Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 2, Ngày 05/06/2023, 16:05
Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) khi ban hành phải giải quyết được những bất cập về nhà ở hiện nay
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/06/2023 | Ngọc Hân

(TUAG)- Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 05/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Tham gia thảo luận ở Tổ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có đến 04 lượt phát biểu đóng góp, 01 lượt đóng góp bằng văn bản, với nhiều nội dung đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh để khi Dự án Luật ban hành sẽ giải quyết được những bất cập về nhà ở hiện nay.

TL-to-CHIEU-5-6-23-1.jpg

Đại biểu Lương Quốc Đoàn, cơ bản tán thành với các nội dung dự thảo Luật Nhà ở do Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội kỳ này. Đại biểu đánh giá dự thảo Luật đã bổ sung khá đầy đủ các cơ chế, chính sách; trong đó, đối với chính sách phát triển nhà ở xã hội đã thể hiện các chủ trương chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước ưu đãi cho 10 nhóm đối tượng và dự thảo sửa đổi lần này được cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm đối tượng là viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Pháp luật về doanh nghiệp và hợp tác xã, điều này thể hiện đã bổ sung khá đầy đủ các đối tượng cần quan tâm.

Bên cạnh đó, đại biểu tham gia một số ý kiến đối với chính sách về nhà ở xã hội để cơ quan soạn thảo nghiên cứu làm rõ thêm một số nội dung ở các điều: Điều 96, đề nghị tích hợp thêm khoản 2 và khoản 4 của phương án 2 vào phương án 1; Điều 97, đề nghị giữ nguyên phương án 1 và tích hợp thêm điểm c phương án 2 vào phương án 1; Điều 98, ở Khoản 6, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chỉnh sửa  "Được UBND cấp tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống tầng kỹ thuật ngoài dự án từ nguồn kinh phí thu được theo quy định tại khoản 4 Điều 96 của Luật này"; Điều 100, Khoản 2, đề nghị áp dụng phương án 1: "Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và trình UBND cấp tỉnh thẩm định tại thời điểm nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản"; Điều 101, nghiên cứu quy định cho phép người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và đã sử dụng đủ thời gian theo quy định nêu trên có được phép bán cho các đối tượng không thuộc diện được mua nhà ở xã hội hay không. Khi được bán thì cần bổ sung quy định gì để đảm bảo quyền, lợi ích của người dân cũng như đảm bảo tránh thất thoát ngân sách và trục lợi chính sách?

TL-to-sang-5-6-23-1.jpg

Đại biểu Đôn Tuấn Phong, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để dự án Luật khi ban hành phải giải quyết được những bất cập hiện nay, nếu không thì tuổi thọ của Luật sẽ không lâu. Đại biểu cho rằng trong dự thảo Luật sửa đổi còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các Luật. Đại biểu cũng nêu rõ bất cập lớn nhất hiện nay là giá nhà đất quá cao so với mức thu nhập, chúng ta vẫn sẽ mãi bàn câu chuyện nhà ở xã hội, rồi chờ chính sách…

Đại biểu cho rằng cần phân cấp cho địa phương mạnh hơn, để đảm bảo linh hoạt, giảm thủ tục hành chính và từ đó nâng cao hiệu quả của đầu tư, kể cả đầu tư đó của doanh nghiệp, của nhà nước hay là của cá nhân. Đại biểu cho rằng mức độ phân cấp trong các điều khoản của dự thảo Luật sửa đổi là chưa thật thỏa đáng, cần nghiên cứu điều chỉnh.

Liên quan đến vấn đề cải tạo chung cư cũ, đại biểu cho rằng là vấn đề cấp bách, nhưng vẫn chưa được giải quyết, vẫn còn những vướng mắc dẫn đến nguy hiểm cho người dân. Đại biểu đề nghị cần có cơ chế chính sách để sớm cải tạo, vừa tạo mỹ quan, cảnh quan và quan trọng nhất là đảm an toàn của người dân, chất lượng sống. Đại biểu cũng bày tỏ lo lắng về nhà ở xã hội, giá thấp thì chất lượng có đảm bảo không. Đại biểu đề nghị chính sách nhà ở xã hội phải quy định gắn liền với chất lượng.

