Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 3, Ngày 07/05/2024, 10:00
An Giang hưởng ứng Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biện Phủ 1954
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/05/2024 | TTCTTT

(TUAG)- Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc tiến công quy mô lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết tinh của tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của toàn dân, toàn quân ta trên con đường đấu tranh, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

A00505052024.jpg

Ngày 07/5/1953, Henrri Navarre được Chính phủ Pháp cử sang làm Tổng Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương. Navarre đã đề ra kế hoạch quân sự với hy vọng quân Pháp đang trong tình thế phòng ngự bị động sẽ “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Trước tình hình đó, tháng 9/1953, Bộ Chính trị đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954. Tháng 11/1953, quân ta tiến lên Tây Bắc. Cùng với đó, quân ta tiến đánh Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào. Buộc quân Pháp buộc phải phân tán lực lượng để giữ Tây Bắc. Ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Chúng bố trí lực lượng ở đây lúc cao nhất lên đến 16.200 quân và nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại tại 49 cứ điểm, với 3 phân khu. Xác định cứ điểm Điện Biên Phủ là một pháo đài “bất khả xâm phạm”.

Nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch và nhận thấy mặc dù Điện Biên Phủ sẽ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng có cái yếu cơ bản là bị cô lập, mọi việc tiếp viện, tiếp tế đều dựa vào đường không”, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Để bảo đảm các điều kiện cho chiến dịch thắng lợi trọn vẹn, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh cuộc vận động Nhân dân các địa phương, phát huy được sức mạnh của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm phát huy tinh thần, cung cấp đầy đủ các điều kiện về hậu cần, kỹ thuật, phương tiện cho bộ đội tham gia trận quyết chiến lịch sử này.

Nghị quyết của Bộ Chính trị và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được quân dân cả nước tích cực hưởng ứng sôi nổi, đồng lòng, dốc sức cho chiến dịch. Từ đầu năm 1954, khắp các chiến trường trong cả nước dấy lên phong trào thi đua “giết giặc lập công”. Tỉnh ủy Long Châu Hà, Long Châu Sa đã chủ trương phối hợp với chiến trường cả nước bằng các hoạt động nhịp nhàng, quân dân trong toàn tỉnh tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích và đẩy mạnh công tác địch ngụy vận. Hướng chính nhắm vào vùng Hòa Hảo và vùng Bảy Núi.

Ở vùng biên giới giáp Campuchia, qua quá trình bền bỉ xây dựng tình đoàn kết chiến đấu đã đạt được nhiều tiến bộ. Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể được củng cố. Hai nước đã được giữ vững liên lạc, kịp thời giải quyết những vấn đề cấp thiết, lâu dài hoặc mới nảy sinh. Hai bên đã phần nào thông hiểu tình hình của nhau. Nhân dân hai bên biên giới qua lại làm ăn, trao đổi sản phẩm dễ dàng, thuận lợi.

Hưởng ứng chủ trương tổng công kích, Tỉnh ủy, Tỉnh đội chỉ đạo các lực lượng vũ trang bám trụ địa bàn hoạt động, xây dựng cơ sở vùng địch hậu, giữ vững căn cứ, nối liền từ lộ Cái Sắn đến tận kênh Vĩnh Tế, giáp biên giới với Campuchia để đưa dân vùng địch hậu vào, vừa nhằm phát triển sản xuất, vừa tạo thuận lợi cho bộ đội cơ động nhanh.

Phối hợp chiến trường trong cả nước, các đơn vị võ trang hoạt động đều trên các huyện, chú trọng mọi hình thức phá hoại, pháo kích, bao vây, tiêu hao địch, kết hợp với vũ trang tuyên truyền địch vận. Du kích hăng hái đăng ký vào bộ đội đi chiến đấu. Trong tháng 5/1954, Long Châu Hà đã huy động gần 150 du kích vùng căn cứ tham gia chiến đấu ở các chiến trường.

Trải qua “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non; gan không núng; chí không mòn”, ngày 07/5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi hoàn toàn, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chiến thắng đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập. Ba tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ vang lên khắp mọi nơi, trở thành niềm tự hào và khát vọng tự do của loài người tiến bộ, là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024) là dịp chúng ta thêm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió đi đến bến bờ vinh quang. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

ĐẶNG THỊ KIM TUYẾN

Lượt người xem:  Views:   322
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by