Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 6, Ngày 10/03/2023, 08:00
Thủ tướng Chính phủ chủ trì triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về ngoại giao kinh tế
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/03/2023 | Hạnh Châu

​(TUAG)- Tối 9/3, Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế năm 2023, thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030.

 Hop-ngoaigiao-kinhte23-2.jpg

Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình và Giám đốc Sở Ngoại vụ An Giang Huỳnh Công Huấn chủ trì điểm cầu An Giang.

 Hop-ngoaigiao-kinhte23-1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình và Giám đốc Sở Ngoại vụ An Giang Huỳnh Công Huấn chủ trì điểm cầu An Giang

Tại hội nghị, Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học-Công nghệ, các Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Bỉ - EU, Ả Rập, cùng đại diện các tỉnh, thành phố và Chủ tịch các Hiệp hội Doanh nghiệp đã phát biểu, chia sẻ nhiều thông tin, giải pháp nhằm thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong thời gian tới. Các ý kiến nhấn mạnh, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế.

 Hop-ngoaigiao-kinhte23-3.jpg

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Hội nghị này được tổ chức sau gần 2 tháng kể từ Hội nghị triển khai công tác của ngành Ngoại giao, trong bối cảnh tình hình đã có những thay đổi. Chính phủ đã kịp thời ban hành Chương trình hành động trên cơ sở bám sát Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và diễn biến tình hình trong nước, thế giới, khẩn trương triển khai Chỉ thị 15 theo tinh thần "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng đánh giá thời gian vừa qua, với tinh thần làm việc khẩn trương, chủ động, quyết liệt, ngành ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương đã triển khai kịp thời các nhiệm vụ đối ngoại nói chung, công tác ngoại giao kinh tế nói riêng, đóng góp cho đất nước theo hướng phục hồi nhanh và phát triển bền vững, đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Thủ tướng nhấn mạnh: Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế. Đây là lĩnh vực rộng, đan xen nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội. Do đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, thảo luận, đánh giá sát và kiến nghị các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá sâu tình hình, nhận định thời cơ và thách thức, đặc biệt những cơ hội Việt Nam cần tranh thủ, tận dụng, đề xuất các biện pháp, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm… để cụ thể hóa, triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ.

 Hop-ngoaigiao-kinhte23-4.jpg

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nhà ngoại giao, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện và tham tán thương mại ở nước ngoài, trong triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế, trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến chóng, phức tạp, khó lường, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Thủ tướng đề nghị, cần tiếp tục phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre" theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bám sát, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, giữ vững bản lĩnh, nguyên tắc nhưng chủ động, linh hoạt, mềm dẻo. Trong bối cảnh thời gian, nguồn lực có hạn, công việc nhiều, yêu cầu cao, suy nghĩ phải kỹ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, "đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả", góp phần thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng), đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng…

Báo cáo trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế năm 2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 đã bám sát các trọng tâm điều hành của Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu 6 trọng tâm cho công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2023, gồm: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ; xác định hợp tác kinh tế là trọng tâm trong các hoạt động của lãnh đạo cấp cao; đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học-công nghệ... với tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập và liên kết quốc tế; chú trọng tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu và đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh sáng tạo, nâng cao hiệu quả để tạo chuyển biến thực chất trong triển khai ngoại giao kinh tế. 

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá thời gian vừa qua, với tinh thần làm việc khẩn trương, chủ động, quyết liệt, ngành ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai kịp thời các nhiệm vụ đối ngoại nói chung, công tác ngoại giao kinh tế nói riêng, đóng góp cho đất nước theo hướng phục hồi nhanh và phát triển bền vững, đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế đối với sự phát triển chung của đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, công tác đối ngoại nói chung, ngoại giao kinh tế nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thực hiện hiệu quả, góp phần quan trọng khẳng định vai trò, vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm ngoại giao kinh tế thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cần chủ động, sáng tạo, nhạy bén, nhất là trong bối cảnh nhiều thách thức nổi lên chưa có tiền lệ; công tác tham mưu phải kịp thời, bám sát gắn với việc cụ thể hóa các trọng tâm điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng hợp tác kinh tế với một số địa bàn chiến lược nhằm tạo sự đột phá trong mở rộng thị trường cũng như gắn kết các đối tác tiềm năng. Trong đó, tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp một số nước đối tác, nhất là vấn đề cấp thị thực cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam; nhạy bén hơn nữa trong nghiên cứu, tham mưu, bảo đảm có chiều sâu, thực chất và đẩy mạnh đổi mới các hoạt động ngoại giao kinh tế…

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   251
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by