Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 06/05/2025, 19:00
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thảo luận Tổ, chiều ngày 6/5/2025
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/05/2025 | Hải Lam

(TUAG)- Chiều 6/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: An Giang, Kon Tum, Hà Nam, Lai Châu, trong đó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 03 ý kiến tham gia thảo luận tại Tổ.

 QH-thapluan-1.jpg

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh tham gia thảo luận tại Tổ

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh khẳng định, Luật Năng lượng nguyên tử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường của đất nước. Đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị một số vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) lần này: Thứ nhất, là cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, điều này cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Triển khai thực hiện các chiến lược dài hạn và các chính sách để đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý có trình độ cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Thứ hai, về quy trình cấp phép và kiểm soát cần đơn giản và minh bạch hóa quy trình cấp phép cho các hoạt động liên quan đến năng lượng nguyên tử, nhưng phải quy định rõ công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời cần quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý và cơ chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân. Thứ ba, về đầu tư và nguồn lực thì cần có các quy định cụ thể về cơ chế đầu tư, huy động nguồn lực cho các dự án năng lượng nguyên tử, bao gồm cả nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tư nhân và xã hội hóa. Thứ tư, về quản lý chất thải phóng xạ, đây là nội dung rất quan trọng, tính rủi ro cao kể cả ở các nước có kỷ thuật nguyên tử tiên tiến, do đó rất cần có các quy định chi tiết, cụ thể và khả thi về việc quản lý, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải phóng xạ, đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng trong dài hạn.

QH-thapluan-4.jpg

Từ những vấn đề trên, đại biểu đề xuất Ban soạn thảo cần lưu ý bổ sung và làm rõ các quy định về quản lý chất thải phóng xạ lâu dài; quy định việc tuân thủ và luật hóa các tiêu chuẩn an toàn tiên tiến nhất của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các tổ chức quốc tế khác vào dự án luật này; quy định việc xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành liên quan, xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng nguyên tử. Đồng thời nên quy định những vấn đề có tính linh hoạt để có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.   

QH-thapluan-2.jpg

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Hoàng Hữu Chiến tham gia thảo luận tại Tổ

Đóng góp dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Hoàng Hữu Chiến, đề nghị làm rõ một số giải thích từ ngữ, tránh trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhau; hạn chế liệt kê quá nhiều, không thể theo kịp sự phát triển về sau. Nên tách Điều 4 (Nguyên tắc và chính sách hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo) để làm rõ chính sách đặc thù, vượt trội của Đảng, Nhà nước hiện nay. Điều 9 (Chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo) chưa đề cập đến trách nhiệm hình sự, trong khi Điều 2 đã đề cập…

QH-thapluan-3.jpg 

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Đôn Tuấn Phong tham gia thảo luận tại Tổ

Cùng tham gia thảo luận tại Tổ, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Đôn Tuấn Phong đồng tình với sự cần thiết thông qua dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xem đây là khâu đột phá thứ 4 (ngoài hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, thể chế). Luật phải giải quyết được vướng mắc, khâu nghẽn từ trước đến nay trong lĩnh vực này, tránh đầu tư nhỏ giọt, dàn trải, hình thức. Cần tổng kết việc thực hiện luật hiện hành (năm 2013), đánh giá hạn chế, nguyên nhân để xem xét, đề xuất trong luật mới. Cần có chính sách đột phá về thuế, ngân sách, cơ chế phân chia thành quả lẫn rủi ro…/.

H.L

Lượt người xem:  Views:   374
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by