Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 4, Ngày 17/02/2021, 08:00
Đồng chí Phạm Văn Đồng - một nhà chính trị chuyên nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
17/02/2021 | TTCTTT

(TUAG)- Đồng chí Phạm Văn Đồng, sinh ngày 01/3/1906 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Thật đáng kính và tự hào, một con người sống gần 95 tuổi đời, đã trải qua năm tháng tù đày, những giờ phút hiểm nguy, cam go của cuộc đời hoạt động cách mạng và mang trên mình nhiều trọng trách của một trong những người đứng đầu Nhà nước. Đồng chí Phạm Văn Đồng với trí tuệ sắc sảo, con tim nồng nàn, đời sống giản dị, thanh bạch. Đúng là một nhà chính trị chuyên nghiệp, một nhà văn hóa xuất sắc, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

Pham-Van-Dong.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Ảnh tư liệu).

Vốn thông minh, ham học, Phạm Văn Đồng luôn đạt kết quả cao trong tất cả các môn học. Ngay từ những năm 1925 - 1926, Phạm Văn Đồng đã tham gia phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh và quyết định bỏ học để tìm cho mình con đường mới, chấp nhận mọi gian lao, thử thách, khi đang học năm cuối của bậc tú tài.

Tháng 8/1926, Phạm Văn Đồng được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giác ngộ, vận động gia nhập hội. Cuối năm đó, đồng chí sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện lý luận chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tổ chức, giảng dạy. Kết thúc khóa học, đồng chí Phạm Văn Đồng được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; được giữ lại làm công tác đối ngoại của Hội; rồi trở về nước, hoạt động trong phong trào cách mạng ở Nam Kỳ.

Tháng 3 năm 1929, tại Đại hội Kỳ bộ Nam Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đồng chí Phạm Văn Đồng được bầu làm Bí thư Kỳ bộ và là Trưởng đoàn đại biểu Nam Kỳ tham dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hong Kong (Trung Quốc). Tại Đại hội, tháng 5 năm 1929, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Tổng bộ Hội. Trở về nước, đồng chí cùng các cán bộ trung kiên tích cực vận động cho sự ra đời của một đảng cộng sản thống nhất ở Việt Nam.

Ngày 29/7/1929, đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại ga xe lửa Sài Gòn, khi vừa công tác ở miền Trung trở về. Tòa án thực dân kết án đồng chí 10 năm tù và đày ra "địa ngục trần gian" Côn Đảo. Tháng 7 năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, chính quyền thực dân Pháp buộc trả tự do cho đồng chí. Ra tù, đồng chí Phạm Văn Đồng ra Hà Nội tiếp tục hoạt động cách mạng trên mặt trận báo chí công khai của Đảng. Tháng 5/1940, đồng chí được cử sang hoạt động ở Côn Minh (Trung Quốc), làm việc bên cạnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và trở thành một trong những cán bộ chủ chốt của phong trào.

Đầu năm 1942, đồng chí về nước hoạt động và đã có nhiều cống hiến trong quá trình xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, tham gia đào tạo cán bộ Mặt trận Việt Minh, phụ trách báo Việt Nam độc lập, xây dựng khu giải phóng, chuẩn bị lực lượng tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tại Quốc dân Đại hội Tân Trào (tháng 8/1945), đồng chí được cử làm Ủy viên Thường trực Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; Cách mạng Tháng Tám thành công, được cử làm Bộ trưởng Bộ Tài chính Chính phủ lâm thời; được Quốc hội khóa I bầu làm Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí Phạm Văn Đồng là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Đặc phái viên của Trung ương và Chính phủ chỉ đạo trực tiếp công cuộc kháng chiến, kiến quốc ở Nam Trung Bộ. Đầu năm 1949, đồng chí trở lại Việt Bắc và được cử là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảm nhiệm cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao.

Sau ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi, từ năm 1955 đến năm 1987, đồng chí Phạm Văn Đồng được giao đảm nhiệm trọng trách Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Từ Đại hội II của Đảng (năm 1951) đến Đại hội VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị.

Từ năm 1986 đến năm 1997, đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương các khóa VI, VII, VIII cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa I (1946 - 1960) đến khóa VII (1981 - 1987)…

Những năm tháng cuối đời, đồng chí Phạm Văn Đồng tập trung nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các cuốn sách: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp (1990); Hồ Chí Minh - quá khứ, hiện tại và tương lai (1991); Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nưóc mạnh (1993); Văn hóa và đổi mới (1994); Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh (1998), đều được Nhà xuất bản Sự Thật và Nhà xuất Bản Chính trị quốc gia xuất bản.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Phạm Văn Đồng đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác. Với 94 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, hơn 70 năm hoạt động cách mạng, 41 năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 10 năm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, 41 năm là đại biểu Quốc hội, đồng chí là người học trò xuất sắc, người cộng sự trung thành, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tại lễ truy điệu, Đảng ta đã dành những lời tốt đẹp nhất để nói về đồng chí Phạm Văn Đồng, khẳng định đồng chí là: "Người Cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; người con rất mực trung thành, suốt đời chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân; người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế; nhà văn hóa lớn của dân tộc". Đồng chí "là nhà lý luận chính trị và văn hóa xuất sắc, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, tư duy luôn năng động, tình cảm luôn chan hòa với Nhân dân,… ". "Đồng chí là một nhà ngoại giao tài năng, có uy tín trên thế giới, nhìn xa thấy rộng, tinh tế và linh hoạt, kiên cường và mềm dẻo, ứng xử nhanh nhạy và sáng tạo, luôn luôn thể hiện lập trường chính trị sáng suốt trước thời cuộc và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh".

QUỐC HÙNG

TTCTTT số 2/2021

Lượt người xem:  Views:   727
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by