Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 2, Ngày 26/06/2023, 17:05
An Giang phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/06/2023 | Hạnh Châu

(TUAG)- Toàn tỉnh An Giang hiện có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh công nhận. Trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống với 3.706 hộ sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm cho 12.266 lao động, thu nhập bình quân từ 0,9 - 8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2022, doanh thu các làng nghề đạt 168 tỷ đồng. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đã tạo ra sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

AG-phattrien-nghe-23-1.jpg

Phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn

Phát triển ổn định

Phần lớn các làng nghề hoạt động sản xuất quanh năm, một số ít làng nghề sản xuất mang tính thời vụ như: Lợp lươn Cần Đăng, lợp cua Mỹ Đức..., thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu là trong nước. Hiện nay, một số cơ sở tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm như: Đường thốt nốt, rèn, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

Bên cạnh đó, 4 lĩnh vực ngành nghề nông thôn: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, cơ khí nhỏ; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn cũng đạt nhiều kết quả. Năm 2022, doanh thu của các cơ sở ngành nghề nông thôn đạt 810 tỷ đồng (năm 2021 là 690 tỷ đồng), gồm 6 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã và 2.801 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho 9.110 lao động; thu nhập bình quân từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Tham gia sản xuất tại các cơ sở đa số là lao động tại địa phương, sản xuất chủ yếu bằng thủ công. Một số ít cơ sở có áp dụng cơ giới hóa, trang thiết bị vào sản xuất; thị trường tiêu thụ   trong và ngoài tỉnh.

Điển hình như làng nghề mộc chợ Thủ ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, được mệnh danh "đệ nhất làng mộc" bởi có nhiều nghệ nhân với kỹ thuật điêu khắc tinh xảo. Ông Trần Minh Đoàn, đại diện làng nghề cho biết: "Năm 2006 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận với hơn 1.000 cơ sở, khoảng 2.000 thợ. Từ cái nôi này nghề mộc phát triển ra 4 xã lân cận của huyện Chợ Mới, với hơn 1.700 hộ, gần 3.000 lao động". Những người theo nghề hơn 40-50 năm chia sẻ, người nếu có đôi tay khéo léo sẽ học và làm chạm trổ, còn không sẽ làm thợ mộc, làm ra những vật dụng sinh hoạt thường ngày. Hàng chục công đoạn được các gia đình chia nhau làm, thu nhập ổn định khá cao. Hiện, nghề mộc được máy móc hỗ trợ rất nhiều nhất là các kỹ thuật khắc CNC (khắc máy) từ 3D đến 4D. Vì thế, sản phẩm của làng nghề Chợ Thủ có độ tinh xảo pha lẫn nét mộc và truyền thống, không lạm dụng khắc máy như các nơi. 

AG-phattrien-nghe-23-2.jpg

Làng nghề đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Các lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề được duy trì hoạt động ổn định và có sự phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. 19/29 làng nghề đã thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường, 12/29 làng nghề đã đưa nội dung bảo vệ môi trường làng nghề vào hương ước, quy ước của địa phương. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường tại các làng nghề đã được đảm bảo thu gom, quản lý, xử lý tốt. Công tác xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu bước đầu đã được một số cơ sở làng nghề quan tâm, chú trọng thực hiện như: Sản phẩm tơ lụa Tân Châu, sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, sản phẩm tinh dầu chúc Yến Hương...

Một số cơ sở đã mạnh dạn đầu tư máy móc, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường như chế biến các sản phẩm từ thủy sản: Khô, mắm, nước mắm, bún, rượu... đã quan tâm đến việc xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, tiến tới mạnh dạn tham gia sản phẩm OCOP nhằm tăng khả năng cạnh tranh thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu đã được một số cơ sở làng nghề quan tâm; hoạt động truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề ngày càng được liên kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Sự phát triển của du lịch làng nghề là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được thực hiện thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo tập huấn; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại cũng góp phần duy trì và phát triển làng nghề tại địa phương.

Vẫn còn hạn chế

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận ngành nghề nông thôn phát triển còn chậm, mang tính tự phát và quy mô nhỏ lẻ. Đa phần còn sử dụng công nghệ trang thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao và kém sức cạnh tranh, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch chưa nhiều. Việc tiếp cận các nguồn vốn còn hạn chế, khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; lao động có tay nghề còn thiếu; một số nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một như: Đan đát, rèn.... Cơ sở hạ tầng trong các làng nghề còn hạn chế; trong 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, còn nhiều làng nghề chưa được đầu tư hạ tầng về bảo vệ môi trường; việc tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể còn chậm...

AG-phattrien-nghe-23-3.jpg

Quảng bá sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn

Giải pháp khắc phục

Để duy trì sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Tỉnh sẽ khôi phục, phát triển, công nhận ít nhất 1 làng nghề, làng nghề truyền thống; thực hiện tốt các dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực. Hỗ trợ cơ sở ngành nghề, làng nghề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại... Hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm đối với ngành nghề nông thôn, làng nghề phù hợp với thị trường tiêu thụ gắn với phát triển du lịch.

Cùng với đó, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất. Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển thêm nghề mới, để đa dạng hóa sản phẩm.   

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   1819
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by