Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Thứ 4, Ngày 19/04/2023, 07:00
Khắc phục biểu hiện nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý trong sinh hoạt chi bộ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/04/2023 | AG3567

(TUAG)- Thời gian qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần các nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp nghiêm túc triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo bước chuyển mới, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, một thực tế đáng quan tâm đó là tình trạng ngại phê bình, "ngại nói thật" trong sinh hoạt chi bộ và cả sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ vẫn còn diễn ra.

chi-bo-la-gi.png

Nghị quyết Trung ương 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ đã thẳng thắn chỉ  rõ những hạn chế, khuyết điểm trong thời gian qua như: tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao. Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước… Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của Nhân dân.

Ở An Giang, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ", Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về "Nội dung sinh hoạt chi bộ" và Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên", chất lượng sinh hoạt chi bộ trong toàn tỉnh đã được nâng lên rõ rệt, đi vào nền nếp. Qua đó, tác động tích cực xây dựng chi bộ thật sự là hạt nhân lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Hầu hết các buổi sinh hoạt chi bộ cơ bản đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, giữ vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật của đảng viên. Dân chủ trong sinh hoạt chi bộ thực sự mở rộng, nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên; tinh thần tự phê bình và phê bình được đề cao, bảo vệ những đảng viên thẳng thắn đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và tình đồng chí trong đảng. Trong đó đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ để mọi người noi theo.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ theo các chủ trương, hướng dẫn của của Trung ương, của Tỉnh ủy ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương từng lúc, từng nơi chưa thực hiện nghiêm túc; một bộ phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm, dĩ hoà vi quý, ý thức tổ chức kỷ luật và đấu tranh tự phê bình, phê bình chưa cao, không dám đấu tranh với những hành vi sai trái, vi phạm của đồng chí, đồng nghiệp mình.

Để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, khắc phục tình trạng dĩ hòa vi quý, những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng. Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương đã yêu cầu cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải "Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm". Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã đề ra nhiệm vụ thời gian tới là phải tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là cấp uỷ, thường vụ cấp uỷ, đề cao và thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, "dĩ hoà vi quý". Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 cũng xác định rõ một trong những điều đảng viên không được làm là: Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng… Quy định số 96-QĐ/TW, ngày 02/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị; trong các tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm, quy định nêu cụ thể về việc đánh giá "ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình",...

Ngày 09/12/2022, phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: "Mọi thái độ nể nang, né tránh, hữu khuynh, "ngậm miệng ăn tiền" hoặc cực đoan, muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, đều là không đúng".

Để chủ trương, nghị quyết, kết luận, quy định của Đảng đi vào cuộc sống điều quan trọng là mỗi tổ chức đảng, đảng viên phải luôn nhận thức sâu sắc và hành động nhất quán theo Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, đặc biệt tuân thủ nghiêm các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, trong đó có nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Phải sớm khắc phục bằng được tình trạng dĩ hòa vi quý, né tránh đấu tranh, ngại va chạm hoặc đoàn kết xuôi chiều trong sinh hoạt đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần quan tâm đến tập thể, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe ý kiến, tôn trọng đồng chí, đồng nghiệp.

Một điều vô cùng quan trọng nữa đó là vai trò gương mẫu về mọi mặt của người đứng đầu. Thủ trưởng phải thật sự tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, sai trái; công tâm, công bằng, thật sự là trung tâm, hạt nhân đoàn kết; trọng dụng người tài, biết trân trọng, lắng nghe các ý kiến đóng góp, thậm chí là các ý kiến khác biệt. Có như vậy mới khắc phục triệt để được căn bệnh nể nang, ngại va chạm, nâng cao tính đảng, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh./.

Trường Giang

Lượt người xem:  Views:   2356
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by