TL-to-sang-5-6-23-2.jpg

Tham gia thảo luận, đại biểu Phan Huỳnh Sơn, băn khoăn về quyền sở hữu nhà trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này, đại biểu cho rằng hậu quả sẽ rất khó giải quyết khi có tranh chấp, tạo thành điểm nóng xã hội, bởi việc xác định quyền sở cá nhân và quyền sở hữu chung, cá nhân trong điều khoản 19 là các thành viên trong gia đình, nhưng khi đóng góp xây dựng nhà ở thì lại được phân quyền quản lý và sử dụng, như vậy là trái với Bộ Luật dân sự và cho thấy việc xác lập quyền sở hữu trong dự án Luật này là chưa rõ. Đại biểu đề xuất cần bổ sung khái niệm quyền sở hữu cá nhân và khái niệm đồng sở hữu. Đồng thời giấy chứng nhận cũng cần xác định theo việc cho phép những đối tượng nào được quyền tạo lập nhà ở thì có quyền sở hữu.

TL-to-sang-5-6-23-3.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến, đề nghị bổ sung chính sách đối với lực lượng vũ trang cho đồng bộ và đề nghị phải có một điều khoản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, cách thức, trình tự, thủ tục.

Ở Điều 47, đại biểu đề nghị nghiên cứu thêm đối tượng cho thuê nhà công vụ. Trong dự thảo Luật có quy định cán bộ luân chuyển, điều động đến xã vùng sâu, vùng xa thì mới được thuê nhà công vụ, nhưng các huyện khó khăn, huyện đặc biệt khó khăn, cán bộ luân chuyển xuống huyện không có nhà thì sẽ ở đâu, đấy là cán bộ nói chung chứ chưa nói đến lực lượng vũ trang, đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm đối tượng hợp đồng lao động.

Ở Điều 90, điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân. Đại biểu đề nghị nên khuyến khích, tức là cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, chính quyền địa phương xây nhà cho công nhân. Tuy nhiên khuyến khích doanh nghiệp xây nhà cho công nhân mà quy định quá chi tiết về nhà ở sẽ khó thu hút đầu tư.

Vấn đề tiếp theo đại biểu băn khoăn, Điều 106 giá bán nhà cho lực lượng vũ trang, nếu quy định như dự Luật hiện nay thì lực lượng vũ trang sẽ khó tiếp cận được nhà. Đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh một số điều quy định về bán, cho thuê nhà của lực lượng vũ trang, đây là đối tượng thường xuyên luân chuyển, nếu quy định mới cho thuê hay bán sẽ gặp nhiều khó khăn. Đại biểu cho rằng cần có các quy định cụ thể về chuyển đổi mục đích sử dụng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Quy định ràng buộc càng cứng thì độ linh hoạt nó sẽ thấp đi và khó giải quyết được vấn đề trong thực tiễn.

Ở Chương III, Chiến lược phát triển nhà quốc gia, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát lại. Bởi trong Điều 6 của chính sách phát triển nhà, Chương III lại có chiến lược phát triển nhà.

TL-to-sang-5-6-23-4.jpg

Đại biểu Chau Chắc, đề nghị tại Điều 3 giải thích từ ngữ cần nghiên cứu, sửa khoản 7 theo hướng nhà ở để phục vụ tái định cư, không chỉ là nhà ở phục vụ cho các cá nhân mà cả hộ gia đình diện tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật, đại biểu cũng đề nghị bổ sung khái niệm nhà ở cho lực lượng vũ trang.

Tại Điều 6, chính sách phát triển và quản lý sử dụng nhà ở, đề nghị bổ sung chính sách tiết kiệm tài nguyên nước, đất trong việc phát triển nhà ở. Tại Điều 7 về yêu cầu về phát triển, quản lý và sử dụng nhà ở, đề nghị nghiên cứu điều chỉnh phù hợp, tránh trùng lắp với các điều khác. Điều 9 về bảo toàn quyền sử dụng nhà ở, đại biểu cho rằng quy định chưa đồng bộ với quy định thu mua, trưng dụng tài sản, trong khi Điều 195 của dự thảo Luật này không quy định quyền sửa đổi bổ sung việc trưng mua, trưng dụng tài sản nên đề nghị điều chỉnh cho thống nhất…

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Tổ về: Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

NGỌC HÂN

Lượt người xem:  Views:   338
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by