Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 5, Ngày 25/05/2023, 15:25
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tham gia thảo luận tổ sáng ngày 25/5
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/05/2023 | Hải Lam

​(TUAG)- Theo Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở tổ đầu tiên trong chương trình Kỳ họp về các nội dung:

Sang-25-5-to-1.jpg

Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Sang-25-5-to-3.jpg

Tham gia thảo luận tại tổ, đại biểu Trình Lam Sinh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, đồng chí cho rằng mức độ tăng trưởng của năm 2022 đạt rất tốt tuy nhiên sang những tháng đầu năm, nhất là quý I/2023 là rất thấp, điều đó cho thấy tình hình kinh tế - xã hội hiện nay thật sự khó khăn, nguyên nhân do tình hình thế giới và những biến động phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trên cơ sở đó, đồng chí đề xuất: Chính phủ cần có những cuộc họp để phân tích, đánh giá nguyên nhân vì sao tăng trưởng kinh tế - xã hội những tháng đầu năm thấp, trong đó phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, dự báo tình hình và đề ra giải pháp khắc phục để tiếp tục phát triển, đạt chỉ tiêu đề ra.

Đồng chí cũng dẫn chứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội An Giang hiện đang rất khó khăn, các nhà máy chế biến thủy hải sản hiện nay chỉ hoạt động được khoảng 15 ngày trong 1 tháng, thậm chí có những công ty lớn, một trong những công ty hàng đầu về chế biến thủy, hải sản tại An Giang buộc phải thu hẹp phạm vi sản xuất, người lao động chỉ còn làm việc từ 5 đến 6 ngày trong một tháng và thu nhập rất thấp. Chính vì vậy trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng người lao động không có việc làm, thiếu việc làm, bên cạnh phải thu nhận các lao động thất nghiệp ở các đô thị công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, từ đó mang đến những hệ lụy, trong đó đáng quan tâm là tệ nạn xã hội có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa.

Thứ hai, đồng chí bày tỏ lo lắng về gói tín dụng hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội, theo nắm tình hình vấn đề tiếp cận nguồn này rất khó khăn, rồi vấn đề bóc tách trong gói hỗ trợ đầu tư càng khó khăn, xa hơn là vấn đề sau này kiểm toán, kiểm tra, thanh tra sẽ bọc lộ những vấn đề hạn chế về mặt thủ tục, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đối với gói 120 ngàn tỷ để hỗ trợ về xây dựng nhà ở xã hội, Chính phủ cần đánh giá sâu sắc nguyên nhân vì sao chúng ta đưa ra gói tín dụng hấp dẫn như vậy mà doanh nghiệp lại không tham gia, rồi phải dự báo, đánh giá vấn đề giải ngân khi gói hỗ trợ chỉ trong 5 năm, để làm sao khi gói tín dụng đưa ra phải giúp ích được nền kinh tế và an sinh xã hội.

Thứ ba, đồng chí đề nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn trong giải ngân các công trình, dự án lớn. Vì hiện nay bức tranh chung cho thấy tiến độ thực hiện các công trình, dự án rất chậm.

Thứ tư, đồng chí cũng quan tâm đến chỉ tiêu phát triển dịch vụ, hiện nay tình hình kinh tế có tăng trưởng nhưng chỉ tăng trưởng ở chỉ tiêu xuất khẩu, chỉ tiêu dịch vụ thì giảm sút, Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để khu vực dịch vụ có mức độ tăng trưởng tương xứng. Đồng chí đề nghị Chính phủ xem xét hạ mức lãi xuất điều hành, vấn đề này vừa hỗ trợ cho sản xuất, cho doanh nghiệp và ổn định mức độ tăng trưởng.

Sang-25-5-to-4.jpg

Cùng tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Chau Chắc - thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, phát biểu liên quan đến nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua tiến độ triển khai ở một số địa phương khá tốt, nhưng cũng có một số địa phương thực hiện khá chậm, đồng chí đề nghị Chính phủ cần có giải pháp tập trung điều hành quyết liệt hơn nội dung này.

Sang-25-5-to-5.jpg

Tham gia phát biểu, đại biểu Hoàng Hữu Chiến - thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, phản ánh đề xuất của cư tri đề nghị Chính phủ đôn đốc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Nghị quyết 23 về phát triển kinh tế biên giới đất liền. Bên cạnh, đồng chí đề nghị Chính phủ quan tâm giải quyết khó khăn cho ngành Thủy sản, nhất là khó khăn của ngư dân, quan tâm các chương trình biên giới, hải đảo, chỉ đạo triển khai nhanh, hiệu quả để đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào vùng biên giới.

Song song đó, đồng chí đề nghị bổ sung thêm số liệu về phòng, chống tội phạm của các lực lượng khác có liên quan, điển hình là công tác phòng, chống tội phạm ở biên giới của lực lượng biên phòng.

Sang-25-5-to-2.jpg

Đại biểu Đôn Tuấn Phong - thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu liên quan đến nội dung tiết kiệm, chống lãng phí, đồng chí đồng ý với đánh giá phân bổ vốn và giải ngân chậm, mặc dù Chính phủ đã rất quan tâm và đôn đốc quyết liệt. Đồng chí đề nghị ngoài việc đôn đốc cần nhiều sự quan tâm cải tiến liên quan đến các thủ tục đầu tư công, khi chúng ta có quy trình phù hợp mới đảm bảo hiệu quả từ khâu lập kế hoạch cho đến triển khai, giám sát, đánh giá. Kế đến đồng chí nêu sự quan tâm liên quan đến công tác phê duyệt quy hoạch vùng, địa phương còn chậm, đặt biệt là các dự án liên quan đến đất đai, đây cũng là một trong nguyên nhân chính của sự lãng phí. Đồng chí cũng bày tỏ lo lắng đối với tài nguyên đất đai trong các dự án treo, đề nghị trong các báo cáo thẩm tra cần làm rõ hơn, nhất là các “đại dự án”.

Vấn đề tiếp theo, đồng chí nhắc lại chủ trương sáp nhập một số địa phương, nhất là cấp huyện, cấp xã, mặt mạnh đã nhìn thấy rõ, đồng chí nhấn mạnh cần quan tâm những bất cập song song sau khi sáp nhập, như các công sở, trường học, cơ sở y tế... việc bán đấu giá những trụ sở bỏ hoang còn gặp khó khăn dẫn đến lãng phí. Chính phủ cần khảo sát thống kê lãng phí là bao nhiêu, và vấn đề quan trọng hơn là quan tâm tính toán chi phí xã hội của người dân sau khi sáp nhập, ví dụ phải đi quãng đường xa hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   381
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by