Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Quốc tế
Thứ 4, Ngày 02/08/2023, 11:00
Hiệp định về Biển cả - Văn kiện thứ 3 thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/08/2023 | H.T

(TUAG)- Vừa qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ngoài vùng tài phán quốc gia (Hiệp định về Biển cả). Văn kiện này góp phần quan trọng trong việc củng cố hệ thống các văn kiện dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) trong quản trị các vùng biển và đại dương, đảm bảo sự phát triển bền vững cho tất cả các quốc gia.

Đây là văn kiện thứ 3 thực thi UNCLOS, sau văn kiện về đàn cá di cư và văn kiện nhằm thực thi Phần XI của Công ước. Hiệp định gồm 17 Chương, 76 Điều, 2 Phụ lục với nội dung chính xoay quanh một số vấn đề gồm: (i) Chia sẻ lợi ích nguồn gien biển; (ii) Thiết lập vùng bảo tồn biển; (iii) Đánh giá tác động môi trường; (iv) Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; (v) Vấn đề chung như cơ chế ra quyết định của Hội nghị các quốc gia thành viên, thành lập, vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính...

thong-qua-hiep-uoc.jpeg

Toàn cảnh phiên họp liên Chính phủ nhằm phê chuẩn hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) ngày 19-6-2023. Ảnh: THX/TTXVN

Hiệp định về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định về Biển cả), ghi nhận nguyên tắc nền tảng về việc nguồn gien biển là di sản chung của nhân loại, là cơ sở để mọi lợi ích thu được từ nguồn gien biển cần được chia sẻ công bằng với tất cả các quốc gia. Đáng chú ý, lần đầu tiên “thông tin chuỗi số hóa về nguồn gien”, được coi là một “tài sản số” gắn liền với nguồn gien biển và lợi ích liên quan có thể được chia sẻ cho toàn thể nhân loại theo một cơ chế được Hiệp định xác định. Trong bối cảnh khả năng tiếp cận, khai thác tài nguyên gien biển giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển còn cách biệt, văn kiện này đánh dấu sự thỏa hiệp giữa các nhóm nước có lợi ích khác nhau trong việc thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gien biển ngoài vùng tài phán quốc gia, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, đồng thời bảo đảm công bằng trong chia sẻ lợi ích từ việc khai thác và sử dụng bền vững nguồn gien biển phong phú. Các nước thành viên UNCLOS đánh giá việc thông qua văn bản của Hiệp định là một “chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và của những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại các xu hướng hủy diệt đại dương”.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn đàm phán, khẳng định Hiệp định thể hiện sự cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc đạt được một văn kiện nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia. Hiệp định này sẽ củng cố hơn nữa Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), là khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển; tăng cường chủ nghĩa đa phương. Đồng thời, là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế, góp phần thực hiện Thập kỷ Liên hợp quốc về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững, thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững./.

P.V

Lượt người xem:  Views:   331
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by