Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 3, Ngày 21/02/2023, 16:00
An Giang: Mục tiêu cao, quyết tâm lớn
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/02/2023 | Hạnh Châu

(TUAG)- "Với những thành quả rất phấn khởi trong năm 2022, cộng với tiềm lực và sự quyết tâm cao, năm 2023 An Giang đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP tăng từ 7,0-7,5%. Tổng thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, quy mô nền kinh tế đều phải tăng cao hơn năm 2022. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,2-3,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 11,75- 12,10%; dịch vụ tăng 8,60-9,30%. GRDP bình quân đầu người 60,52-62,03 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư xã hội 35.951 - 37.783 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 1.170 triệu USD"-Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết.

AG-quyettamcao-ptktxh-1.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: "Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã và là năm diễn ra các sự kiện quan trọng của tỉnh: Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh lần thứ 2, khởi công và khánh thành nhiều công trình trọng điểm… Dự báo năm 2023 không phải là năm dễ dàng trong tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, xung đột chính trị tại Châu Âu, các vấn đề về cạnh tranh, khủng hoảng năng lượng, an ninh lương thực, bất ổn về thị trường tài chính sẽ tác động không nhỏ đến các quyết sách điều hành kinh tế của tỉnh. Do đó, quan điểm của An Giang tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi ở mức cao nhất đối với tất cả các lĩnh vực".

Theo đó, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội", tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp yên tâm sinh sống và sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến chuyển biến về chất, tạo ra giá trị thực. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để tạo nền tảng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chủ động hợp tác, liên kết vùng, phát huy thế mạnh của tỉnh. Ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và chế biến. Thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội…

AG-quyettamcao-ptktxh-2.JPG

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các ngành, các cấp chính quyền khẩn trương đề ra nhiệm vụ cụ thể, triển khai công việc trên tinh thần tập trung cao, tăng tốc, quyết liệt, hiệu quả; cần cụ thể hóa các Nghị quyết, chương trình hành động của từng đơn vị; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, nhanh chóng triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để bản Quy hoạch này thực sự trở thành kim chỉ nam, phương hướng, đường lối dẫn dắt nền kinh tế của tỉnh An Giang phát triển trong chặng đường mới.

Tập trung, quyết liệt, hiệu quả

Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh An Giang Phạm Minh Tâm cho biết: Năm 2022, An Giang có 267 doanh nghiệp và 73 đơn vị trực thuộc tái hoạt động. So cùng kỳ năm 2021, số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 20,81% (tăng 46 doanh nghiệp), số đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại tăng 69,76% (tăng 30 đơn vị trực thuộc). Có 879 doanh nghiệp và 908 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động mới, tổng số vốn đăng ký 7.683 tỷ đồng. So cùng kỳ, số doanh nghiệp đăng ký tăng 47,23% (tương đương 282 doanh nghiệp). Đến nay, toàn tỉnh có 7.216 doanh nghiệp và 4.089 đơn vị trực thuộc đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 80.679 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2022, tỉnh tiếp nhận 69 dự án đầu tư đăng ký mới; đã phê duyệt 11 dự án với tổng vốn đầu tư 1.660 tỷ đồng, chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 1 dự án với tổng vốn 14.096 tỷ đồng… Có 2 dự án trực tiếp nước ngoài đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 22,7 triệu USD, nâng đến nay tỉnh có 40 dự án trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 304 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng trưởng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 1.158,6 triệu USD, tăng 1,45% so cùng kỳ.

 AG-quyettamcao-ptktxh-3.JPG

An Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh

Với đà tăng trưởng đó, năm 2023, An Giang tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân. Quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu bền vững. Tỉnh phấn đấu mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công. Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn để xúc tiến mời gọi và thu hút đầu tư những dự án trọng điểm (dự kiến tổ chức vào tháng 8/2023). Tập trung thực hiện hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 1, chuẩn bị khởi công dự án Tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng (dự kiến ngày 30/6/2023). Đồng thời, tập trung triển khai toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng để các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng đồng hành, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Khai thác lợi thế tiềm năng, tỉnh sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; củng cố và phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị phần tiêu thụ nội địa, phát triển hệ thống logistics, thương mại biên giới...

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các ngành, các cấp, địa phương tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và tinh giảm biên chế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Năm 2022, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, kinh tế -xã hội An Giang đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, có 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra (7 chỉ tiêu vượt và 8 chỉ tiêu đạt). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,87%, vượt kế hoạch tỉnh đề ra (5,20%). GRDP bình quân đầu người đạt 53,907 triệu đồng/năm (tương đương 2.278 USD); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,3% so cùng kỳ. An Giang đón hơn 7,5 triệu lượt khách tham quan du lịch; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.158,6 triệu USD, tăng 1,45% so cùng kỳ; thu ngân sách nhà nước 7.400 tỷ đồng, đạt 119,68% kế hoạch. Đời sống nhân dân được cải thiện; quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đảm bảo.


HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   443
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by