượng cao, diện tích lúa áp dụng "3 giảm, 3 tăng" đạt tỷ lệ 97%; 62% diện tích xuống giống áp dụng "1 phải, 5 giảm".

Đặc biệt, thị xã đã và đang triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các nhóm sản phẩm đã được UBND tỉnh phê duyệt, như: lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi, rau màu, cây ăn trái, hoa kiểng. Đồng thời, tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất tại các vùng quy hoạch thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên ngành,... Điển hình hiện nay là mô hình trồng cây mai vàng ở xã Phú Vĩnh, cây mai đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao trên nền đất lúa, bởi 1 công đất sau 3 năm trồng mai cho lợi nhuận từ 300-500 triệu đồng, càng để lâu, cây càng lớn, giá trị kinh tế càng cao. Chính từ tính hiệu quả của loài cây này nên những năm gần đây, nông dân các xã Phú Vĩnh, Lê Chánh, Châu Phong lần lượt chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây mai giảo để bán nhiều nơi trên cả nước đồng thời xuất khẩu sang Campuchia và các quốc gia khác. Ông Nguyễn Ngọc Vệ, Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu nhận xét: "Vừa qua, chúng tôi cũng có đi khảo sát thực tế ở Phú Vĩnh, thì dự kiến làm đê bao khép kính tiểu vùng khoảng 500 hecta; thì tiểu vùng này, hiện nay nông dân đang phát triển cây mai vàng, đây là loại cây được chính quyền địa phương dự kiến đưa vào sản phẩm OCOP, để mở rộng phát triển trong thời gian tới".

Tanchau-ptnn-muadich-3.jpg

Trong năm 2020, thị xã đã hỗ trợ phát triển 15 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ nguồn vốn Chương trình mục quốc gia xây dựng nông thôn mới, tổng kinh phí thực hiện 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có 3 mô hình được hỗ trợ từ nguồn vốn của tỉnh và 12 mô hình từ nguồn vốn địa phương. Có thể kể đến những mô hình đang phát huy hiệu quả cao, như: Mô hình trồng dưa lê bạch kim ứng dụng công nghệ cao tại xã Vĩnh Xương; Mô hình trồng mãng cầu ta ứng dụng công nghệ cao tại xã Tân An. Ngoài ra, còn có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi cá heo nước ngọt và các mô hình tưới phun sương có điều khiển từ xa bằng điện thoại cho cây trồng… và trong 6 tháng đầu năm 2021, thị xã tiếp tục thực hiện 5 mô hình trình diễn mới, như mô hình Nuôi lươn mật độ cao bằng thức ăn công nghiệp (xã Phú Lộc); Mô hình Trồng măng tây xanh kết hợp bón phân hữu cơ (xã Long An); Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học và thảo dược để nuôi dê thịt (xã Châu Phong); Mô hình so sánh các giống triển vọng (xã Lê Chánh); Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học và thảo dược trong nuôi heo thịt (xã Tân Thạnh).

Về kết quả thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; tính đến tháng 6 năm 2021, toàn thị xã có 03 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá đạt là: sản phẩm Tung lò mò (Lập xưởng bò) đạt 3 sao (năm 2020), sản phẩm Tương hột hảo hạng Thanh Hồ đạt 4 sao (năm 2020) và sản phẩm Mắm chao cá mè vinh ông Ba Lộc đạt 3 sao (năm 2021). Dự kiến đến cuối năm 2021, thị xã có thêm 01 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (sản phẩm Tương xay Thanh Hồ).

Thời gian tới, thị xã Tân Châu tiếp tục đề ra các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép "vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19". Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốt các phương án, rà soát, vận động các chủ đường nước, Tổ hợp tác, Hợp tác xã và người dân chủ động gia cố các trạm bơm tiêu, nạo vét các kênh, mương nội đồng, khai thông dòng chảy phòng chống nhập úng cục bộ, để hạn chế thiệt hại lúa, hoa màu khi có mưa lớn. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức nông dân về Hợp tác xã và tham gia chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, trong đó Hợp tác xã có vai trò là đầu mối liên kết, tập hợp nông dân sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn và quy trình chất lượng đồng nhất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm theo yêu cầu ký kết bao tiêu với doanh nghiệp, chú trọng các ngành hàng là thế mạnh của thị xã như lúa, cá tra, xoài,… Đồng thời ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đặc trưng để đăng ký thương hiệu (sản phẩm OCOP). 

Tanchau-ptnn-muadich-4.jpg 

Tiếp tục tập trung nâng chất các mô hình hiệu quả và khuyến cáo nông dân phát triển thêm các mô hình mới phù hợp với thổ nhưỡng và đáp ứng nhu cầu thị trường; tiếp tục kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hoặc liên kết tiêu thụ cây ăn trái trên địa bàn; tiếp tục tuyên truyền, chú trọng thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh; tổ chức tập huấn, hội thảo, giới thiệu các mô hình sản xuất tiến bộ đến nông dân; mời gọi doanh nghiệp tham gia thực hiện chuỗi liên kết sản xuất với hợp tác xã, tổ hợp tác các mặt hàng có thế mạnh của địa phương. Cùng với đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh, tăng đàn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng con giống; phát triển vùng nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và gắn với thị trường tiêu thụ.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tuy dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự chỉ đạo và các giải pháp của các cấp các ngành đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn. Những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được nhân rộng đều đang phát huy hiệu quả cả về kinh tế và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Các mô hình đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân và luôn chủ động thực hiện tốt mục tiêu khuyến cáo "vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch", nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế trong mùa dịch bệnh.


Văn Phô

Lượt người xem:  Views:   676
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by